phương
fāng ㄈㄤ

phương

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thơm ngát

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mùi thơm của cỏ hoa. ◇ Vũ Đế : "Lan hữu tú hề cúc hữu phương, hoài giai nhân hề bất năng vong" , (Thu phong từ ) Lan có hoa hề cúc có hương, mong nhớ người đẹp hề làm sao quên được.
2. (Danh) Cỏ thơm, cỏ hoa. ◇ Bạch Cư Dị : "Viễn phương xâm cổ đạo, Tình thúy liên hoang thành" , (Phú đắc cổ nguyên thảo tống biệt ) Hoa cỏ xa lấn đường xưa, Màu xanh biếc trong sáng liền tiếp thành hoang.
3. (Danh) Tỉ dụ đức hạnh, danh dự, tiếng tốt. ◎ Như: "lưu phương bách thế" để tiếng thơm trăm đời.
4. (Tính) Tiếng kính xưng người khác. ◎ Như: "phương danh" quý danh.
5. (Tính) Tốt, đẹp. ◎ Như: "phương tư" 姿 dáng dấp xinh đẹp.

Từ điển Thiều Chửu

① Cỏ thơm. Như phương thảo cỏ thơm. Nó rộng ra thì vật gì mùi thơm đều gọi là phương. Như phương danh tiếng thơm.
② Ðức hạnh danh dự lưu truyền lại cũng gọi là phương. Như lưu phương bách thế để tiếng thơm trăm đời.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cỏ thơm, thơm: Cỏ thơm;
② Tiếng thơm (những điều tốt đẹp như đức hạnh, danh tiếng): Phương danh, tiếng thơm; Để tiếng thơm muôn đời;
③ [Fang] (Họ) Phương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cỏ thơm — Thơm tho — Phương cảo 稿: pho sách thơm tức là pho sách hay. » Kiểu thơm lần giở trước đèn « ( Kiều ) — Tiếng thơm. Hát nói của Nguyễn Công Trứ có câu: » Làm sao cho bách thế lưu phương, trước là sĩ sau là khanh tướng « ( Lưu phương là để lại tiếng thơm cho đời sau ).

Từ ghép 20

Từ điển trích dẫn

1. Không dùng chiến tranh mà lấy mưu kế khiến cho toàn thể quân địch hàng phục. ◇ Tôn Tử : "Phàm dụng binh chi pháp, (...) toàn quân vi thượng, phá quân thứ chi" , (...) , (Mưu công ) Trong phép dùng binh, (...) không dùng chiến tranh mà lấy mưu kế khiến cho toàn thể quân địch hàng phục, đó là thượng sách, đánh bại quân địch chỉ là sách lược thứ yếu.
2. Bảo toàn thực lực của quân đội. ◇ Nam sử : "Đạo Tế tuy bất khắc định Hà Nam, toàn quân nhi phản, hùng danh đại chấn" , , (Đàn Đạo Tế truyện ) Đạo Tế tuy không yên định được khu vực phía nam Hoàng Hà, nhưng đã bảo toàn thực lực của quân đội trở về, danh tiếng anh hùng vang dội.
3. Toàn thể quân đội, tam quân. ◇ Giả Đảo : "Tố lưu tùy đại bái, Đăng ngạn kiến toàn quân" , (Tặng Lí Kim Châu ) Ngược dòng theo cờ xí, Lên bờ thấy ba quân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hết thảy lính tráng trong nước.
mão, mẹo
mǎo ㄇㄠˇ

mão

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

Mão (ngôi thứ 4 hàng Chi)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chi "Mão", chi thứ tư trong mười hai "địa chi" .
2. (Danh) Từ năm giờ sáng đến bảy giờ sáng là giờ "Mão".
3. (Danh) Lệ các quan làm việc từ gìờ "Mão", cho nên điểm tên gọi là "điểm mão" , xưng đến tên dạ lên gọi là "ứng mão" , sổ sách gọi là "mão bạ" 簿, lập ra kì hẹn để thu tiền lương và so sánh nhiều ít gọi là "tỉ mão" . ◇ Tây du kí 西: "Mỗi niên hiến cống, tứ thì điểm mão" , (Đệ tam hồi) Mỗi năm cống hiến, bốn mùa điểm danh.
4. (Danh) "Mão nhãn" lỗ mộng, ngàm. § Cũng gọi là "duẩn nhãn" , "chuẩn nhãn" .

Từ điển Thiều Chửu

① Chi mão. Chi thứ tư trong 12 chi. Từ năm giờ sáng đến bảy giờ sáng là giờ mão.
② Lệ các quan làm việc từ gìờ mão, cho nên điểm tên gọi là điểm mão , xưng đến tên dạ lên gọi là ứng mão , sổ sách gọi là mão bạ 簿. Lập ra kì hẹn để thu tiền lương và so sánh nhiều ít gọi là tỉ mão .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chi thứ tư trong 12 chi;
② Lỗ mộng;
③ [Măo] (Họ) Mão.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vị thứ tư trong Thập nhị chi — Tên giờ, tức giờ Mão, khoảng từ 5 giờ tới 7 giờ sáng ngày nay — Kì hạn.

Từ ghép 4

mẹo

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chi "Mão", chi thứ tư trong mười hai "địa chi" .
2. (Danh) Từ năm giờ sáng đến bảy giờ sáng là giờ "Mão".
3. (Danh) Lệ các quan làm việc từ gìờ "Mão", cho nên điểm tên gọi là "điểm mão" , xưng đến tên dạ lên gọi là "ứng mão" , sổ sách gọi là "mão bạ" 簿, lập ra kì hẹn để thu tiền lương và so sánh nhiều ít gọi là "tỉ mão" . ◇ Tây du kí 西: "Mỗi niên hiến cống, tứ thì điểm mão" , (Đệ tam hồi) Mỗi năm cống hiến, bốn mùa điểm danh.
4. (Danh) "Mão nhãn" lỗ mộng, ngàm. § Cũng gọi là "duẩn nhãn" , "chuẩn nhãn" .
quyết
jué ㄐㄩㄝˊ

quyết

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: kỷ quyết )

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) § Xem "kỉ quyết" .

Từ điển Thiều Chửu

① Kỉ quyết con dao khoằm, thứ dao dùng để chạm trổ, vì thế nên khắc bản in sách cũng gọi là kỉ quyết. Xem chữ kỉ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem [jijué].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con dao mũi khoăm, dùng để chạm trổ — Khắc vào Chạm trổ.

Từ ghép 2

đạp
dá ㄉㄚˊ, tà ㄊㄚˋ

đạp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chồng chất
2. nhiều

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tương hợp. ◇ Dương Hùng : "Thiên dữ địa đạp" (Vũ liệp phú ) Trời đất tương hợp.
2. (Danh) Lượng từ: chồng, xấp, đống, thếp. ◎ Như: "nhất đạp tín chỉ" một xấp giấy viết thư, "nhất đạp thư" một chồng sách.
3. (Tính) Tham lam. ◇ Quốc ngữ : "Kì dân đạp tham nhi nhẫn" (Trịnh ngữ ) Dân ấy tham lam mà tàn nhẫn.
4. (Phó) Tấp nập, nườm nượp, dồn dập. ◎ Như: "vãng lai tạp đạp" đi lại tấp nập, "phân chí đạp lai" đến đông nườm nượp.

Từ điển Thiều Chửu

① Chồng chất.
② Nhiều, người đi lại nhiều gọi là vãng lai tạp đạp .
③ Tham.
④ Hợp.
⑤ Ðạp đạp trễ nải, lảm nhảm (nhiều lời).

Từ điển Trần Văn Chánh

(loại) Xấp, tập, thếp, chồng: Một xấp (thếp) giấy viết thư; Một tập báo; Một chồng sách. Xem [tà].

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Nườm nượp, tấp nập, tới tấp: Đến nườm nượp; Đi lại tấp nập; Điềm lành đến tới tấp (Thanh sương tạp kí);
② Loạn xạ;
③ Tham;
④ Hợp. Xem [dá].

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) 【】tạp đạp [zátà] a. Nhiều; b. Lẫn lộn;
② Kịp.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhiều, chồng chất. Chẳng hạn Đáp tạp ( đông đúc lẫn lộn ).

Từ ghép 4

súc, xúc
chù ㄔㄨˋ

súc

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

Bước ngắn (bằng chân bên phải). Xem [chìchù].

Từ ghép 1

xúc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bước chân phải

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngừng bước.
2. (Động) Đi tới bước ngắn.
3. (Danh) Bước bên phải. § Chân trái bước đi gọi là "xích" , chân phải bước đi gọi là "xúc" , hai chữ hợp lại thành chữ "hành" nghĩa là đi.

Từ điển Thiều Chửu

① Bước ngắn, chân trái bước đi gọi là xích , chân phải bước đi gọi là xúc , hai chữ hợp lại thành chữ hành là đi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngừng lại. Không bước tới nữa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một bộ sử của Lê Quý Đôn, học giả đời Lê, bài tựa viết năm 1789, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 10 đời Lê Hiển Tông. Sách gồm phần Đế kỉ chép công nghiệp các vua, phần Nghệ văn chí chép sinh hoạt trước tác văn chương, và phần Liệt truyện, chép tiểu sử các danh nhân. Bộ này đã mất mát nhiều.
long
lōng ㄌㄨㄥ, lóng ㄌㄨㄥˊ

long

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. long trọng
2. hưng thịnh

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đầy, nhiều, dày. ◎ Như: "long trọng" trọng thể, "đức long vọng trọng" đức dày giá trọng.
2. (Tính) Hưng thịnh, hưng khởi. ◎ Như: "hưng long" , "long thịnh" .
3. (Tính) Sâu, thắm thiết. ◎ Như: "long tình hậu nghị" tình nghĩa thắm thiết.
4. (Tính, phó) Cao, gồ lên. ◎ Như: "long khởi" nhô lên, "long chuẩn" sống mũi cao.
5. (Động) Làm cho cao thêm. ◎ Như: "long tị" sửa mũi cho cao lên. ◇ Chiến quốc sách : "Tuy long Tiết chi thành đáo ư thiên, do chi vô ích dã" , (Tề sách nhất ) Tuy có nâng cao thành Tiết tới đụng trời, cũng vô ích.
6. (Động) Tôn sùng. ◎ Như: "long sư" tôn kính thầy.
7. (Danh) Họ "Long".

Từ điển Thiều Chửu

① Ðầy ùn, đầy tù ụ, đầy đặn lại lớn lao. Vì thế nên cái gì lồi lên trội lên gọi là long khởi .
② Thịnh, dày. Như đức long vọng trọng đức thịnh giá trọng.
③ Hậu. Như chí nghị long tình nghĩa thiết tình hậu.
④ Long long ù ù, tiếng sấm động.
⑤ Tôn quý, cao nhất.
⑥ Lớn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trọng thể, trọng hậu: Long trọng;
② Hưng thịnh: Hưng thịnh; Thịnh vượng;
③ Sâu, hậu, thắm thiết: Tình nghĩa thắm thiết, nghĩa thiết tình hậu;
④ Gồ lên, lồi lên, u lên: Trán anh ấy va u lên một cục to;
⑤ (văn) Cao quý, tôn quý, nổi tiếng, vẻ vang;
⑥ (văn) Lớn;
⑦【】long long [lóng lóng] (thanh) Ầm ầm: Sấm sét ầm ầm;
⑧[Lóng] (Họ) Long.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tốt đẹp. Hưng thịnh — Phong phú, đầy đặn — To lớn — Ngọn núi nhỏ cao lên.

Từ ghép 11

si
chī ㄔ

si

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ngây ngô, ngớ ngẩn, bị điên
2. si, mê

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Ngu đần, ngớ ngẩn. ◎ Như: "ngu si" dốt nát ngớ ngẩn.
2. (Tính) Mê mẩn, say đắm. ◎ Như: "si tâm" lòng say đắm, "si tình" tình cảm luyến ái đắm say.
3. (Danh) Người say mê, say đắm một thứ gì. ◎ Như: "tửu si" người nghiện rượu, "tình si" người si tình, "thư si" người mê sách.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngu si.
② Tục gọi người điên là si.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đần, ngốc, ngu si, ngu dại: Si ngốc, ngu đần; Đứa trẻ ngu đần;
② Mê mẩn, si: Si tình, yêu mê mẩn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngu đần — Mê mẩn, không biết gì — Hát nói của Nguyên Công Trứ có câu: » Càng tài tình càng ngốc càng si, cái tình là cái chi chi «.

Từ ghép 15

ngu, ngung, ngẫu, ngụ
ǒu ㄛㄨˇ, yú ㄩˊ, yù ㄩˋ

ngu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đất Ngu
2. vùng đất 10 dặm bằng 1 ngu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một giống vượn đuôi dài.
2. (Danh) Khu vực.
3. (Danh) Ban ngày lúc gần trưa.
4. (Danh) Tên núi, ở tỉnh Chiết Giang.
5. (Danh) Chữ dùng đặt tên đất. ◎ Như: "Phiên Ngu" .
6. (Tính) Ngu dốt. § Thông "ngu" .
7. Một âm là "ngẫu". (Danh) Hai, cặp. § Dạng cổ của "ngẫu" .
8. (Danh) Pho tượng.

Từ điển Thiều Chửu

① Tên núi, tên đất.
② Khu, mỗi khu mười dặm là một ngu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Một loài khỉ ghi chép trong sách cổ;
② Khu rộng mười dặm;
③ [Yú] Núi Ngu (ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vùng đất, khu đất — Các âm khác là Ngụ, Ngung.

ngung

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Ngung — Các âm khác là Ngu, Ngụ.

ngẫu

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một giống vượn đuôi dài.
2. (Danh) Khu vực.
3. (Danh) Ban ngày lúc gần trưa.
4. (Danh) Tên núi, ở tỉnh Chiết Giang.
5. (Danh) Chữ dùng đặt tên đất. ◎ Như: "Phiên Ngu" .
6. (Tính) Ngu dốt. § Thông "ngu" .
7. Một âm là "ngẫu". (Danh) Hai, cặp. § Dạng cổ của "ngẫu" .
8. (Danh) Pho tượng.

ngụ

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài khỉ rất lớn, đuôi dài, mắt đỏ — Pho tượng. Dùng như chữ Ngẫu — Các âm khác là Ngu, Ngung.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.