kinh
jīng ㄐㄧㄥ

kinh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. kinh động
2. kinh sợ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lồng lên (ngựa sợ hãi, không điều khiển được nữa). ◎ Như: "mã kinh liễu" ngựa lồng lên.
2. (Động) Sợ, hãi. ◎ Như: "kinh hoảng" hoảng sợ, "kinh phạ" sợ hãi. ◇ Sử Kí : "Chí bái đại tướng, nãi Hàn Tín dã, nhất quân giai kinh" , , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Đến khi phong đại tướng, lại là Hàn Tín, các quân đều giật mình kinh ngạc.
3. (Động) Chấn động, lay động. ◎ Như: "kinh thiên động địa" rung trời chuyển đất, "đả thảo kinh xà" đập cỏ làm cho rắn động, bứt dây động rừng.
4. (Động) Bị xúc động, nhiễu loạn. ◎ Như: "kinh nhiễu" quấy rối. ◇ Đỗ Phủ: "Cảm thì hoa tiễn lệ, Hận biệt điểu kinh tâm" , (Xuân vọng ) Thương cảm thời thế, hoa đẫm lệ, Oán hận biệt li, chim xúc động trong lòng.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngựa sợ hãi.
② Sợ. Phàm cái gì lấy làm sợ đều gọi là kinh.
③ Chứng sài. Trẻ con phải chứng sài sợ giật mình mẩy, co chân co tay trợn mắt uốn lưng đều gọi là kinh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sợ hãi: Sợ hãi;
② Làm sợ, làm giật mình, làm hốt hoảng, làm kinh ngạc, làm kinh động: Đập cỏ làm cho rắn sợ, bứt dây động rừng;
③ Lồng: Ngựa lồng lên;
④ (văn) Ngạc nhiên, kinh ngạc;
⑤ Chứng làm kinh (ở trẻ con).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dáng ngựa sợ hãi — Rất sợ hãi — Bệnh giựt chân tay của trẻ con.

Từ ghép 16

Từ điển trích dẫn

1. Trong thơ văn, hai câu trên dưới, cùng một số chữ, cú pháp tương tự, bằng trắc tương ứng, gọi là "đối ngẫu" . Thí dụ thơ Đỗ Phủ: "Cảm thì hoa tiễn lệ, Hận biệt điểu kinh tâm" , (Xuân vọng ) Thương cảm thời thế, hoa đẫm lệ, Oán hận biệt li, chim kinh sợ trong lòng.
2. Trai gái tương xứng thành cặp gọi là "đối ngẫu" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thành cặp, nói về lời văn có những câu, những đoạn đi với nhau thành từng cặp. Còn gọi là Biền ngẫu.
thống
tòng ㄊㄨㄥˋ

thống

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đau đớn
2. quá mức

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đau, nhức, tức. ◎ Như: "nha thống" răng đau, "đầu thống" đầu nhức.
2. (Động) Đau thương, đau xót, bi thương. ◎ Như: "thống khổ" đau khổ, "bi thống" buồn thương. ◇ Sử Kí : "Quả nhân tư niệm tiên quân chi ý, thường thống ư tâm" , (Tần bổn kỉ ).
3. (Động) Thương xót, thương tiếc, liên ái. ◇ Liêu trai chí dị : "Đường hạ tương ngộ, điến nhiên hàm thế, tự hữu thống tích chi từ, nhi vị khả ngôn dã" , , , (Yên Chi ) Ở dưới công đường gặp nhau, ngại ngùng rớm lệ, tựa hồ muốn tỏ lời thương tiếc mà không nói ra được.
4. (Động) Ghét, giận. ◇ Sử Kí : "Tần phụ huynh oán thử tam nhân, thống nhập cốt tủy" , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Các bậc cha anh nước Tần oán hận ba người này, thù ghét đến tận xương tủy.
5. (Phó) Hết sức, quá lắm, thỏa thích, triệt để. ◎ Như: "thống ẩm" uống quá, uống thỏa thích. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tụ hương trung dũng sĩ, đắc tam bách dư nhân, tựu đào viên trung thống ẩm nhất túy" , , (Đệ nhất hồi ) Tụ họp dũng sĩ trong làng, được hơn ba trăm người, cùng đến vườn đào uống một bữa rượu thỏa thích.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðau đón.
② Ðau xót.
③ Quá lắm, như thống ẩm uống quá.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đau, nhức, tức: Nhức đầu;
② Đau đớn: Đau đớn, đau thương, đau xót;
③ Hết sức, quá lắm, vô cùng, thỏa thích: Chửi thậm tệ; Uống cho thỏa thích.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đau đớn — Khổ sở. Đau lòng.

Từ ghép 20

niệm
niàn ㄋㄧㄢˋ

niệm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mong mỏi, nhớ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nghĩ, nhớ, mong. ◎ Như: "tư niệm" tưởng nhớ, "quải niệm" nhớ nhung canh cánh trong lòng.
2. (Động) Chuyên tâm nghĩ ngợi. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Đãn nhất tâm niệm Phật" (An lạc hạnh phẩm đệ thập tứ ) Chỉ một lòng niệm Phật.
3. (Động) Đọc, tụng. § Thông "niệm" . ◎ Như: "niệm thư" đọc sách, "niệm kinh" đọc kinh. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thuyết trước, tiện phân phó Thái Minh niệm hoa danh sách, án danh nhất cá nhất cá hoán tiến lai khán thị" , 便, (Đệ thập tứ hồi) Nói xong, liền giao cho Thái Minh đọc danh sách, đến tên người nào thì gọi người ấy lên nhận mặt.
4. (Động) Đọc tụng nhỏ tiếng (như nhà sư đọc kinh, đạo sĩ đọc thần chú), lẩm bẩm. ◎ Như: "niệm niệm hữu từ" (1) đọc lầm thầm (đọc kinh, đọc chú), (2) nói lầm bẩm một mình.
5. (Động) Học. ◎ Như: "tha niệm quá trung học" nó đã học hết bậc trung học.
6. (Động) Ghi nhớ, không quên. ◇ Luận Ngữ : "Bá Di, Thúc Tề, bất niệm cựu ác, oán thị dụng hi" , , , (Công Dã Tràng ) Bá Di, Thúc Tề không ghi nhớ điều xấu ác cũ (của người), nên ít oán hận.
7. (Động) Thương, xót. ◇ Lí Hạ : "Giang can ấu khách chân khả niệm" (Miễn ái hành ) Nơi bến sông, khách nhỏ tuổi thật đáng thương.
8. (Danh) Khoảng thời gian rất ngắn. ◎ Như: "nhất niệm khoảnh" một thoáng, một khoảnh khắc, một sát na.
9. (Danh) Hai mươi. § Thông "nhập" 廿. ◎ Như: "niệm ngũ nhật" ngày hai mươi lăm.
10. (Danh) Họ "Niệm".

Từ điển Thiều Chửu

① Nghĩ nhớ.
② Ngâm đọc, như niệm thư đọc sách, niệm kinh niệm kinh, v.v.
③ Hai mươi, như niệm ngũ nhật ngày 25.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhớ, nhớ nhung: Nhớ nhà;
② Suy nghĩ, ngẫm nghĩ, nghĩ ngợi: Trong lòng không có suy nghĩ gì khác;
③ Đọc, học: Xin đọc thư này cho tôi nghe; Đọc kinh, niệm kinh; Cậu ấy từng học ở trường trung học. Cv. ;
④ Hai mươi: Ngày hai mươi lăm;
⑤ [Niàn] (Họ) Niệm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đọc lên. Ngâm lên. Như chữ Niệm — Nhớ tới, nghĩ tới. Td: Kỉ niệm, Tưởng niệm — Số 20. Cũng viết là Niệm 廿. Còn đọc là Trấp.

Từ ghép 22

tranh
zhēng ㄓㄥ

tranh

phồn thể

Từ điển phổ thông

đàn tranh (13 dây)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đàn tranh có mười ba dây. ◇ Tô Huệ : "Tranh huyền vị đoạn tràng tiên đoạn, Oán kết tiên thành khúc vị thành" , (Chức cẩm hồi văn ) Dây đàn chưa đứt, ruột đã đứt trước, Nỗi oán hận đã kết rồi, mà khúc nhạc chưa thành. § Ngô Thế Vinh dịch thơ: Đàn chưa rối ruột đã sầu, Cho nên một khúc cung sau chưa tròn.
2. (Danh) Tục gọi cái diều giấy là "phong tranh" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái đàn tranh có mười ba dây. Tục gọi cái diều giấy là phong tranh .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đàn tranh;
② Xem [fengzheng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loại đàn có 13 dây, ta cũng gọi là đàn Tranh — Cái diều ( thả trên gió ), cũng gọi là Phong tranh.

Từ ghép 1

tốc
sù ㄙㄨˋ

tốc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nhanh chóng
2. tốc độ

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Nhanh, chóng. ◎ Như: "tốc thành" mau xong, "tốc tả" viết nhanh. ◇ Luận Ngữ : "Dục tốc tắc bất đạt, kiến tiểu lợi tắc đại sự bất thành" , (Tử Lộ ) Muốn mau thành thì không đạt mục đích, chỉ nhìn cái lợi nhỏ thì việc lớn không thành.
2. (Động) Mời, yêu thỉnh. ◇ Dịch Kinh : "Hữu bất tốc chi khách tam nhân lai, kính nguyên chung cát" , (Nhu quái ) Có ba người khách không mời mà lại, biết kính trọng họ thì sau được tốt lành. § Nay trong danh thiếp thường viết "thứ tốc" xin thứ đừng để mời lần nữa.
3. (Động) Vời lại, đem lại, dẫn đến. ◇ Quốc ngữ : "Thị chi bất tuất, nhi súc tụ bất yếm, kì tốc oán ư dân đa hĩ" , , (Sở ngữ hạ ) Đó là không xót thương, bóc lột không chán, chỉ dẫn đến nhiều oán hận ở dân thôi.
4. (Danh) Tốc độ. ◎ Như: "quang tốc" tốc độ của ánh sáng.
5. (Danh) Vết chân hươu.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhanh chóng.
② Mời. Như bất tốc chi khách người khách không mời mà đến. Nay trong danh thiếp thường viết thứ tốc xin thứ đừng để mời lần nữa.
③ Tốc độ. Như quang tốc tốc độ ánh sáng.
④ Vết chân hươu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhanh, chóng, mau: Tiến hành nhanh hơn nữa;
② Mời: Khách không mời mà đến;
③ (văn) Vết chân hươu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dấu chân con hươu, nai — Gọi lại. Triệu tới — Mau lẹ. Mau chóng.

Từ ghép 15

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một khúc ngâm của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều, đời Lê Việt Nam, gồm 356 câu, viết theo thể song thất lục bát và bằng chữ Nôm, nội dung nói lên niềm oán hận sầu thương của một cung phi lúc đầu được vua yêu, sau thời bị vua ruồng bỏ. Xem tiểu truyện tác giả ở vần Thiều.
duệ
yè ㄜˋ, yì ㄧˋ

duệ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. kéo, dắt
2. mệt
3. rung

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Kéo, dắt. ◎ Như: "khiên duệ" dẫn dắt, "tha duệ" lôi kéo.
2. (Động) Phiêu diêu. ◇ Nhan Diên Chi : "Âm cốc duệ hàn yên" (Ứng chiếu quan bắc hồ điền thu ) Hang tối khói lạnh phiêu diêu.
3. (Tính) Kiệt lực, mệt, khốn đốn. ◇ Hậu Hán Thư : "Bần nhi bất suy, tiện nhi bất hận, niên tuy bì duệ, do thứ kỉ danh hiền chi phong" , , , (Phùng Diễn truyện ) Nghèo mà không suy bại, hèn mà không oán hận, tuổi tuy mỏi mệt, vẫn còn ít nhiều phong độ của bậc danh hiền.

Từ điển Thiều Chửu

① Xem chữ duệ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dẫn, kéo, lôi;
② (văn) Kiệt lực, mệt. Xem [zhuai], [zhuài].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dẫn đi, kéo đi. Như chữ Duệ — Trì độn, uể oải, mệt nhọc.

Từ ghép 2

Từ điển trích dẫn

1. Quyền lợi của người dân được quy định theo hiến pháp, như những quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại.
2. Quyền do triều đình trao cho. ◇ Ung Đào : "Bạch tu lỗ tướng thoại biên sự, Tự thất công quyền oán ngữ đa" , (Bãi hoàn biên tướng ) Viên tướng tù binh râu trắng nói chuyện chiến tranh ở biên thùy, Đã mất quyền triều đình cấp cho, lời oán hận nhiều.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ chung những điều được hưởng và được hỏi mà quốc gia dành cho mọi người dân.
giới
gài ㄍㄞˋ, jiè ㄐㄧㄝˋ

giới

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. hạt cải
2. nhỏ bé

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Rau cải.
2. (Danh) Hạt cải.
3. (Danh) Cọng cỏ. ◇ Trang Tử : "Phúc bôi thủy ư ao đường chi thượng, tắc giới vi chi chu" , (Tiêu dao du ) Lật chén nước lên chỗ trũng trước sân, thì cọng cỏ làm thuyền trên đó được.
4. (Danh) Tỉ dụ sự vật nhỏ mọn, tầm thường. ◎ Như: "tiêm giới" vật nhỏ mọn, "thảo giới" cỏ rác (phận hèn hạ).
5. (Danh) Tỉ dụ sự vật nhỏ nhặt làm vướng mắc, nghẽn tắc. ◎ Như: "giới đế" sự vật nhỏ làm chướng ngại (ý nói về những sự oán hận, bất mãn, không vui thích, ... chất chứa trong lòng).

Từ điển Thiều Chửu

① Rau cải.
② Hạt cải. Hạt cải nhỏ lắm, nên cái gì nhỏ mọn gọi là tiêm giới .
③ Phận hèn hạ gọi là thảo giới cỏ rác.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rau cải;
② Hạt cải;
③【】thảo giới [căo gài] Trữ [zhù] 【】Vật tầm thường (nhỏ mọn), thân phận hèn hạ (như cỏ rác), chuyện vặt;【】tiêm giới [xiangài] Nhỏ mọn, nhỏ nhặt;
④ 【】giới thái [gàicài] (thực) Cải canh, cải cay. Cg. [gàicài]. Xem [jiè].

Từ điển Trần Văn Chánh

】giới thái [jiècài] Cải canh, cây giới tử. Xem [gài].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây cải.

Từ ghép 6

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.