Từ điển trích dẫn

1. Lo lắng nhọc nhằn. ◇ Thi Kinh : "Kiêu nhân hảo hảo, Lao nhân thảo thảo" , (Tiểu nhã , Hạng bá ) Kẻ kiêu ngạo siểm nịnh thì đắc chí vui thích, Người nhọc nhằn vì bị gièm pha chế giễu thì buồn rầu.
2. Sơ sài, thiếu tế nhị, thô suất. ◇ Vương An Thạch : "Thảo thảo bôi bàn cung tiếu ngữ" (Thị Trường An Quân ) Sơ sài mâm chén thêm lời cười nói.
3. Tươi tốt, rậm rạp (cây cỏ). ◇ Tô Thức : "Quân khán lê dữ hoắc, Sanh ý thường thảo thảo" , (Họa Tử Do kí viên trung thảo mộc ) Em nhìn xem cây lê với cây hoắc, Sức sống thường mạnh mẽ tươi tốt.
4. Nhốn nháo, ồn ào, không yên tĩnh. ◇ Mạnh Vân Khanh : "Thảo thảo lư hạng huyên" (Cổ vãn ca ) Rầm rĩ huyên náo ở cổng ngõ làng.
5. Lời viết cuối thư tỏ ý khiêm cung.

Từ điển trích dẫn

1. Tham dự chiến tranh hoặc chiến đấu. ◎ Như: "Mĩ quốc đích tham chiến đối đệ nhị thứ thế giới đại chiến hữu trọng đại đích ảnh hưởng" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dự vào việc đánh nhau.

lưu liên

phồn thể

Từ điển phổ thông

quyến luyến

Từ điển trích dẫn

1. Bịn rịn, quyến luyến, dùng dằng không đành ra đi. ◇ Sơ khắc phách án kinh kì : "Thê tử kí bất kiến, lưu liên ư thử vô ích" , (Quyển nhị thập thất) Vợ con đã không gặp, quyến luyến ở đây vô ích.
2. Nài giữ ở lại. ◇ Thủy hử truyện : "Thứ nhật, Triệu viên ngoại yếu hồi, cáo từ trưởng lão, lưu liên bất trụ" , , , (Đệ tứ hồi) Hôm sau Triệu viên ngoại muốn ra về, cáo từ trưởng lão, (trưởng lão) nài giữ ở lại nhưng không được.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lính canh gác tại nhà giam. » Kính truyền ngục tốt giao canh « ( Nhị độ mai ).

Từ điển trích dẫn

1. Đón, mời, thỉnh mời. ◇ Sơ khắc phách án kinh kì : "Tự tăng xuất lai nghênh tiếp trước, vấn liễu tính danh, yêu thỉnh cật trà" , , (Quyển nhị tứ).

Từ điển trích dẫn

1. Làm nghiêng đổ thành trì. ◇ Lí Diên Niên : "Bắc phương hữu giai nhân, Tuyệt thế nhi độc lập, Nhất cố khuynh nhân thành, Tái cố khuynh nhân quốc" , , , (Hiếu Vũ Lí phu nhân truyện ) Phương bắc có người đẹp, Trên đời không ai bì kịp mà vẫn đứng một mình, Nhìn qua khiến nghiêng thành của người, Nhìn lại khiến nghiêng nước của người.
2. Ngày xưa hình dung người đàn bà cực kì xinh đẹp. ◇ Tuyên Đỉnh : "Hoa chúc chi hạ, phụ quả diễm lệ khuynh thành" , (Dạ vũ thu đăng lục , Thang văn chánh ) Dưới đèn hoa chúc, người đàn bà thực là cực kì diễm lệ.
3. Hình dung sắc hoa tuyệt đẹp. ◇ Lưu Cơ : "Phù dong diệc hữu khuynh thành sắc, Bất kiến đông phong khước cự sương" , (Tuyệt cú mạn hứng ) Hoa phù dung dù có sắc đẹp tuyệt vời, Không thấy gió xuân khước từ sương.
4. Chỉ mĩ nữ, con gái đẹp. ◇ Tô Thức : "Tuy vô khuynh thành dục, Hạnh miễn vong quốc ô" , (Vịnh ôn tuyền ) Dù không có con gái đẹp tắm, May khỏi vấy ô nhục vì mất nước.
5. Đầy thành, cả thành. Hình dung số người đông đảo. ◇ Nhị khắc phách án kinh kì : "Khuynh thành sĩ nữ thông tiêu xuất du, một ta cấm kị" , (Quyển ngũ) Bao nhiêu là trai gái suốt đêm đi chơi, không có kiêng dè gì cả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Làm nghiêng thành trì. Chỉ sức mạnh của sắc đẹp. Cũng nói: Khuynh thành khuynh quốc ( nghiêng thành nghiêng nước ). Đoạn trường tân thanh có câu: » Là chỉ những thói khuynh thành trêu ngươi « Lí Diên Niên có bài thơ: Bắc phương hữu giai nhân, tứ cố nhi độc lập, nhất cố khuynh nhân thành, tái cố khuynh nhân quốc, ninh bất tri, khuynh thành dự khuynh quốc, giai nhân nan tái đắc » Phương Bắc có người đẹp, trên trời không ai bì kịp mà vẫn đứng một mình. Nhìn qua khiến nghiêng thành của người, nhìn lại khiến nghiêng nước của người. Há chẳng biết nghiêng thành cùng nghiêng nước người đẹp khôngthể nào có lại được « ( Tầm Nguyên tự điển ).

bất chính

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Không ngay thẳng, không đoan chính, nghiêng lệch. ◎ Như: "tâm thuật bất chánh" tâm địa không ngay thẳng.
2. Chính trị hỗn loạn. § Cũng như "vô chánh" .
3. Không chuẩn xác. ◇ Lí Bạch : "Thanh đại họa mi hồng cẩm ngoa, Đạo tự bất chánh kiều xướng ca" , (Thanh san độc chước ) Lông mày kẻ phấn xanh, giày ủng thêu gấm đỏ, Nói chữ không chuẩn nhưng hát rất hay.
4. Không thuần, pha tạp. ◇ Lang Anh : "Dư dĩ nhị tửu tương hòa vị thả bất chánh, kiêm chi thạch hôi khổ liệt, hà hảo chi hữu?" , , ? (Thất tu loại cảo 稿, Biện chứng cửu , Điềm tửu hôi tửu ).
5. Không đánh thuế, không trưng thuế. § Thông "chinh" . ◇ Quản Tử : "Quan cơ nhi bất chinh, thị chánh nhi bất bố" , (Giới ) Kiểm tra các cửa quan nhưng không trưng thuế, thị trường quan lại xét hỏi nhưng không thu tiền.

sám hối

phồn thể

Từ điển phổ thông

sám hối, thú nhận tội

Từ điển trích dẫn

1. (Thuật ngữ Phật giáo) "Sám" là dịch âm tiếng Phạn "kṣama", nghĩa là dung nhẫn. "Sám hối" nghĩa là xin người khác dung nhẫn, tha thứ tội lỗi cho mình. ◇ Bát-nhã dịch : "Nhất giả lễ kính chư Phật; nhị giả xưng tán Như Lai; tam giả quảng tu cúng dường; tứ giả sám hối nghiệp chướng; ngũ giả tùy hỉ công đức; lục giả thỉnh chuyển pháp luân; thất giả thỉnh Phật trụ thế; bát giả thường tùy Phật học; cửu giả hằng thuận chúng sanh; thập giả phổ giai hồi hướng" ; ; ; ; ; ; ; ; ; (Đại phương quảng Phật Hoa Nghiêm kinh , Quyển tứ 0 ○).
2. Hối lỗi, xưng tội (Thiên chúa giáo). ◎ Như: "tha tại thần phụ diện tiền sám hối tòng tiền sở phạm đích thác ngộ" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Buồn giận về tội lỗi của mình và thật lòng muốn sửa đổi.

Từ điển trích dẫn

1. Trách móc, oán trách. ◇ Tây du kí 西: "Bất yếu chỉ quản man oán. Thiên sắc minh liễu, nhĩ thả tại giá lộ bàng biên thụ lâm trung tương tựu hiết hiết, dưỡng dưỡng tinh thần tái tẩu" . , , (Đệ nhị thập ngũ hồi) Không nên oán trách mãi. Trời sáng rồi, người hãy vào bóng cây trong rừng ở bên đường kia, nghỉ ngơi một chút, lấy lại tinh thần mà đi nữa.

Từ điển trích dẫn

1. Hạt ngọc trong bụng con trai. ◇ Trương Thuyết : "Cựu đình tri ngọc thụ, Hợp Phố thức châu thai" , (Lô Ba dịch văn Trương ngự sử Trương Phán Quan dục đáo bất đắc đãi lưu tặng chi ).
2. Tỉ dụ con nhỏ tuổi. ◇ Vương Bột : "Phách tán châu thai một, Phương tiêu ngọc thụ trầm" , (Thương Bùi lục sự táng tử ).
3. Tỉ dụ bào thai. ◇ Thanh triều dã sử đại quan : "Tích bán niên, sự tiệm tẩm hĩ, nhi Uông phúc trung ám kết châu thai, bách kế cầu đọa chi bất đắc" , , , (Thanh đại thuật dị nhị , Dâm phụ vu ông ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ cái bào thai trong bụng.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.