phụ
fù ㄈㄨˋ

phụ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cậy thế, ỷ thế người khác
2. vác, cõng
3. làm trái ngược
4. thua

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cậy, ỷ vào. ◎ Như: "phụ ngung chi thế" cậy thế đằng sau có chỗ tựa, "tự phụ bất phàm" cậy tài khinh người. ◇ Tả truyện : "Tích Tần nhân phụ thị kì chúng, tham ư thổ địa" , (Tương Công thập tứ niên ) Ngày xưa người Tần cậy đông, tham lam đất đai.
2. (Động) Quay lưng về, dựa vào. ◎ Như: "phụ san diện hải" dựa lưng vào núi hướng mặt ra biển.
3. (Động) Vác, cõng, đội. ◎ Như: "phụ kiếm" vác gươm, "phụ mễ" vác gạo, "phụ tân" vác củi.
4. (Động) Đảm nhiệm, gánh vác. ◎ Như: "thân phụ trọng nhậm" gánh vác trách nhiệm nặng nề.
5. (Động) Có, được hưởng. ◎ Như: "cửu phụ thịnh danh" có tiếng tăm từ lâu.
6. (Động) Mắc, thiếu. ◎ Như: "phụ trái" mắc nợ.
7. (Động) Vỗ, bội, làm trái. ◎ Như: "phụ ân" quên ơn, "phụ tâm" phụ lòng, "vong ân phụ nghĩa" vong ơn bội nghĩa. ◇ Liêu trai chí dị : "Phụ tâm nhân hà nhan tương kiến?" (A Hà ) Con người phụ bạc, còn mặt mũi nào nhìn nhau nữa?
8. (Động) Bị. ◎ Như: "phụ thương" bị thương.
9. (Danh) Trách nhiệm. ◎ Như: "trọng phụ" trách nhiệm lớn.
10. (Danh) Thất bại. ◎ Như: "thắng phụ phân minh" được thua rõ ràng, "bất phân thắng phụ" không phân thắng bại.
11. (Tính) Âm (vật lí, toán học). Trái với "chánh" . ◎ Như: "phụ điện" điện âm, "phụ cực" cực âm, "phụ số" số âm.

Từ điển Thiều Chửu

① Cậy, cậy có chỗ tựa không sợ gọi là phụ, như phụ ngung chi thế cậy có cái thế đằng sau có chỗ tựa chắc, cậy tài khinh người gọi là tự phụ bất phàm .
② Vác, cõng, như phụ kiếm vác gươm, phụ mễ vác gạo, v.v.
③ Vỗ, như phụ trái vỗ nợ, phụ ân phụ ơn (vỗ ơn), phụ tâm phụ lòng. Tự tủi không lấy gì mà đối với người được gọi là phụ phụ vô khả ngôn bẽn lẽn không biết nói sao.
④ Thua, như thắng phụ được thua.
⑤ Lo.
⑥ Tiếng gọi bà già.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Gánh, vác: Vác củi; Gánh nặng;
② Gánh vác, chịu, giữ: Chịu trách nhiệm hoàn toàn; ô Giữ trọng trách;
③ Dựa vào: Dựa vào thế hiểm để cố thủ;
④ Bị: Bị thương; Bị oan ức;
⑤ Được hưởng, có: Có tiếng tăm từ lâu;
⑥ Mắc (thiếu) nợ: Mắc nợ;
⑦ Bội, phụ, phụ lòng mong đợi: Bội ước; Vong ơn bội nghĩa; Hành vi của anh ta làm cho mọi người thất vọng;
⑧ Thất bại, bại, thua: Thắng bại chưa rõ;
⑨ (toán) Số nhỏ hơn 0, số âm: Số âm; Dấu âm;
⑩ (điện) Âm: Âm cực; Điện âm;
⑪ (văn) Lo;
⑫ (văn) Tiếng để gọi bà già;
⑬ [Fù] (Họ) Phụ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cậy vào. Ỷ vào. Td: Tự phụ ( ỷ mình ) — Vác trên lưng. Td: Đảm phụ ( gánh vác ) — Thua. Td: Thắng phụ ( được và thua ) — Thiếu nợ. Xem Phụ trái — Trái ngược lại. Đoạn trường tân thanh có câu: » Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng, tại ai há dám phụ lòng cố nhân «.

Từ ghép 30

hàm, hám
hán ㄏㄢˊ

hàm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cằm
2. nuốt
3. chứa đựng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngậm, giữ ở trong mồm không nhả ra, không nuốt vào. ◎ Như: "hàm trước dược phiến" ngậm thuốc.
2. (Động) Chứa, bao gồm. ◎ Như: "hàm thủy phần" chứa nước, "hàm dưỡng phần" có chất dinh dưỡng.
3. (Động) Dung nạp, bao dong. ◇ Đỗ Phủ : "Song hàm tây lĩnh thiên thu tuyết, Môn bạc Đông Ngô vạn lí thuyền" 西, (Tuyệt cú ) Cửa sổ ngậm tuyết nghìn thu núi phía tây, Ngoài cổng đậu những chiếc thuyền Đông Ngô vạn dặm.
4. (Động) Ôm giữ, nhẫn chịu, chịu đựng. ◎ Như: "hàm hận" ôm hận, "cô khổ hàm tân" chịu đắng nuốt cay.
5. (Động) Giữ kín bên trong, ẩn tàng. ◇ Hàn Dũ : "Lăng thần tính tác tân trang diện, Đối khách thiên hàm bất ngữ tình" , (Hí đề mẫu đan ) Sớm mai đều trang điểm mặt mới, Trước khách vẫn cứ giữ kín trong lòng không nói ý tình.
6. (Động) Hiển hiện, bày ra. ◇ Tuấn Thanh : "Kính tử lí xuất hiện đích thị nhất phó niên thanh đích hàm trứ hạnh phúc đích vi tiếu đích kiểm" (Lê minh đích hà biên , Đông khứ liệt xa ) Trong gương hiện ra một khuôn mặt trẻ tuổi tươi cười tràn trề hạnh phúc.
7. (Danh) Tục lệ ngày xưa, lấy ngọc (hoặc hạt trai, gạo...) bỏ vào mồm người chết, gọi là "hàm" . § Thông "hàm" , "hàm" .
8. (Danh) Ngọc (hoặc hạt trai, gạo...) để trong mồm người chết (ngày xưa). § Thông "hàm" , "hàm" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ngậm, ngậm ở trong mồm không nhả không nuốt là hàm.
② Dung được, nhẫn được. Như hàm súc , hàm dong nghĩa là bao dong nhịn nhục được, không vội giận vội cười.
③ Lễ ngày xưa người chết thì bỏ gạo và của quý vào mồm gọi là hàm. Ta thường gọi là đồ vặn hàm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngậm: Ngậm một ngụm nước; Ngậm máu phun người miệng mình dơ trước. (Ngr) Rưng rưng: Rưng rưng nước mắt;
② Nuốt.【】hàm nộ [hánnù] Nuốt giận, nén giận;
③ Chứa, có, bao gồm: Chứa chất nước; Có chất dinh dưỡng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngậm trong miệng — Chứa đựng. Chẳng hạn Bao hàm — Tích chứa trong lòng.

Từ ghép 13

hám

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cho vàng bạc châu ngọc vào miệng người chết ( tục lệ xưa ) — Một âm là Hàm xem Hàm.
nghiệt
miè ㄇㄧㄝˋ, niè ㄋㄧㄝˋ

nghiệt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. loài sâu bọ
2. tội lỗi, tội ác
3. yêu hại
4. con của vợ lẽ

Từ điển phổ thông

chồi cây đâm lên sau khi đã chặt cây mẹ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con của vợ thứ hoặc nhánh phụ. ◎ Như: "cô thần nghiệt tử" bầy tôi cô độc, con vợ thứ.
2. (Danh) Chỉ đời sau. Thường mang nghĩa xấu.
3. (Danh) Tai họa, tai hại. ◎ Như: "tai nghiệt" tai ương.
4. (Danh) Tội ác, nhân ác. ◎ Như: "nghiệt chướng" chướng ngại do hành vi xấu ác gây ra, "tạo nghiệt" gây ra tội ác, tạo ra nghiệt chướng, "tội nghiệt thâm trọng" tội ác sâu nặng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thiểu tác ta nghiệt bãi" (Đệ tam thập nhất hồi) Làm ác nghiệt vừa vừa thôi!
5. (Danh) Chỉ tà khí. ◇ Hán Thư : "Hồng nghê diệu hề nhật vi, nghiệt yểu minh hề vị khai" , (Tức Phu Cung truyện ).
6. (Danh) Người tà ác, bè đảng làm loạn, giặc họa hại. ◎ Như: "dư nghiệt" đảng loạn còn lại, "yêu nghiệt" giặc ác loạn.
7. (Danh) Chim bị thương. ◇ Chiến quốc sách : "Nhạn tòng đông phương lai, Cánh Luy dĩ hư phát nhi hạ chi. Ngụy vương viết: "Nhiên tắc xạ khả chí thử hồ?" Cánh Luy viết: "Thử nghiệt dã."" , . : ? : (Sở sách tứ ) Có con nhạn từ phương đông bay lại, Cánh Luy bật cung không gắn tên mà bắn rớt con chim. Vua Ngụy nói: "Bắn giỏi đến vậy ư?" Cánh Luy nói: "Con chim này bị thương sẵn rồi."
8. (Danh) Nói ví là bại tướng. ◇ Chiến quốc sách : "Kim Lâm Vũ Quân thường vi Tần nghiệt, bất khả vi cự Tần chi tướng dã" , (Sở sách tứ ) Nay Lâm Vũ Quân đã từng bị Tần đánh bại, không thể dùng làm tướng chống lại quân Tần được.
9. (Động) Làm hại, gây ra buồn lo.
10. (Động) Kì thị, hoài nghi. ◇ Hán Thư : "Thông quan khứ tái, bất nghiệt chư hầu" , (Triều Thác truyện ) Đi qua quan ải, không nghi ngờ chư hầu.
11. (Tính) Hại, xấu, ác. ◎ Như: "nghiệt chủng" giống ác, "nghiệt căn họa thai" nguồn ác mầm vạ.
12. (Tính) Địa vị đê tiện. ◎ Như: "nghiệt thiếp" tiện thiếp.
13. (Tính) Ngỗ nghịch, bất hiếu. ◇ Giả Nghị : "Tử ái lợi thân vị chi hiếu, phản hiếu vi nghiệt" , (Tân thư , Đạo thuật ).
14. § Cũng như "nghiệt" .
15. § Thông "nghiệt" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ngày xưa dùng như chữ . (Tồn nghi: Unicode xếp hai chữ này vào bộ 39 tử )

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Mầm mọc lên từ gốc cây đã chặt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhân xấu, tội lỗi, tội ác: Gây tội ác; Tội nghiệt, tội ác, tội lỗi;
② Yêu hại;
③ (văn) Con của vợ lẽ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một lối viết của chữ Nghiệt .

Từ ghép 6

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.