sân
shēn ㄕㄣ, shēng ㄕㄥ

sân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lố nhố

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đông, nhiều. ◎ Như: "sân sân" đông đúc cùng đi, lúc nhúc. ◇ Thi Kinh : "Chiêm bỉ trung lâm, Sân sân kì lộc" , 鹿 (Đại nhã , Tang nhu ) Xem trong rừng kia, Hươu nai lúc nhúc cùng đi.

Từ điển Thiều Chửu

① Lố nhố, tả cái dáng mọi người cùng đứng chen chúc.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Nhiều, lố nhố, lúc nhúc, đông đúc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đông đúc. Đứng sát nhau. Cũng nói: Sân sân.
huy, thư, tuy
huī ㄏㄨㄟ, suī ㄙㄨㄟ

huy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

trợn ngược mắt

Từ điển trích dẫn

1. (Tính "Tuy tuy" dáng lườm mắt, nghênh mắt nhìn.
2. (Danh) Sông "Tuy".
3. (Danh) Tên huyện của một châu thời xưa.
4. (Danh) Họ "Tuy".

Từ điển Thiều Chửu

① Tư tuy lườm hoài.
② Sông Tuy.
③ Một âm là huy. Trợn mắt, ngước mắt.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Trợn mắt, ngước mắt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngước mặt lên mà nhìn — Một âm là Tuy.

thư

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Một loài chim nước. 【】thư cưu [jujiu] Chim thư cưu: Quan quan cái con thư cưu, con sống con mái cùng nhau bãi ngoài (Thi Kinh);
② (văn) Do dự, ngập ngừng, tránh xa.

Từ ghép 1

tuy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sông Tuy

Từ điển trích dẫn

1. (Tính "Tuy tuy" dáng lườm mắt, nghênh mắt nhìn.
2. (Danh) Sông "Tuy".
3. (Danh) Tên huyện của một châu thời xưa.
4. (Danh) Họ "Tuy".

Từ điển Thiều Chửu

① Tư tuy lườm hoài.
② Sông Tuy.
③ Một âm là huy. Trợn mắt, ngước mắt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Lườm mắt;
② [Sui] Sông Tuy;
③ [Sui] (Họ) Tuy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên sông, tức Tuy thủy, thuộc tỉnh Hà Nam Trung Hoa — Một âm là Huy, có nghĩa là nhìn lên, đưa mắt nhìn.

Từ ghép 1

nang
náng ㄋㄤˊ

nang

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái túi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Túi, bị, bọng, nang. ◇ Nguyễn Trãi : "Nang thư duy hữu thảo Huyền kinh" (Thứ vận Hoàng môn thị lang ) Sách trong túi chỉ có quyển kinh Thái Huyền chép tay.
2. (Danh) Vật gì giống như cái túi. ◎ Như: "đảm nang" túi mật (trong cơ thể người ta).
3. (Danh) Họ "Nang".
4. (Động) Gói, bọc, bao, đựng vào túi. ◇ Liêu trai chí dị : "Nang hóa tựu lộ, trung đồ ngộ vũ, y lí tẩm nhu" , , (Vương Thành ) Gói hàng lên đường, dọc đường gặp mưa, áo giày ướt đẫm.
5. (Phó) Bao gồm, bao quát. ◎ Như: "nang quát tứ hải" bao trùm bốn biển.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Túi, bị, bọng, nang: Túi thuốc; Túi da; Túi mật; Túi tinh;
② Đựng vào túi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái túi lớn để đựng đồ vật. Cái bao, cái đẫy, cái tay nải ( đều là những loại túi ) — Lấy bao, túi mà đựng đồ vật. Nãi lõa hầu lương, vu nang vu thác: Bèn gói cơm khô, ở trong túi trong đẫy ( kinh thi ). Chữ nang thác cũng có nghĩa là tiền bạc đem theo khi đi đường ( Chinh phụ ngâm ) — Bán nang phong nguyệt : Nửa túi gió trăng. Ý nói cách tao nhã của người văn sĩ. » Đuề huề lưng túi gió trăng « ( Kiều ).

Từ ghép 18

thử
shǔ ㄕㄨˇ

thử

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

con chuột

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con chuột.
2. (Tính) Lo âu. ◎ Như: "thử tư" lo âu. ◇ Thi Kinh : "Thử tư khấp huyết, Vô ngôn bất tật" , (Tiểu nhã , Vũ vô chánh ) Lo âu khóc nước mắt ra máu, Không lời nào mà không thống khổ, đau thương.
3. (Tính) "Thủ thử" trù trừ, du di, do dự. § Cũng gọi là "thủ thí" .

Từ điển Thiều Chửu

① Con chuột.
② Chuột hay truyền bệnh dịch hạch cho người, nên gọi chứng dịch hạch là thử dịch .
③ Người hay trù trừ, du di, ba phải gọi là thủ thử . Cũng gọi là thủ thí .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chuột: Chuột sợ mèo;
②【】thủ thử [shôushư] Người ba phải.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con chuột. Loài chuột — Chỉ bọn tiểu nhân — Tên một bộ chữ Hán, bộ Thử.

Từ ghép 16

lị
lì ㄌㄧˋ

lị

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đến, tới

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tới nơi. § Cũng như chữ "lị" .
2. (Động) Trị, thống trị. ◇ Đạo Đức Kinh : "Dĩ đạo lị thiên hạ" (Chương 60) Dùng đạo để trị thiên hạ.
3. (Trạng thanh) Tiếng gió thổi, tiếng nước chảy: vèo, vèo vèo, xào xạc, rì rào. ◎ Như: "lị lị" rì rào (tiếng nước chảy), "lị táp" xào xạc (cây cối). § Cũng chỉ hành động nhanh chóng, nhanh ào ào, vèo một cái.

Từ điển Thiều Chửu

① Tới, trị, thống trị. Cũng như chữ lị . Lão Tử : dĩ đạo lị thiên hạ dùng đạo để trị thiên hạ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Tới, ở trên nhìn xuống, thống trị: Dùng đạo để trị thiên hạ (Lão tử);
② Đến, tới.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Đến, tới: Đến họp; Đến hội trường. Cv. (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Lị .
tập
jí ㄐㄧˊ

tập

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cất giấu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đem binh khí thu lại mà giấu đi.
2. (Động) Thu, xếp lại. ◇ Thi Kinh : "Uyên ương tại lương, Tập kì tả dực" , (Tiểu nhã , Uyên ương ) Uyên ương ở trên rường nhà, Xếp lại cánh trái.
3. (Động) Ngừng, thôi. ◎ Như: "tập nộ" ngừng giận. ◇ Nam sử : "Nguyện tướng quân thiểu tập lôi đình" (Ngu Lệ truyện ) Mong tướng quân dẹp bớt cơn giận dữ lôi đình.
4. (Danh) Họ "Tập".

Từ điển Thiều Chửu

① Giấu cất đi, phục binh vào một nơi gọi là tập, ẩn núp một chỗ không cho người biết cũng gọi là tập, như tập ảnh hương viên ẩn náu ở chốn làng mạc không chịu ra đời.
② Cụp lại.
③ Dập tắt.
④ Cấm chỉ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Thu cất, cất giấu, thu về: Thu binh, ngừng chiến;
② Cụp lại, giấu giếm, ẩn núp, ẩn náo: Cụp cánh; Nguôi giận; Ẩn náu nơi chốn làng mạc;
③ Dập tắt;
④ Cấm chỉ;
⑤ [Jí] (Họ) Tập.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Toán lính ẩn núp để rình đánh úp giặc — Thâu góp — Thôi. Ngừng lại — Họ người.
nghịch, nghịnh
nì ㄋㄧˋ

nghịch

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

trái ngược

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đón, nghênh tiếp. ◎ Như: "nghịch lữ" quán trọ (nơi đón khách). ◇ Thư Kinh : "Nghịch Tử Chiêu ư nam môn chi ngoại" (Cố mệnh ) Đón Tử Chiêu ở ngoài cổng thành phía nam. ◇ Lí Bạch : "Phù thiên địa giả, vạn vật chi nghịch lữ" , (Xuân dạ yến đào lí viên tự ) Trời đất là quán trọ của vạn vật.
2. (Động) Làm trái lại, không thuận theo. § Đối lại với "thuận" . ◎ Như: "ngỗ nghịch" ngang trái, ngỗ ngược, "trung ngôn nghịch nhĩ" lời thẳng chói tai. ◇ Mạnh Tử : "Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong" , (Li Lâu thượng ) Thuận với trời thì tồn tại, trái với trời thì tiêu vong.
3. (Động) Tiếp thụ, nhận. ◎ Như: "nghịch mệnh" chịu nhận mệnh lệnh.
4. (Động) Chống đối, đề kháng, kháng cự. ◇ Chiến quốc sách : "Khủng Tần kiêm thiên hạ nhi thần kì quân, cố chuyên binh nhất chí ư nghịch Tần" , (Tề sách tam ) Sợ Tần thôn tính thiên hạ mà bắt vua mình thần phục, nên một lòng nhất chí đem quân chống lại Tần.
5. (Tính) Không thuận lợi. ◎ Như: "nghịch cảnh" cảnh ngang trái, không thuận lợi.
6. (Tính) Ngược. ◇ Chiến quốc sách : "Dục phê kì nghịch lân tai!" (Yên sách tam ) Định muốn đụng chạm đến cái vảy ngược của họ làm gì!
7. (Phó) Tính toán trước, dự bị. ◎ Như: "nghịch liệu" liệu trước.
8. (Danh) Kẻ làm phản, loạn quân. ◎ Như: "thảo nghịch" dẹp loạn. ◇ Lưu Côn : "Đắc chủ tắc vi nghĩa binh, phụ nghịch tắc vi tặc chúng" , (Dữ Thạch Lặc thư ) Gặp được chúa thì làm nghĩa quân, theo phản loạn thì làm quân giặc.

Từ điển Thiều Chửu

① Trái. Trái lại với chữ thuận . Phàm cái gì không thuận đều gọi là nghịch cả.
② Can phạm, kẻ dưới mà phản đối người trên cũng gọi là nghịch. Như ngỗ nghịch ngang trái. bạn nghịch bội bạn.
③ Rối loạn.
④ Đón. Bên kia lại mà bên này nhận lấy gọi là nghịch. Như nghịch lữ khách trọ.
⑤ Toan lường, tính trước lúc việc chưa xảy ra. Như nghịch liệu liệu trước.
⑥ Tờ tâu vua. Từ nghĩa 4 trở xuống ta quen đọc là chữ nghịnh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngược, trái, nghịch: Đi ngược lại trào lưu thời đại; Trái tai;
② (văn) Đón, tiếp rước: Nơi đón nhận quán trọ;
③ (văn) Chống lại, làm phản, bội phản, phản nghịch: Phản nghịch;
④ (văn) (Tính) trước: Lo lường trước, tính trước;
⑤ (văn) Rối loạn;
⑥ (văn) Tờ tâu vua.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trái ngược. Như chữ Nghịch — Làm phản. Gây rối loạn — Tính toán, sắp đặt trước — Đón tiếp.

Từ ghép 29

nghịnh

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Trái. Trái lại với chữ thuận . Phàm cái gì không thuận đều gọi là nghịch cả.
② Can phạm, kẻ dưới mà phản đối người trên cũng gọi là nghịch. Như ngỗ nghịch ngang trái. bạn nghịch bội bạn.
③ Rối loạn.
④ Đón. Bên kia lại mà bên này nhận lấy gọi là nghịch. Như nghịch lữ khách trọ.
⑤ Toan lường, tính trước lúc việc chưa xảy ra. Như nghịch liệu liệu trước.
⑥ Tờ tâu vua. Từ nghĩa 4 trở xuống ta quen đọc là chữ nghịnh.
trạch, địch
dí ㄉㄧˊ, Zhái ㄓㄞˊ

trạch

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

họ Trạch

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lông đuôi chim trĩ.
2. (Danh) Lông đuôi chim trĩ dùng để múa thời xưa. ◇ Thi Kinh : "Tả thủ chấp thược, Hữu thủ chấp địch" , (Bội phong , Giản hề ) Tay trái cầm ống sáo, Tay phải cầm lông đuôi chim trĩ.
3. (Danh) Dân tộc ở bắc Trung Quốc ngày xưa. § Thông "địch" .
4. Một âm là "trạch". (Danh) Họ "Trạch".

Từ điển Thiều Chửu

① Lông trĩ, đuôi con trĩ ở núi dài và đẹp. Trong khi nhạc múa dùng cầm cho đẹp.
② Cùng nghĩa với chữ địch giống rợ Ðịch.
③ Một âm là trạch. Họ Trạch.

Từ điển Trần Văn Chánh

(Họ) Trạch. Xem [dí].

địch

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lông đuôi chim trĩ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lông đuôi chim trĩ.
2. (Danh) Lông đuôi chim trĩ dùng để múa thời xưa. ◇ Thi Kinh : "Tả thủ chấp thược, Hữu thủ chấp địch" , (Bội phong , Giản hề ) Tay trái cầm ống sáo, Tay phải cầm lông đuôi chim trĩ.
3. (Danh) Dân tộc ở bắc Trung Quốc ngày xưa. § Thông "địch" .
4. Một âm là "trạch". (Danh) Họ "Trạch".

Từ điển Thiều Chửu

① Lông trĩ, đuôi con trĩ ở núi dài và đẹp. Trong khi nhạc múa dùng cầm cho đẹp.
② Cùng nghĩa với chữ địch giống rợ Ðịch.
③ Một âm là trạch. Họ Trạch.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Chim trĩ, gà gô, đa đa
② Lông đuôi chim trĩ;
③ Như (bộ ). Xem [Zhái].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lông đuôi chim trĩ. Thường dùng làm đồ trang sức cho đào hát hoặc vũ công.

Từ điển trích dẫn

1. Tội ác như dây xâu tiền, đã đến ngày phải báo đền. § Nguồn gốc: ◇ Thư Kinh : "Thương tội quán doanh, thiên mệnh tru chi" , (Thái thệ thượng ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái xấu điều ác đã đầy, ý nói tội ác đã quá nhiều.
mộc
mù ㄇㄨˋ

mộc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lấy da bọc đòn xe cho đẹp

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngày xưa chỗ bọc da trên đòn xe cho đẹp gọi là "mộc". ◇ Thi Kinh : "Ngũ mộc lương chu" (Tần phong , Tiểu nhung ) Năm chỗ bọc da trên càng xe.

Từ điển Thiều Chửu

① Lấy da bọc đòn xe cho đẹp gọi là mộc.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Lớp da bọc để trang sức càng xe (thời xưa).

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.