Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài cây mùa hè nở hoa đỏ, quả chín nhiều hột, ăn được. Ta cũng gọi là cây Lựu.

Từ điển trích dẫn

1. Xương trắng, chỉ xương người chết. ◇ Đỗ Phủ : "Quân bất kiến Thanh Hải đầu, Cổ lai bạch cốt vô nhân thu" , (Binh xa hành ) Ông chẳng thấy miền Thanh Hải kia, Xưa nay xương trắng không ai nhặt.
2. Phiếm chỉ người chết. ◇ Kỉ Quân : "Bạch cốt trầm oan" (Duyệt vi thảo đường bút kí ).
3. Hột trái hoặc thân cây màu trắng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xương trắng. Xương người chết. — Bạch cung: Tòa nhà trắng, tên gọi dinh tổng thống Hoa Kì ( la maison blanche, white house ).

Từ điển trích dẫn

1. Hoa mai trắng. ◇ Tô Thức : "Bạch mai lô quất giác do hương" (Tự Quảng Lăng triệu hoàn ) Hoa mai trắng quất vàng còn nghe thấy mùi hương. § "Lô quất" là tên gọi khác của "kim quất" .
2. Hột mơ ướp muối phơi khô, có thể dùng làm thuốc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây mai có hoa trắng.

Từ điển trích dẫn

1. Chiếu sáng.
2. Vẻ vang. ☆ Tương tự: "vinh diệu" 耀, "quang vinh" . ◇ Chu Thư : "Diệc túc quang hoa thân thế" (Lí Hiền truyện ) Cũng đủ vẻ vang thân thế.
3. Chói lọi, rực rỡ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thượng phóng trước nhất khỏa quế viên đại đích châu tử, quang hoa diệu mục" , 耀 (Đệ cửu thập nhị hồi) Trên đặt một hạt châu lớn bằng một cái hột long nhãn, chói lọi rực rỡ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rực rỡ đẹp đẽ — Vẻ vang rực rỡ. Như: Vinh hoa.

Từ điển trích dẫn

1. Tên một nước ngày xưa, thuộc vùng ngoại Mông Cổ bây giờ. § Cũng viết là "Hồi Hột" .

Từ điển trích dẫn

1. Không tin, không cho là thật. ◇ Luận Ngữ : "Tuy viết bất yếu quân, ngô bất tín dã" , (Hiến vấn ) (Ông ta) tuy nói là không yêu sách vua, ta không tin đâu.
2. Không thành thật. ◇ Luận Ngữ : "Tăng Tử viết: Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: vi nhân mưu nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ? Truyền bất tập hồ?" : : ? ? ? (Học nhi ) Mỗi ngày tôi tự xét ba việc: Làm việc gì cho ai, có hết lòng không? Giao thiệp với bạn bè, có thành tín không? Thầy dạy cho điều gì, có học tập đủ không?
3. Chẳng lẽ, lẽ đâu. § Cũng như nói "nan đạo" . ◇ Thủy hử truyện : "Hồ thuyết! Giá đẳng nhất cá đại khứ xứ, bất tín một trai lương?" . , (Đệ tam hồi) Nói láo! Chẳng lẽ một cái chùa lớn như vầy mà không có hột gạo ăn?

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không tin tưởng, không cho là thật.
hột

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kéo lê. Kéo đi — Đào sâu xuống — Rối loạn.
hoạn
huàn ㄏㄨㄢˋ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một loại cây, vỏ trái có thể dùng để giặt rửa, hột dùng làm tràng hạt. § Còn gọi là "vô hoạn tử" (vì người ta tin có thể xua đuổi tà ma, tiêu trừ phiền não).
lỗi
lèi ㄌㄟˋ

lỗi

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. mấu của dây tơ
2. vết nứt, chỗ rạn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mấu tơ, chỗ dây tơ xoắn cục lại không gỡ ra được.
2. (Danh) Tì vết, khuyết điểm. ◇ La Ẩn : "Nhiên khuê bích giả, tuy ti túc điếm lỗi, nhân tất kiến chi" , , (Sàm thư , Tạp thuyết ) Ngọc khuê ngọc bích, dù tì vết nhỏ li ti, người ta tất cũng nhìn ra.
3. (Danh) Hạt, hột, viên, cục. ◇ Tống Ứng Tinh : "Hắc lỗi sam hòa miến trung, vô tòng la khứ dã" , (Thiên công khai vật , Công mạch ) Hạt đen trộn lẫn vào bột, không theo lưới đi mất.
4. (Danh) Nụ hoa, đài hoa. ◇ Lục Quy Mông : "Sổ chi hoa lỗi tiểu" (Tảo xuân ) Vài cành nụ hoa nhỏ.
5. (Tính) Không bằng phẳng. ◇ Đạo Đức Kinh : "Minh đạo nhược muội, Tiến đạo nhược thối, Di đạo nhược lỗi" , 退, (Chương 41) Đạo sáng dường như tối tăm, Đạo đi tới dường như thụt lùi, Đạo bằng phẳng dường như lồi lõm.
6. (Tính) Ngang trái, ngang ngược. § Thông "lệ" . ◇ Tả truyện : "Tham lam vô yếm, phẫn lỗi vô kì" , 忿 (Chiêu Công nhị thập bát niên ) Tham lam không chán, hung bạo ngang ngược không hạn độ.

Từ điển Thiều Chửu

① Mấu tơ. Vật gì có vết cũng gọi là tì lỗi .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Mấu của dây tơ;
② Vết nứt, chỗ rạn: Tì vết.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nút tơ thắt lại, rối lại — Vết dơ.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.