cương
gāng ㄍㄤ

cương

phồn thể

Từ điển phổ thông

dây cáp

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Giềng lưới (tức sợi dây to làm đầu mối trong lưới). ◇ Đỗ Phủ : "Thương giang ngư tử thanh thần tập, Thiết võng đề cương thủ ngư cấp" , (Hựu quan đả ngư ) Ở trên sông xanh những người đánh cá tụ tập buổi sớm, Xếp đặt giềng lưới bắt cá vội vàng.
2. (Danh) Phần chủ yếu của sự vật. ◎ Như: "đề cương khiết lĩnh" nắm giữ những phần chủ yếu.
3. (Danh) Phép tắc, trật tự. ◎ Như: "cương kỉ" giềng mối, "cương thường" đạo thường của người gồm: "tam cương" ("quân thần, phụ tử, phu phụ" , , ) và "ngũ thường" ("nhân, lễ, nghĩa, trí, tín" ).
4. (Danh) Nhóm người tụ tập cùng nhau để chuyên chở hàng hóa buôn bán. ◎ Như: "trà cương" bọn buôn trà.
5. (Danh) Một cấp của hệ thống phân loại trong sinh vật học: "giới, môn, cương, mục, khoa, thuộc, chủng" , , , , , , . ◎ Như: "bộ nhũ cương" loài có vú (cho bú).

Từ điển Thiều Chửu

① Giềng lưới. Lưới có giềng mới kéo được các mắt, cho nên cái gì mà có thống hệ không thể rời được đều gọi là cương. Cương thường đạo thường của người gồm: tam cương là quân thần, phụ tử, phu phụ , ngũ thường là nhân, lễ, nghĩa, trí, tín .Cương kỉ giềng mối, v.v.
② Phàm sự gì lấy một cái làm cốt rồi chia ra các ngành đều gọi là cương. Như sử cương mục nghĩa là lối chép sử theo cách này.
③ Vận tải hàng hóa kết từng bọn đi cũng gọi là cương, như trà cương tụi buôn chè (trà).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cái rường (giềng) của lưới;
② Những phần (điểm) chủ yếu: Nắm những điểm chủ yếu;
③ Cương lĩnh: Cương lĩnh chung;
④ (sinh) Lớp: Lớp động vật có vú;
⑤ (văn) Bọn người chở hàng đi buôn: Bọn buôn trà.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái giây lớn ở miệng lưới đánh cá, để kéo cả cái lưới lên — Phần chủ yếu.

Từ ghép 16

khiêm, khiểm, khiệm
qiān ㄑㄧㄢ, qiàn ㄑㄧㄢˋ, zhàn ㄓㄢˋ

khiêm

phồn thể

Từ điển phổ thông

nhún nhường

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nhún nhường, nhũn nhặn. ◎ Như: "khiêm nhượng" nhún nhường. ◇ Sử Kí : "Quân tử dĩ khiêm thối vi lễ" 退 (Nhạc thư ) Người quân tử lấy cung kính nhường nhịn làm lễ.
2. (Động) Giảm tổn.
3. (Động) Hiềm nghi. § Thông "hiềm" .
4. (Phó) Cùng, đều. § Thông "kiêm" .
5. (Danh) Tên một quẻ trong kinh Dịch.
6. Một âm là "khiệm". (Tính) Thỏa thuê, vừa lòng. § Thông "khiếp" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nhún nhường, tự nhún nhường không dám khoe gọi là khiêm.
② Một âm là khiệm. Thỏa thuê.

Từ điển Trần Văn Chánh

Nhũn nhặn, nhún nhường, nhún mình, khiêm tốn: Quá khiêm tốn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kính trọng người khác — Nhún nhường, tự cho mình là kém cỏi — Tên Nguyễn Bỉnh Khiêm, sinh 1941, mất 1585 tự là Hanh Phủ, tục gọi là Trạng Trình, hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ, người đời sau gọi là Tuyết Giang Phu Tử, người làng Trung Am huyện Vĩnh Lại tỉnh Kiến An. Ông giỏi Nho học, rành Kinh Dịch, tinh thông khoa Thái ất, đậu Trạng nguyên đời Mạc Đăng Doanh, năm 1535, làm quan tới chức Lại bộ tả thị lang kiêm Đông các đại học sĩ, từ quan năm 1542, về nhà làm thơ, dạy học, được nhà Mạc thăng hàm Lại bộ thượng thư, tước Trình quốc công. Tác phẩm chữ Hán có Bạch Vân Thi, khoảng 500 bài thơ. Chữ Nôm có Bạch Vân Quốc Ngữ Thi, khoảng 100 bài. Tương truyền ông còn để lại nhiều bài sấm, tiên đoán thời cuộc sau này.

Từ ghép 9

khiểm

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên ổn, yên tĩnh — Một âm là Khiêm.

khiệm

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nhún nhường, nhũn nhặn. ◎ Như: "khiêm nhượng" nhún nhường. ◇ Sử Kí : "Quân tử dĩ khiêm thối vi lễ" 退 (Nhạc thư ) Người quân tử lấy cung kính nhường nhịn làm lễ.
2. (Động) Giảm tổn.
3. (Động) Hiềm nghi. § Thông "hiềm" .
4. (Phó) Cùng, đều. § Thông "kiêm" .
5. (Danh) Tên một quẻ trong kinh Dịch.
6. Một âm là "khiệm". (Tính) Thỏa thuê, vừa lòng. § Thông "khiếp" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nhún nhường, tự nhún nhường không dám khoe gọi là khiêm.
② Một âm là khiệm. Thỏa thuê.
dương
yáng ㄧㄤˊ

dương

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. dơ lên, giương lên, bay lên
2. Dương Châu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giơ lên, bốc lên. ◎ Như: "dương thủ" giơ tay. ◇ Nguyễn Dư : "Ngã tào du thử cận bát vạn niên, nam minh dĩ tam dương trần hĩ" , (Từ Thức tiên hôn lục ) Chúng tôi chơi ở chốn này mới tám vạn năm, mà bể Nam đã ba lần tung bụi.
2. (Động) Phô bày. ◇ Trung Dung : "Ẩn ác nhi dương thiện" Giấu cái xấu ác mà phô bày cái tốt đẹp.
3. (Động) Khen, xưng tụng. ◎ Như: "xưng dương" khen ngợi, "du dương" tấm tắc khen hoài. ◇ Liêu trai chí dị : "Trị khoa thí, công du dương ư Học sứ, toại lĩnh quan quân" , 使, (Diệp sinh ) Đến kì thi, ông hết lời khen ngợi (sinh) với Học sứ, nên (sinh) đỗ đầu.
4. (Động) Truyền bá, lan ra. ◎ Như: "dương danh quốc tế" truyền ra cho thế giới biết tên.
5. (Động) Tiến cử.
6. (Động) Khích động.
7. (Động) Sảy, rẽ (trừ bỏ trấu, vỏ của ngũ cốc). ◎ Như: "bá dương" sảy rẽ.
8. (Danh) Họ "Dương".
9. (Phó) Vênh vang, đắc ý. ◎ Như: "dương dương" vênh vang.

Từ điển Thiều Chửu

① Giơ lên, bốc lên, như thủy chi dương ba nước chưng gợn sóng, phong chi dương trần gió chưng bốc bụi lên, v.v.
② Khen, như xưng dương khen ngợi, du dương tấm tắc khen hoài (gặp ai cũng nói điều hay của người).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giương, giương cao: Vung roi;
② Bay bổng, phất phơ: Tung bay;
③ Truyền ra: Tin tức truyền ra rất nhanh khắp cả thành phố;
④ Khen: Tuyên dương; Khen ngợi;
⑤ (Ngọn lửa...) rực sáng;
⑥ Phô bày, bày ra (cho thấy, cho biết): Bày cái tốt ra cho thấy;
⑦ (Tiếng nói...) cao, cất cao lên;
⑧ Kích thích, khích động;
⑨ [Yáng] (Họ) Dương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dáng chim bay lên — Rõ ràng — Cao. Đưa cao lên cho ai cũng thấy. Chẳng hạn Biểu dương — Khen ngợi. Chẳng hạn Tán dương — Cây búa lưỡi sắc, một thứ binh khí thời cổ — Tên người, tức Hồ Sĩ Dương, danh sĩ thời Lê mạt, dòng dõi Hồ Tôn Thốc. Ông người xã Hoàn hậu huyện Huỳnh Lưu tỉnh Nghệ An, đậu tiến sĩ năm 1652, niên hiệu Khánh Đức thứ tư đời Lê Thần Tông, làm quan tới Binh Bộ Thượng thư, rồi Quốc Sử Tổng tài, có đi sứ Trung Hoa năm 1673, dự phần biên soạn bộ Đại Việt Sử kí Bản Kỉ Tục Biên trong những năm 1663-1665, ông lại trùng tu cuốn Lam Sơn Thục Lục và cuốn Lê triều Đế Vương, Trung Hưng công nghiệp Thực lục.

Từ ghép 28

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cuốn sách để học trong trường. Tức sách giáo khoa.

Từ điển trích dẫn

1. Môn học nghiên cứu riêng về một nghành.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Môn học nghiên cứu riêng về một nghành.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngành học về những công trình hay đẹp của con người như văn chương, lịch sử, triết học….

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái ý sâu xa trong sách vở xưa — Tên một thể văn khoa cử thời trước, câu văn có đối, nội dung giảng nghĩa một câu trong sách xưa — Kinh nghĩa hay tinh nghĩa: Một lối văn chương dùng làm bài thích nghĩa kinh truyện, do đời Đường đời Tống đặt ra, đến Nguyên, Minh, Thanh biến làm lối 8 vế. Cả bên ta cũng dùng để ra bài thi lấy học trò đỗ đạt về hồi còn khoa cữ chữ Nho, cũng có tên là văn bột cổ. » Bài kinh nghĩa cùng bài văn sách. Tinh phú, thơ mọi vẻ văn chương « ( Gia huấn ca ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngành học về cách làm thầy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghành học, nghiên cứu về luật pháp của quốc gia và quốc tế.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngành học về mắt.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.