đản
dàn ㄉㄢˋ

đản

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nói toáng lên, nói xằng bậy
2. ngông nghênh

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Càn, láo, viển vông, không thật. ◎ Như: "quái đản" quái dị, không tin được, "hoang đản bất kinh" láo hão không đúng, vô lí, "phóng đản" ngông láo, xằng bậy.
2. (Tính) Cả, lớn. ◇ Hậu Hán Thư : "Tán viết: Quang Vũ đản mệnh" : (Quang Vũ đế kỉ ) Khen ngợi rằng: Vua Quang Vũ mệnh lớn.
3. (Danh) Lời nói hư vọng, không đúng thật. ◇ Lưu Hướng : "Khẩu duệ giả đa đản nhi quả tín, hậu khủng bất nghiệm dã" , (Thuyết uyển , Tôn hiền ) Kẻ lanh miệng nói nhiều lời hư vọng ít đáng tin, sợ sau không đúng thật.
4. (Danh) Ngày sinh. ◎ Như: "đản nhật" sinh nhật. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Ti đồ quý đản, hà cố phát bi?" , (Đệ tứ hồi) (Hôm nay) là sinh nhật của quan tư đồ, vì cớ gì mà lại bi thương như vậy?
5. (Động) Sinh ra. ◎ Như: "đản sanh" sinh ra.
6. (Phó) Rộng, khắp. ◇ Thư Kinh : "Đản cáo vạn phương" (Thang cáo ) Báo cho khắp muôn phương biết.
7. (Trợ) Dùng làm tiếng đệm đầu câu. ◇ Thi Kinh : "Đản di quyết nguyệt, Tiên sanh như đạt" , (Đại nhã , Sanh dân ) Mang thai đủ tháng (chín tháng mười ngày), Sinh lần đầu (dễ dàng) như sinh dê con.

Từ điển Thiều Chửu

① Nói láo, nói toáng. Như hoang đản bất kinh láo hão không đúng sự.
② Ngông láo, người không biết sự xét nét mình cứ ngông nghênh, xằng gọi là phóng đản .
③ Nuôi. Nay gọi ngày sinh nhật là đản nhật .
④ Rộng.
⑤ Cả, lớn.
⑥ Dùng làm tiếng đệm đầu câu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sinh ra, ra đời: Xưa một bà vợ của vua Văn vương đã đẻ (sinh) mười đứa con (Hậu Hán thư);
② Ngày sinh: Ngày Thiên Chúa giáng sinh, lễ Nô-en;
③ Viển vông, vô lí: Hoang đường; Vô lí;
④ (văn) Rộng, lớn, to: Sao lá và đốt của nó to rộng hề (Thi Kinh: Bội phong, Mao khâu);
⑤ (văn) Lừa dối;
⑥ Phóng đãng: Đời ta tính phóng đãng (Đỗ Phủ: Kí đề giang ngoại thảo đường);
⑦ (văn) Trợ từ dùng ở đầu câu: Mang thai tròn mười tháng (Thi Kinh: Đại nhã, Sinh dân).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói láo, nói chuyện không có thật — To lớn — Rộng lớn — Sinh đẻ — Lừa dối.

Từ ghép 12

hồ
hú ㄏㄨˊ

hồ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. yếm cổ (thịt dưới cổ)
2. nào, sao, thế nào
3. xứ Hồ, người Hồ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Yếm cổ, dưới cổ có mảng thịt sa xuống gọi là "hồ". Râu mọc ở đấy gọi là "hồ tu" . Tục viết là .
2. (Danh) Rợ "Hồ", giống dân thời xưa ở phương bắc và tây Trung quốc. ◎ Như: "ngũ Hồ loạn Hoa" năm giống Hồ làm loạn Trung Hoa.
3. (Danh) Bát "hồ", một đồ dùng về việc lễ.
4. (Danh) Một thứ đồ binh hình cong có lưỡi đâm ngang.
5. (Danh) Họ "Hồ".
6. (Tính) Gốc từ đất người Hồ hoặc đến từ bên ngoài Trung quốc. ◎ Như: "hồ cầm" đàn Hồ, "hồ đào" cây hồ đào, "hồ tiêu" cây hồ tiêu.
7. (Tính) Xa xôi, dài lâu. ◇ Nghi lễ : "Vĩnh thụ hồ phúc" (Sĩ quan lễ ) Mãi hưởng phúc lâu dài.
8. (Phó) Làm càn, bừa bãi. ◎ Như: nói năng không được rành mạch gọi là "hàm hồ" , cũng viết là . Nói quàng gọi là "hồ thuyết" , làm càn gọi là "hồ vi" hay "hồ náo" đều noi cái ý ấy cả. ◇ Thủy hử truyện : "Hồ thuyết! Nhĩ đẳng yếu vọng sanh quái sự, phiến hoặc bách tính lương dân" ! , (Đệ nhất hồi) Nói bậy! Các người chỉ đặt chuyện quái gở, lừa dối (trăm họ) dân lành.
9. (Phó) Sao, sao vậy, làm sao. ◎ Như: "hồ bất" sao chẳng, "hồ khả" sao khá, sao được. ◇ Nguyễn Du : "Hồn hề! hồn hề! hồ bất quy?" (Phản Chiêu hồn ) Hồn ơi! hồn ơi! sao chẳng về?
10. (Đại) Nào, gì? ◇ Hán Thư : "Tướng quốc hồ đại tội? Bệ hạ hệ chi bạo dã?" ? ? (Tiêu Hà truyện ) Tướng quốc có tội nặng gì thế? Sao bệ hạ trói tàn bạo vậy?
11. Giản thể của chữ .
12. Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Yếm cổ, dưới cổ có mảng thịt sa xuống gọi là hồ. Râu mọc ở đấy gọi là hồ tu . Tục viết là .
② Cổ họng, nói năng không được rành mạch gọi là hàm hồ . Cũng viết là . Nói quàng gọi là hồ thuyết , làm càn gọi là hồ vi hay hồ náo đều noi cái ý ấy cả.
③ Sao vậy? dùng làm trợ từ, như hồ bất sao chẳng?, hồ khả sao khá?, sao được?, v.v.
④ Rợ Hồ.
⑤ Bát hồ, một đồ dùng về việc lễ.
⑥ Một thứ đồ binh hình cong có lưỡi đâm ngang.
⑦ Xa xôi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hồ (thời cổ Trung Quốc gọi các dân tộc thiểu số ở miền bắc và miền tây là Hồ, đồng thời cũng có ý chỉ nước ngoài, ngoại tộc): Người Hồ, dân tộc Hồ; 便 Quân Hồ thừa cơ quấy nhiễu (Lí Hoa: Điếu cổ chiến trường văn);
② Ẩu, bừa bãi, càn bậy, tầm bậy: Nói ẩu, nói tầm bậy;
③ (văn) Sao, cớ sao, vì sao, gì, cái gì: ? Cớ sao chẳng về? (Đào Uyên Minh: Quy khứ lai từ); ! Vì sao mà đến vậy! (Lí Bạch: Thục đạo nan); ? Làm sao có thể bắt chước theo được? (Lã thị Xuân thu); ? Quốc gia lấy gì phát cấp lương hướng cho họ? (Giả Nghị: Luận tích trữ sớ). 【】hồ vị [húwèi] (văn) Vì sao, cớ sao, tại sao?: ? Vì sao đến nay chưa được tặng phong để vào chầu? (Chiến quốc sách); ? Ôi chao! ông không phải là kẻ trộm ư? Vì sao mà cho ta thức ăn? (Lã thị Xuân thu);
④ (văn) Mảng thịt dưới cổ, yếm cổ;
⑤ (văn) Đen: Đứa thì ngạo Trương Phi đen, đứa thì cười Đặng Ngãi láu ăn (Lí Thương Ẩn: Kiêu nhi);
⑥ (văn) Dài lâu: Mãi mãi hưởng phúc lâu dài (Nghi lễ);
⑦ (văn) Một loại đồ tế thời cổ;
⑧ (văn) Một loại binh khí thời cổ (hình cong, có lưỡi đâm ngang);
⑨ [Hú] Nước Hồ (thời cổ, thuộc tỉnh An Huy ngày nay, bị Sở diệt năm 495 trước Công nguyên);
⑩ [Hú] (Họ) Hồ.

Từ điển Trần Văn Chánh

Râu chòm, râu cằm.【】hồ tử [húzê]
① Râu chòm, râu cằm;
② Thổ phỉ (cách gọi thổ phỉ của 9 tỉnh ở Đông Bắc Trung Quốc).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái yếm bò — Chỉ chung phần thịt rủ xuống ở dưới cổ loại thú — Phần cong của lưỡi dao — Tiếng người Trung Hoa thời xưa chỉ các giống dân thiểu số phía bắc — Họ người.

Từ ghép 17

hóa
huò ㄏㄨㄛˋ

hóa

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tiền tệ
2. hàng hóa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Của cải. ◎ Như: "tài hóa" của cải.
2. (Danh) Hàng hóa, thương phẩm. ◎ Như: "quốc hóa" hàng nhà nước bán ra, "bách hóa" hàng hóa thường dùng nói chung (quần áo, bát đĩa, ...).
3. (Danh) Tiền tệ. ◎ Như: "hóa tệ" tiền tệ.
4. (Danh) Tiếng dùng để chửi mắng. ◎ Như: "bổn hóa" đồ ngu, "xuẩn hóa" thứ đần độn.
5. (Động) Bán. ◇ Tây du kí 西: "Khước hựu điền viên hoang vu, y thực bất túc, chỉ đắc chước lưỡng thúc sài tân, thiêu hướng thị trần chi gian, hóa kỉ văn tiền, địch kỉ thăng mễ" , , , , , (Đệ nhất hồi) Lại thêm ruộng vườn hoang vu, áo cơm chẳng đủ, chỉ đẵn được vài bó củi, mang ra chợ, bán được mấy mấy đồng tiền, mua dăm thưng gạo.
6. (Động) Đút của, hối lộ. ◇ Mạnh Tử : "Vô xứ nhi quỹ chi, thị hóa chi dã" , (Công Tôn Sửu hạ ) Không có cớ gì mà đưa cho, thế là hối lộ vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Của, như hóa tệ của cải. Phàm vật gì có thể đổi lấy tiền được đều gọi là hóa.
② Bán, như sách Mạnh Tử nói vô xứ nhi quỹ chi, thị hóa chi dã không có cớ gì mà đưa cho, thế là bán đấy vậy.
③ Đút của.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hàng, hàng hóa: Đặt hàng; Nhập khẩu một số hàng hóa;
② Tiền, tiền tệ: Tiền tệ;
③ Bán Bán ra; Không có cớ gì mà đưa cho, thế là bán đó vậy (Mạnh tử);
④ (văn) Đút của;
⑤ (chửi) Đồ, thằng, con: Đồ ngu; Con đĩ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiền bạc — Vật đem bán lấy tiền được. Tức các loại hàng. Ta cũng gọi là hàng hóa — Đem bán — Cho tiền.

Từ ghép 31

Từ điển trích dẫn

1. Tu dưỡng đức hạnh. ◇ Trang Tử : "Bỉ hà nhân giả da? Tu hành vô hữu, nhi ngoại kì hình hài" , , (Đại tông sư ) Họ là người thế nào? Tu dưỡng đức hạnh, không có (lễ nghi), mà quên cả hình hài bên ngoài của mình.
2. Tu tập thực hành. ◇ Hán Thư : "Tu hành tiên vương chi đạo" (Nghiêm Bành Tổ truyện ) Tu tập thực hành đạo của các vua trước.
3. Học Phật, học đạo. ◇ Vương Kiến : "Tu hành cận nhật hình như hạc, Đạo dẫn đa thì cốt tự miên" , 綿 (Tặng Thái Thanh Lô đạo sĩ ) Tu hành gần đây hình hài (gầy gò) như chim hạc, Theo phép đạo dẫn lâu ngày xương (mềm yếu) tựa bông gòn.
4. Phiếm chỉ tiết tháo đức hạnh. ◇ Đông Quan Hán kí : "Đệ Ngũ Luân, tự Bá Ngư, Kinh Triệu Trường Lăng nhân, tu hành thanh bạch" , , , (Đệ Ngũ Luân truyện ) Đệ Ngũ Luân, tự Bá Ngư, người ở Trường Lăng, Kinh Triệu, tiết tháo đức hạnh thanh bạch.
5. Phẩm hạnh tốt. ◇ Lưu Hướng : "Nguyện đại vương tuyển lương phú gia tử hữu tu hành giả dĩ vi lại" (Thuyết uyển , Thiện thuyết ) Xin đại vương tuyển lựa con em nhà giàu lương thiện có phẩm hạnh tốt để làm chức lại.
6. Hành thiện tích đức.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ăn ở cư xử và làm theo đúng luật lệ của một tông giáo. Đoạn trường tân thanh : » Quy sưu quy Phật tu hàng bấy lâu «.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.