Từ điển trích dẫn

1. Chỉ chung các loại bánh ăn điểm tâm. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhất cá thái giam thác trước nhất kim bàn cao điểm chi thuộc tiến lai" (Đệ thập bát hồi) Một viên thái giám bưng lên một mâm bánh điểm tâm.

Từ điển trích dẫn

1. Cùng giường mà khác mộng. Nghĩa bóng: Cùng sống chung hoặc làm việc chung nhưng ý kiến, quan điểm, chí hướng khác biệt nhau. § Cũng nói "đồng sàng dị mộng" .
xiá ㄒㄧㄚˊ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vết trên viên ngọc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tì vết trên ngọc. ◇ Sử Kí : "Bích hữu hà, thỉnh chỉ thị vương" , (Liêm Pha Lạn Tương Như truyện ) Ngọc bích có vết, (thần) xin chỉ cho Đại vương xem.
2. (Danh) Điều lầm lỗi, khuyết điểm. ◎ Như: "hà tì" tì vết trên ngọc (ý nói lầm lẫn, sai trái). ◇ Pháp Hoa Kinh : "Hộ tích kì hà tì" (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Che dấu lỗi lầm của mình.
3. (Danh) Kẽ hở, khoảng trống. ◇ Tây du kí 西: "Hành giả tự môn hà xứ toản tương tiến khứ" (Đệ ngũ thập ngũ hồi) Hành Giả (đã biến thành con ong mật) từ kẽ cửa chui vào.

Từ điển Thiều Chửu

① Vết ngọc, điều lầm lỗi của người ta gọi là hà tì .

Từ điển Trần Văn Chánh

Tì, vết (của hòn ngọc). (Ngr) Khuyết điểm, thiếu sót: Ngọc trắng có tì, (Ngr) nói chung thì tốt, chỉ có khuyết điểm nhỏ thôi. Cg. [báibìweixiá].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái vết trên hoàn ngọc — Chỉ điều lầm lỗi, khuyết điểm.

Từ ghép 2

trừu tượng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

trừu tượng, không cụ thể

Từ điển trích dẫn

1. Về triết học, chỉ hoạt động tư tưởng, từ những sự vật riêng biệt, phân tích rút ra những điểm chung và tổng hợp thành khái niệm. § Nói tương đối với "cụ thể" .
2. Khái quát, chỉ do lí luận mà ra, không thể hoặc không có kinh nghiệm cụ thể. ◎ Như: "nhĩ đích thoại thuyết đắc thái trừu tượng liễu, năng bất năng cụ thể nhất điểm?" , ? điều anh nói khái quát mơ hồ quá, anh không thể nào nói cho cụ thể chính xác một chút được không?

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rút từ cái có hình tượng bên ngoài mà tạo thành cái hình tượng trong đầu óc — Không có hình thể.

Từ điển trích dẫn

1. Nhảy múa (theo điệu nhạc). § Cũng gọi là "vũ đạo" . ◇ Văn minh tiểu sử : "Chiêu liễu kỉ cá ca kĩ, khiêu vũ liễu bán điểm chung, khước hoa đáo bách thập khối dương tiền" , , (Đệ ngũ nhất hồi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhảy múa — Ngày nay chỉ một thú giải trí Tây phương, trong đó đàn ông đàn bà từng cặp dìu nhau bước hoặc nhảy theo nhạc. Ta gọi là Nhảy đầm.
hoảng
huǎng ㄏㄨㄤˇ

hoảng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái màn dũng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Màn che, bức mành, rèm cửa sổ. ◇ Đỗ Phủ : "Hà thời ỷ hư hoảng, Song chiếu lệ ngân can" , (Nguyệt dạ ) Bao giờ được tựa màn cửa trống, (Bóng trăng) chiếu hai ngấn lệ khô?
2. (Danh) "Hoảng tử" : (1) Cờ bài quán rượu, tấm biển quán rượu. (2) Bề ngoài, cái vỏ, chiêu bài, hình thức giả dối. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tuy nhiên, văn danh bất như kiến diện, không trường liễu nhất cá hảo mô dạng nhi, cánh thị cá một dược tính đích bạo trúc, chỉ hảo trang hoảng tử bãi" , , , , (Đệ thất thập thất hồi) Tuy nhiên, nghe tiếng không bằng gặp mặt, trông dáng người đẹp thế này, mà lại là cái xác pháo rỗng ruột, chỉ có cái mã ngoài tốt đẹp thôi.

Từ điển Thiều Chửu

① Màn dũng.
② Tục gọi cái cờ bài rượu là hoảng tử .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Màn che;
② (cũ) Cờ bài rượu, tấm biển quán rượu.【】hoảng tử [huăngzi] a. Tấm biển bán hàng (treo trước cửa hiệu); b. Lốt, chiêu bài, nhãn hiệu (dùng với ý xấu): Núp dưới chiêu bài cách mạng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tấm màn treo cửa — Tấm vải viết chữ quảng cáo bán rượu, treo tại các tửu điếm — Chỉ chung những sự tô điểm để thu hút người khác — Cũng gọi là Hoảng tử .

Từ ghép 1

Từ điển trích dẫn

1. Phấn sáp. § Đồ trang điểm của đàn bà. § Cũng gọi là "yên phấn" .
2. Mượn chỉ đàn bà con gái. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thẩm thẩm, nhĩ thị cá chi phấn đội lí đích anh hùng, liên na ta thúc đái đính quan đích nam tử dã bất năng quá nhĩ" , , (Đệ thập tam hồi) Thím ơi! Thím là bực anh hùng trong đám phấn son, ngay bọn con trai mũ cao áo dài cũng chẳng hơn được.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sáp tô môi và phấn thoa mặt, chỉ chung các đồ trang điểm của đàn bà — Cũng chỉ người đàn bà.
tì, tỳ
cī ㄘ, jì ㄐㄧˋ, zhài ㄓㄞˋ, zī ㄗ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vết, tật nhỏ, khuyết điểm. ◎ Như: "xuy mao cầu tì" bới lông tìm vết.
2. (Động) Trách móc, chê trách khe khắt. ◇ Tuân Tử : "Chánh nghĩa trực chỉ, cử nhân chi quá, phi hủy tì dã" , , (Bất cẩu ) Ngay chính chỉ thẳng, nêu ra lỗi của người, mà không chê bai trách bị.

Từ ghép 4

tỳ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bệnh
2. lỗi lầm

Từ điển Thiều Chửu

① Bệnh.
② Lầm lỗi, có ý khắc trách quá gọi là xuy mao cầu tì bới lông tìm vết.

Từ điển Trần Văn Chánh

Vết, tật (nhỏ), khuyết điểm, lầm lỗi, gùn, gút: Bới lông tìm vết; Nói chung thì tốt, chỉ có khuyết điểm nhỏ; Vải không gùn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bệnh tật — Vết bẩn, xấu — Lầm lỗi.

Từ ghép 1

cương
gāng ㄍㄤ

cương

phồn thể

Từ điển phổ thông

dây cáp

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Giềng lưới (tức sợi dây to làm đầu mối trong lưới). ◇ Đỗ Phủ : "Thương giang ngư tử thanh thần tập, Thiết võng đề cương thủ ngư cấp" , (Hựu quan đả ngư ) Ở trên sông xanh những người đánh cá tụ tập buổi sớm, Xếp đặt giềng lưới bắt cá vội vàng.
2. (Danh) Phần chủ yếu của sự vật. ◎ Như: "đề cương khiết lĩnh" nắm giữ những phần chủ yếu.
3. (Danh) Phép tắc, trật tự. ◎ Như: "cương kỉ" giềng mối, "cương thường" đạo thường của người gồm: "tam cương" ("quân thần, phụ tử, phu phụ" , , ) và "ngũ thường" ("nhân, lễ, nghĩa, trí, tín" ).
4. (Danh) Nhóm người tụ tập cùng nhau để chuyên chở hàng hóa buôn bán. ◎ Như: "trà cương" bọn buôn trà.
5. (Danh) Một cấp của hệ thống phân loại trong sinh vật học: "giới, môn, cương, mục, khoa, thuộc, chủng" , , , , , , . ◎ Như: "bộ nhũ cương" loài có vú (cho bú).

Từ điển Thiều Chửu

① Giềng lưới. Lưới có giềng mới kéo được các mắt, cho nên cái gì mà có thống hệ không thể rời được đều gọi là cương. Cương thường đạo thường của người gồm: tam cương là quân thần, phụ tử, phu phụ , ngũ thường là nhân, lễ, nghĩa, trí, tín .Cương kỉ giềng mối, v.v.
② Phàm sự gì lấy một cái làm cốt rồi chia ra các ngành đều gọi là cương. Như sử cương mục nghĩa là lối chép sử theo cách này.
③ Vận tải hàng hóa kết từng bọn đi cũng gọi là cương, như trà cương tụi buôn chè (trà).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cái rường (giềng) của lưới;
② Những phần (điểm) chủ yếu: Nắm những điểm chủ yếu;
③ Cương lĩnh: Cương lĩnh chung;
④ (sinh) Lớp: Lớp động vật có vú;
⑤ (văn) Bọn người chở hàng đi buôn: Bọn buôn trà.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái giây lớn ở miệng lưới đánh cá, để kéo cả cái lưới lên — Phần chủ yếu.

Từ ghép 16

cương
gāng ㄍㄤ

cương

giản thể

Từ điển phổ thông

dây cáp

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cái rường (giềng) của lưới;
② Những phần (điểm) chủ yếu: Nắm những điểm chủ yếu;
③ Cương lĩnh: Cương lĩnh chung;
④ (sinh) Lớp: Lớp động vật có vú;
⑤ (văn) Bọn người chở hàng đi buôn: Bọn buôn trà.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 2

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.