Từ điển trích dẫn

1. Tham dự chiến tranh hoặc chiến đấu. ◎ Như: "Mĩ quốc đích tham chiến đối đệ nhị thứ thế giới đại chiến hữu trọng đại đích ảnh hưởng" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dự vào việc đánh nhau.
loạn
luàn ㄌㄨㄢˋ

loạn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. lẫn lộn
2. rối
3. phá hoại

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Mất trật tự, lộn xộn. ◎ Như: "loạn binh" quân lính vô trật tự, "hỗn loạn" lộn xộn, hỗn độn.
2. (Tính) Bối rối, tối tăm, không yên. ◎ Như: "tâm tự phiền loạn" nỗi lòng rối bời, "tinh thần mậu loạn" tinh thần tối tăm mê mẩn.
3. (Tính) Có chiến tranh, có giặc giã, không an ổn. ◎ Như: "loạn bang" nước có giặc giã, nước không thái bình.
4. (Tính) Có khả năng trị yên, đem lại trật tự. ◇ Tả truyện : "Võ vương hữu loạn thần thập nhân" (Tương Công nhị thập hữu bát niên ) Võ vương có mười người bầy tôi giỏi trị yên.
5. (Động) Lẫn lộn. ◎ Như: "dĩ giả loạn chân" làm giả như thật. ◇ Hậu Hán Thư : "Khủng kì chúng dữ Mãng binh loạn, nãi giai chu kì mi dĩ tương thức biệt" , (Lưu Bồn Tử truyện ) Sợ dân chúng lẫn lộn với quân Mãng, bèn đều bôi đỏ lông mày để nhận mặt nhau.
6. (Động) Phá hoại. ◎ Như: "hoại pháp loạn kỉ" phá hoại pháp luật.
7. (Động) Cải biến, thay đổi. ◇ Hàn Dũ : "Tuần tựu lục thì, nhan sắc bất loạn, dương dương như thường" , , (Trương Trung Thừa truyện hậu tự ) Tới khi bị đem ra giết, mặt không biến sắc, hiên ngang như thường.
8. (Động) Dâm tà. ◎ Như: "dâm loạn" dâm tà. ◇ Liêu trai chí dị : "Vương tâm bất năng tự trì, hựu loạn chi" , (Đổng Sinh ) Vương trong lòng không giữ gìn được, lại dâm dục.
9. (Danh) Tình trạng bất an, sự gây rối. ◇ Sử Kí : "Ư thị Sở thú tốt Trần Thắng, Ngô Quảng đẳng nãi tác loạn" , (Lí Tư truyện ) Do đó, bọn lính thú nước Sở là Trần Thắng, Ngô Quảng làm loạn.
10. (Danh) Chương cuối trong khúc nhạc ngày xưa. ◇ Luận Ngữ : "Sư Chí chi thủy, Quan Thư chi loạn, dương dương hồ doanh nhĩ tai" , , (Thái Bá ) Nhạc sư Chí (điều khiển), khúc đầu và đoạn kết bài Quan Thư, đều hay đẹp và vui tai thay!
11. (Phó) Càn, bừa, lung tung. ◎ Như: "loạn bào" chạy lung tung, "loạn thuyết thoại" nói năng bừa bãi.
12. Tục thường viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Loạn, bối rối không yên gọi là loạn, như loạn thế .
② Giặc giã, quân lính đánh giết bừa bãi gọi là loạn.
③ Rối rít, như loạn ti tơ rối.
④ Tối tăm, như tinh thần mậu loạn tinh thần tối tăm mê mẩn.
⑤ Phá hoại, như hoại pháp loạn kỉ phá hoại phép luật.
⑥ Dâm tà, như trong họ chim chuột lẫn nhau gọi là loạn dâm .
⑦ Trị yên, như Võ-vương hữu loạn thần thập nhân vua Võ-vương có mười người bầy tôi trị loạn.
⑧ Chữ dùng cho dứt câu ca nhạc, như quan thư chi loạn cuối thơ quan thư. Tục thường viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mất trật tự, lộn xộn, rối, rối rít, ồn ào, xôn xao: Ở đây ồn ào quá; Tiếng người tiếng ngựa rối inh cả lên; 稿 Bài văn chữa lộn xộn quá, phải chép lại mới được;
Chiến tranh, loạn, loạn lạc: Biến loạn: Phiến loạn;
③ Gây rắc rối, làm lộn xộn: Quấy rối; Gây rối loạn; Đánh tráo;
④ Rối bời, bối rối, rối trí: Tâm tư rối bời;
⑤ Bậy, bừa, ẩu, càn, lung tung: Ăn bậy; Chạy bừa; Chủ trương lung tung; Nói bậy làm càn;
⑥ Loạn (dâm): Loạn dâm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lộn xộn, mất trật tự — Chỉ tính tình không yên, rối reng — Chỉ chiến tranh.

Từ ghép 48

Từ điển trích dẫn

1. Phiếm chỉ vũ khí.
2. Tỉ dụ việc binh, chiến tranh. ◇ Luận Ngữ : "Bang phân băng li tích nhi bất năng thủ dã, nhi mưu động can qua ư bang nội" , (Quý thị ) Nước chia rẽ lìa tan mà không biết bảo vệ, lại mưu toan gây chiến tranh trong nước.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tấm lá chắn và cái mác, hai thứ binh khí thời xưa. Chỉ tình trạng chiến tranh.

binh mã

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. lính và ngựa
2. quân đội

Từ điển trích dẫn

1. Binh sĩ và ngựa chiến. Cũng phiếm chỉ quân đội. ◇ Kì Thủy Nguyên : "Năng xuy động thập vạn binh mã" (Tam bất xuy ) Có thể thôi động mười vạn binh mã.
2. Mượn chỉ chiến tranh, chiến sự. ◇ Đỗ Phủ : "Cố quốc do binh mã, Tha hương diệc cổ bề" , (Xuất quách ) Nước nhà còn chinh chiến, Quê người cũng binh đao.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khí giới và ngựa, chỉ chung các vật dụng và phương tiện chiến tranh. — Chỉ sức mạnh quân đội. — Chỉ một toán cưỡi ngựa.

Từ điển trích dẫn

1. Khí giới và quân trang. Cũng chỉ quân lữ, quân sự, chiến tranh hoặc binh tướng, v.v. ◇ Đỗ Phủ : "Binh cách kí vị tức, Nhi đồng tận đông chinh" , (Khương thôn ) Chiến tranh chưa chấm dứt, Con cái đều phải đi đánh xa ở miền đông.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ chung chí giới và quân trang — Cũng chỉ việc chiến tranh.

binh nhung

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vũ khí

Từ điển trích dẫn

1. Chiến tranh, chiến loạn. ◇ Tào Phi : "Kim binh nhung thủy tức, vũ nội sơ định" , (Cấm phục tư cừu chiếu ) Nay chiến tranh vừa ngừng, thiên hạ mới được yên ổn.
2. Quân lính, quân đội. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Luyện binh nhung, cẩn thành bích" , (Thôi ủy thần hạ luận ) Huấn luyện quân đội, thận trọng (phòng bị) thành trì.
3. Tỉ dụ tranh chấp.
4. Chỉ binh khí.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như Binh nhu — Như Binh cách — Lính tráng.

Từ điển trích dẫn

1. Chi phí dùng vào việc chiến tranh. ◇ Chiến quốc sách : "Ngũ quốc bãi, tất công Thị Khâu, dĩ thường binh phí" , , (Hàn sách nhất ) Năm nước bãi binh, tất sẽ đánh Thị Khâu, để bù vào binh phí.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sự tốn kém vì chỉ dùng vào việc chiến tranh.
dịch
yì ㄧˋ

dịch

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đi thú ngoài biên thùy
2. việc quân

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đi thú ngoài biên thùy. ◎ Như: "viễn dịch" đi thú xa.
2. (Động) Sai khiến. ◎ Như: "dịch lệnh" sai bảo.
3. (Danh) Lao dịch, việc nặng nhọc. ◇ Tam quốc chí : "Binh cửu bất xuyết, dân khốn ư dịch" , (Tôn Quyền truyện ) Quân lâu không được nghỉ ngơi, dân khổ sở vì lao dịch.
4. (Danh) Sự việc, sự kiện.
5. (Danh) Chức trách, chức phận. ◇ Lục Du : "Vạn vật các hữu dịch" (Hiểu phú ) Muôn vật đều có phận sự của mình.
6. (Danh) Kẻ hầu hạ, tôi tớ, người để sai bảo. ◎ Như: "tư dịch" kẻ hầu hạ.
7. (Danh) Môn sinh, đệ tử.
8. (Danh) Binh lính, quân hầu, quân làm phục dịch.
9. (Danh) Việc quân, chiến trận, chiến tranh, chiến dịch. ◎ Như: Tả truyện chép "Thành Bộc chi dịch" việc đánh nhau ở Thành Bộc.
10. (Danh) Hàng lối.

Từ điển Thiều Chửu

① Ði thú ngoài biên thùy. Ði thú xa gọi là viễn dịch .
② Việc quân cũng gọi là dịch. Như Tả truyện chép Thành-bộc chi dịch việc đánh nhau ở Thành-bộc.
③ Sai khiến, kẻ hầu gọi là tư dịch .
④ Hàng lối.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đi thú ngoài biên ải: Đi thú xa; Chàng đang làm lính thú (Thi Kinh);
② Phục dịch: Chế độ quân dịch;
③ Sai khiến: Tôi tớ; Người hầu;
Chiến dịch, trận đánh:

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Việc đóng quân giữ biên giới — Việc nhà binh — Việc nặng nhọc — Sai khiến — Kẻ bị sai khiến.

Từ ghép 28

Từ điển trích dẫn

1. Vẻ mặt cung kính sợ sệt. ◇ Luận Ngữ : "Bột như chiến sắc, túc súc súc, như hữu tuần" , , (Hương đảng ) Biến sắc mặt như cung kính sợ sệt, chân rón rén bước như noi theo vật gì.
2. Vẻ sắc không khí chiến tranh. ◇ Dương Thừa : "Vân hà hữu chiến sắc" (Giáp Tí tuế thư sự ) Mây và ráng mang vẻ sắc chiến tranh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ mặt sợ sệt kính cẩn.
nhị
èr ㄦˋ

nhị

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hai, 2

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Số hai.
2. (Tính) Thứ hai. ◎ Như: "nhị thứ thế giới đại chiến" chiến tranh thế giới lần thứ hai.
3. (Tính) Không chuyên nhất, có hai dạng. ◇ Tân Đường Thư : "Khẩu vô nhị ngôn" (Vệ Đại Kinh truyện ) Miệng chỉ nói lời chuyên nhất.
4. (Động) Thay đổi, cải biến. ◇ Tả truyện : "Hữu tử vô nhị" (Hi Công thập ngũ niên ) Thà chết chứ không thay lòng đổi dạ.
5. (Động) Sánh ngang, có hai. ◇ Sử Kí : "Thử sở vị công vô nhị ư thiên hạ, nhi lược bất thế xuất giả dã" , (Hoài Âm Hầu truyện ) Như thế có thể nói công ấy không ai sánh ngang trong thiên hạ, mà mưu lược ấy không phải đời nào cũng có.

Từ điển Thiều Chửu

① Hai, tên số đếm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hai;
② Thứ hai, bậc hai: Chiến tranh thế giới lần thứ hai; Loại hàng bậc hai;
③ Thay đổi, không chuyên nhất: Không thách giá; Chết thì chết chứ không thay lòng đổi dạ; Không chuyên nhất một việc thì sự nghiệp sẽ thất bại (Hậu Hán thư);
④ (văn) Có hai, sánh ngang: Như thế gọi là công lao không có hai (không có ai sánh ngang) trong thiên hạ (Sử kí: Hoài Âm hầu liệt truyện).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Số hai — Khác. Không thuần nhất — Nghi ngờ — Hạng thứ. Hạng nhì — Phụ ( so với chính ) — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Nhị.

Từ ghép 26

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.