khả thị

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhưng, tuy nhiên

Từ điển trích dẫn

1. Cùng với. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Tử Kính khả thị tiên bối thùy bỉ?" ? (Thế thuyết tân ngữ , Phẩm tào ) Tử Kính sánh với bậc tiền bối nào được?
2. Há, sao lại, chẳng lẽ. ◇ Tây du kí 西: "Na lí tẩu! Thử gian khả thị tranh đấu chi xứ?" ! ? (Đệ ngũ thập bát hồi) Đi đâu! Nơi này chẳng lẽ là chỗ đánh nhau đó hả?
3. Phải không, có phải. § Dùng như "thị phủ" . ◇ Dương Vạn Lí : "Ngư gia khả thị yếm trần hiêu?" ? (Quá Bảo Ứng huyện tân khai hồ ) Ông chài có phải đã chán chốn bụi bặm ồn ào rồi chăng?
4. Chính là.
5. Hoặc là, hay là. § Biểu thị nghi vấn.
6. Đúng là, thật là.
7. Nhưng. § Dùng như "đãn thị" . ◇ Lão Xá : "Thụy Toàn dã khán đáo nguy hiểm, khả thị chỉ cảm đáo hưng phấn, nhi hào vô bất an dữ khủng cụ" , , (Tứ thế đồng đường , Tam ) Thụy Toàn cũng nhìn thấy hiểm nguy, nhưng chỉ cảm thấy hăng hái mà không có chút gì lo lắng hoảng sợ.

Từ điển trích dẫn

1. Ngoài miệng nói là phải, trong lòng nghĩ là trái, chỉ sự dối trá.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngoài miệng nói là phải, trong lòng nghĩ là trái, chỉ sự dối trá.

Từ điển trích dẫn

1. Chăm chỉ và làm việc giỏi. ◇ Trần Thư : "Dạ tắc tảo khởi, hất mộ bất hưu, quân trung mạc bất phục kì cần cán" , , (Trình Văn Quý truyện ) (Trình Văn Quý) đêm thì dậy sớm, đến chiều tối không nghỉ, trong quân không ai mà không cảm phục ông là người chăm chỉ giỏi giang.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Siêng năng và giỏi làm việc.

Từ điển trích dẫn

1. Chăm chỉ và dè sẻn. ◇ Cảnh thế thông ngôn : "Trị gia cần kiệm, bất khẳng vọng phí nhất tiền" , (Quế viên ngoại đồ cùng sám hối ) Coi sóc nhà siêng năng và tiết kiệm, không chịu uổng phí một đồng tiền.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chăm chỉ và dè sẻn. Thơ Nguyễn Khuyến có câu: » Cần kiệm thế mà không khá nhỉ «.

Từ điển trích dẫn

1. Thuật ngữ của Cơ Đốc giáo, chỉ điều lỗi lầm mà con người phạm phải ngay từ lúc đầu, tức tội tổ tông, tội của Adam và Eva đã vi phạm mệnh lệnh của Thượng đế.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Danh từ Ki tô giáo, chỉ điều lỗi lầm mà con người phạm phải ngay từ lúc đầu, tức tội tổ tông, tội của Adam và bà Eva.

Từ điển trích dẫn

1. Chán lo liệu việc triều chính. Sau thường chỉ sự ở ngôi vị cao mà xin từ quan. ◇ Thư Kinh : "Trẫm trạch đế vị, tam thập hữu tam tải, mạo kì quyện ư cần" , , (Đại Vũ mô ) Trẫm ở ngôi vua đã ba mươi ba năm, nay già yếu mệt mỏi, chán việc triều chính rồi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chán sợ cảnh cực nhọc vất vả — Còn chỉ việc ở ngôi vị cao mà xin cáo quan — Kinh thơ; Lão kì quyện vu cần ( Lớn tuổi chán ghét chuyện mệt mỏi )» Quyện cần rồi lại xuất gia « ( Đại Nam Quốc Sử ).

Từ điển trích dẫn

1. Quân cưỡi ngựa mạnh như con báo. Chỉ kị binh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Toán quân cưỡi ngựa mạnh như con báo. Một tên chỉ kị binh.

Từ điển trích dẫn

1. Phá vòng vây.◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Chúng tướng các tự hỗn chiến, chỉ hữu Tổ Mậu cân định Tôn Kiên, đột vi nhi tẩu" , , (Đệ ngũ hồi) Các tướng đánh nhau hỗn loạn, chỉ có Tổ Mậu theo Tôn Kiên phá vòng vây chạy.

Từ điển trích dẫn

1. Binh sĩ ở bên mình vua để hộ vệ.
2. Chỉ quân sĩ túc trực trong cung cấm giữ việc canh gác bảo vệ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người vệ sĩ đứng dưới thềm vua — Sau chỉ dáng điệu oai nghiêm, như người vệ sĩ đứng dưới thềm vua.

Từ điển trích dẫn

1. Chỗ rách, chỗ hở (quần áo, giày dép...). ◇ Phương Hồi : "Hoại ốc như tệ y, Tùy ý bổ phá trán" , (Đăng ốc đông san tác ).
2. Sơ hở, thiếu sót, khuyết điểm. § Cũng viết là "phá trám" . ◇ Hồng Lâu Mộng : "Ngã tựu phạ hữu nguyên cố, lưu thần sưu liễu nhất sưu, cánh nhất điểm phá trán nhi đô một hữu" , , (Đệ nhị thập nhất hồi) Tôi cũng ngờ có gì khác chăng, nên đã để ý lục lọi từng tí một, nhưng không thấy thiếu sót gì cả.
3. Rách, sút. ◇ Thành Đình Khuê : "Thích thích phục thích thích, bạch đầu tàn binh hướng nhân khấp. Đoản y phá trán lộ lưỡng trửu, tự thuyết hành niên kim thất thập" , . , (Thích thích hành ).
4. Chỉ việc xấu xa hoặc hành vi vượt ra ngoài quy củ. ◇ Lí Ngư : "Giá thoại thuyết đắc kì quái, nan đạo ngã nữ nhi hữu liễu phá trán bất thành?" , ? (Phong tranh ngộ , Hôn náo ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đường rách — Đường khâu bị sút chỉ.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.