doãn, duẫn
yǔn ㄩㄣˇ

doãn

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đồng ý, chấp thuận, cho phép. ◎ Như: "ứng duẫn" chấp thuận. ◇ Tây sương kí 西: "Bần tăng nhất thì ứng duẫn liễu, khủng phu nhân kiến trách" , (Đệ nhất bổn , Đệ tứ chiết) Bần tăng đã trót nhận lời, sợ bà lớn trách cập.
2. (Phó) Thật là. ◇ Thi Kinh : "Độ kì tịch dương, Bân cư duẫn hoang" , (Đại nhã , Công lưu ) Phân định ruộng đất ở phía tịch dương, Đất nước Bân thật là rộng rãi.
3. (Tính) Thích hợp, thỏa đáng. ◎ Như: "bình duẫn" (xử đoán) công bằng.
4. (Danh) Họ "Duẫn".
5. § Ghi chú: Cũng đọc là "doãn".

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thật lòng tin tưởng — Kẻ nịnh — Bằng lòng, cho phép — Thỏa đáng.

Từ ghép 7

duẫn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thành thực
2. xứng đáng, phải chăng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đồng ý, chấp thuận, cho phép. ◎ Như: "ứng duẫn" chấp thuận. ◇ Tây sương kí 西: "Bần tăng nhất thì ứng duẫn liễu, khủng phu nhân kiến trách" , (Đệ nhất bổn , Đệ tứ chiết) Bần tăng đã trót nhận lời, sợ bà lớn trách cập.
2. (Phó) Thật là. ◇ Thi Kinh : "Độ kì tịch dương, Bân cư duẫn hoang" , (Đại nhã , Công lưu ) Phân định ruộng đất ở phía tịch dương, Đất nước Bân thật là rộng rãi.
3. (Tính) Thích hợp, thỏa đáng. ◎ Như: "bình duẫn" (xử đoán) công bằng.
4. (Danh) Họ "Duẫn".
5. § Ghi chú: Cũng đọc là "doãn".

Từ điển Thiều Chửu

① Thành thực.
② Ðáng, như bình duẫn xử đoán phải chăng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cho phép, ưng cho: Không được xét cho phép, liền thẹn bỏ về (Hàn Dũ: Thượng Trịnh Thượng thư tướng công khải);
Công bằng, phải chăng: Xử án công bằng (phải chăng) (Hậu Hán thư); Công bằng;
③ (văn) Thực, thành thực, chân thực, đích xác, xác thực: Đêm ngày ban bố mệnh lệnh của ta, đều phải thành thực (Thượng thư: Thuấn điển); ! Thành thực thay người quân tử! (Thi Kinh: Tiểu nhã, Xa công); Nơi đất Bân này thật là to lớn (Thi Kinh: Đại nhã, Công lưu).

Từ ghép 4

sī ㄙ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

riêng, việc riêng, của riêng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sự vật thuộc về cá nhân, riêng từng người. Đối lại với "công" . ◎ Như: "đại công vô tư" thật công bình thì không có gì riêng rẽ thiên lệch.
2. (Danh) Tài sản, của cải. ◎ Như: "gia tư" tài sản riêng.
3. (Danh) Lời nói, cử chỉ riêng mình. ◇ Luận Ngữ : "Thối nhi tỉnh kì tư, diệc túc dĩ phát. Hồi dã bất ngu" 退, (Vi chánh ) Lui về suy xét nết hạnh của anh ấy, cũng đủ lấy mà phát huy (điều học hỏi). (Nhan) Hồi không phải là ngu.
4. (Danh) Chỉ chồng của chị hoặc em gái (thời xưa). ◇ Thi Kinh : "Hình Hầu chi di, Đàm công vi tư" , (Vệ phong , Thạc nhân ) (Trang Khương) là dì của vua nước Hình, Vua Đàm là anh (em) rể.
5. (Danh) Hàng hóa lậu (phi pháp). ◎ Như: "tẩu tư" buôn lậu, "tập tư" lùng bắt hàng lậu.
6. (Danh) Bộ phận sinh dục nam nữ. ◇ Viên Mai : "Nhiên quần liệt tổn, ki lộ kì tư yên" , (Y đố ) Áo quần rách nát, để lộ chỗ kín của mình ra
7. (Danh) Bầy tôi riêng trong nhà (gia thần).
8. (Danh) Áo mặc thường ngày, thường phục.
9. (Tính) Riêng về cá nhân, từng người. ◎ Như: "tư trạch" nhà riêng, "tư oán" thù oán cá nhân, "tư thục" trường tư, "tư sanh hoạt" đời sống riêng tư.
10. (Tính) Nhỏ, bé, mọn.
11. (Tính) Trái luật pháp, lén lút. ◎ Như: "tư diêm" muối lậu, "tư xướng" gái điếm bất hợp pháp.
12. (Phó) Ngầm, kín đáo, bí mật. ◇ Sử Kí : "Dữ tư ước nhi khứ" (Phạm Thư Thái Trạch truyện ) (Hai người) cùng bí mật hẹn với nhau rồi chia tay.
13. (Phó) Thiên vị, nghiêng về một bên. ◇ Lễ Kí : "Thiên vô tư phúc, địa vô tư tái, nhật nguyệt vô tư chiếu" , , (Khổng Tử nhàn cư ) Trời không nghiêng về một bên, đất không chở riêng một cái gì, mặt trời mặt trăng không soi sáng cho riêng ai.
14. (Động) Thông gian, thông dâm. ◇ Liêu trai chí dị : "Kiến nhất nữ tử lai, duyệt kì mĩ nhi tư chi" , (Đổng Sinh ) Thấy một cô gái tới, thích vì nàng đẹp nên tư thông với nàng.
15. (Động) Tiểu tiện.

Từ điển Thiều Chửu

① Riêng, cái gì không phải là của công đều gọi là tư, như tư tài của riêng, tư sản cơ nghiệp riêng, v.v.
② Sự bí ẩn, việc bí ẩn riêng của mình không muốn cho người biết gọi là tư. Vì thế việc thông gian thông dâm cũng gọi là tư thông .
③ Riêng một, như tư ân ơn riêng, tư dục (cũng viết là ) lòng muốn riêng một mình.
④ Cong queo.
⑤ Anh em rể, con gái gọi chồng chị hay chồng em là tư.
⑥ Bầy tôi riêng trong nhà (gia thần).
⑦ Các cái thuộc về riêng một nhà.
⑧ Ði tiểu.
⑨ Áo mặc thường.
⑩ Lúc ở một mình.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Riêng, tư: Việc tư; Thư riêng; Chí công vô tư;
② Không thuộc của công: Trường tư; Công tư hợp doanh;
③ Bí mật và trái phép: Hàng lậu; Buôn lậu;
④ Kín, riêng;
⑤ (văn) Thông dâm.【】tư thông [sitong] a. Ngấm ngầm cấu kết với địch, thông đồng với giặc; b. Thông dâm;
⑥ (văn) Cong queo;
⑦ (văn) Anh rể hoặc em rể (của người con gái, tức chồng của chị hoặc chồng của em gái);
⑧ (văn) Bầy tôi riêng trong nhà, gia thần;
⑨ (văn) Áo mặc thường;
⑩ (văn) Lúc ở một mình;
⑪ (văn) Đi tiểu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây lúa — Kín đáo — Có ý gian, tính điều lợi cho mình — Riêng ( trái với chung ). Đoạn trường tân thanh : » Công tư vẹn cả đôi bề «.

Từ ghép 34

Từ điển trích dẫn

1. Tương truyền Đậu Nghị kén rể, cho vẽ hai con công trên bình phong, ngầm có ý rằng người nào bắn trúng mắt thì được chọn. Đường Cao Tổ Lí Uyên bắn trúng, Đậu Nghị bèn gả con gái cho (Cựu Đường thư ). § Nay dùng những thành ngữ "tước bình trúng tuyển" , "bình khai kim khổng tước" , "tước bình trúng mục" để chỉ việc được chọn làm con rể.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tấm bình phong vẽ chim sẻ. Chỉ sự cầu hôn, hoặc kén rể. Do điển Đậu công đời Sơ Đường, vẽ chim sẻ lên tấm bình phong, hẹn rằng ai bắn trúng mắt chim sẻ thì gả con gái cho.
cai, giai
gāi ㄍㄞ

cai

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

một vạn vạn (trăm triệu)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ đất hoang ở xa. ◎ Như: "cửu cai" đất hoang ngoài chín châu, "cai duyên" chỗ đất rộng ở xa.
2. (Danh) Giới hạn, biên tế. ◇ Dương Hùng : "Trùng ngân lũy cai" (Vệ úy châm ) Chồng chất bờ cõi giới hạn.
3. (Danh) Số mục. Ngày xưa, mười "triệu" là một "kinh" , mười "kinh" là một "cai" (Thái Bình Ngự Lãm , Công nghệ bộ , Số ).

Từ điển Thiều Chửu

① Cai, vạn vạn gọi là cai.
② Chỗ đất bỏ hoang xa ngoài chín châu gọi là cửu cai bát duyên vì thế nên chỗ đất rộng mà xa gọi là cai duyên .
③ Một âm là giai. Bậc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đất rộng lớn trong tám cực: Trị lí một vùng rộng lớn trong tám cực (Dương Hùng: Đại hồng lư châm); Chỗ đất hoang xa ngoài chín châu; Chỗ đất rộng và xa;
② Giới hạn;
③ Bậc thềm (dùng như , bộ );
④ Cai (bằng một vạn vạn): Mười triệu gọi là kinh, mười kinh gọi là cai (Thái bình ngự lãm).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vùng đất xa — Giới hạn — Một trăm triệu.

Từ ghép 1

giai

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ đất hoang ở xa. ◎ Như: "cửu cai" đất hoang ngoài chín châu, "cai duyên" chỗ đất rộng ở xa.
2. (Danh) Giới hạn, biên tế. ◇ Dương Hùng : "Trùng ngân lũy cai" (Vệ úy châm ) Chồng chất bờ cõi giới hạn.
3. (Danh) Số mục. Ngày xưa, mười "triệu" là một "kinh" , mười "kinh" là một "cai" (Thái Bình Ngự Lãm , Công nghệ bộ , Số ).

Từ điển Thiều Chửu

① Cai, vạn vạn gọi là cai.
② Chỗ đất bỏ hoang xa ngoài chín châu gọi là cửu cai bát duyên vì thế nên chỗ đất rộng mà xa gọi là cai duyên .
③ Một âm là giai. Bậc.
hám, đảm
dàn ㄉㄢˋ, hàn ㄏㄢˋ

hám

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ăn năn, hối hận

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sự hối tiếc, niềm ăn năn. ◎ Như: "di hám" ân hận. ◇ Nguyễn Du : "Bình sinh trực đạo vô di hám" (Âu Dương Văn Trung Công mộ ) Bình sinh theo đường ngay, lòng không có gì hối tiếc.
2. (Danh) Chỉ người mang lòng oán hận. ◇ Tả truyện : "Nhị hám vãng hĩ, phất bị, tất bại" , , (Tuyên Công thập nhị niên ).
3. (Động) Giận, oán hận. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Kí hoàn, tri mẫu hám chi bất dĩ, nhân quỵ tiền thỉnh tử" , , (Thế thuyết tân ngữ , Đức hạnh ).
4. (Tính) Hối hận, không vừa ý. ◎ Như: "hám sự" .
5. Một âm là "đảm". (Tính) Bất an, không yên. ◎ Như: "đảm sảng" thương xót không yên lòng.

Từ điển Thiều Chửu

① Giận, ăn năn.
② Thù giận.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tiếc, đáng tiếc, hối tiếc, hối hận, ăn năn, (thiếu) sót: Lấy làm đáng tiếc; Thiếu sót; Đáng tiếc;
② (văn) Giận, thù giận.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giận ghét — Không được vừa lòng.

Từ ghép 2

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sự hối tiếc, niềm ăn năn. ◎ Như: "di hám" ân hận. ◇ Nguyễn Du : "Bình sinh trực đạo vô di hám" (Âu Dương Văn Trung Công mộ ) Bình sinh theo đường ngay, lòng không có gì hối tiếc.
2. (Danh) Chỉ người mang lòng oán hận. ◇ Tả truyện : "Nhị hám vãng hĩ, phất bị, tất bại" , , (Tuyên Công thập nhị niên ).
3. (Động) Giận, oán hận. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Kí hoàn, tri mẫu hám chi bất dĩ, nhân quỵ tiền thỉnh tử" , , (Thế thuyết tân ngữ , Đức hạnh ).
4. (Tính) Hối hận, không vừa ý. ◎ Như: "hám sự" .
5. Một âm là "đảm". (Tính) Bất an, không yên. ◎ Như: "đảm sảng" thương xót không yên lòng.
cổ, giá, giả
gǔ ㄍㄨˇ, jiǎ ㄐㄧㄚˇ, jià ㄐㄧㄚˋ

cổ

phồn thể

Từ điển phổ thông

cửa hàng buôn bán

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nhà buôn, thương nhân. ◎ Như: "thương cổ" nhà buôn. ◇ Tô Thức : "Thương cổ tương dữ ca ư thị" (Hỉ vủ đình kí ) Các nhà buôn cùng nhau ca hát ở chợ.
2. (Động) Mua vào. ◇ Tả truyện : "Bình Tử mỗi tuế cổ mã" (Chiêu Công nhị thập cửu niên ) Bình Tử mỗi năm mua ngựa.
3. (Động) Bán ra. ◎ Như: "dư dũng khả cổ" dũng cảm có thừa (bán ra được).
4. (Động) Chuốc lấy. ◎ Như: "cổ họa" chuốc vạ, "cổ oán" chuốc lấy oán hận.
5. Một âm là "giá". (Danh) § Thông "giá" .
6. Lại một âm là "giả". (Danh) Họ "Giả".

Từ điển Thiều Chửu

① Cửa hàng, tích hàng trong nhà cho khách đến mua gọi là cổ, như thương cổ buôn bán, đem hàng đi bán gọi là thương , bán ngay ở nhà gọi là cổ .
② Mua, chuốc lấy.
③ Một âm là giá. Cùng nghĩa với chữ giá nghĩa là giá bán, giá hàng.
④ Lại một âm là giả. Họ Giả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhà buôn, thương nhân;
② Buôn bán;
③ (văn) Bán (hàng);
④ (văn) Mua, chuốc lấy. Xem [jiă], [jià].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Buôn bán — Bán ra — Một âm khác là Giả — Cũng còn dùng như chữ Giá .

Từ ghép 3

giá

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nhà buôn, thương nhân. ◎ Như: "thương cổ" nhà buôn. ◇ Tô Thức : "Thương cổ tương dữ ca ư thị" (Hỉ vủ đình kí ) Các nhà buôn cùng nhau ca hát ở chợ.
2. (Động) Mua vào. ◇ Tả truyện : "Bình Tử mỗi tuế cổ mã" (Chiêu Công nhị thập cửu niên ) Bình Tử mỗi năm mua ngựa.
3. (Động) Bán ra. ◎ Như: "dư dũng khả cổ" dũng cảm có thừa (bán ra được).
4. (Động) Chuốc lấy. ◎ Như: "cổ họa" chuốc vạ, "cổ oán" chuốc lấy oán hận.
5. Một âm là "giá". (Danh) § Thông "giá" .
6. Lại một âm là "giả". (Danh) Họ "Giả".

Từ điển Thiều Chửu

① Cửa hàng, tích hàng trong nhà cho khách đến mua gọi là cổ, như thương cổ buôn bán, đem hàng đi bán gọi là thương , bán ngay ở nhà gọi là cổ .
② Mua, chuốc lấy.
③ Một âm là giá. Cùng nghĩa với chữ giá nghĩa là giá bán, giá hàng.
④ Lại một âm là giả. Họ Giả.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như (bộ ). Xem [gư], [jiă].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cũng dùng như chữ Giá .

giả

phồn thể

Từ điển phổ thông

giả, không thật

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nhà buôn, thương nhân. ◎ Như: "thương cổ" nhà buôn. ◇ Tô Thức : "Thương cổ tương dữ ca ư thị" (Hỉ vủ đình kí ) Các nhà buôn cùng nhau ca hát ở chợ.
2. (Động) Mua vào. ◇ Tả truyện : "Bình Tử mỗi tuế cổ mã" (Chiêu Công nhị thập cửu niên ) Bình Tử mỗi năm mua ngựa.
3. (Động) Bán ra. ◎ Như: "dư dũng khả cổ" dũng cảm có thừa (bán ra được).
4. (Động) Chuốc lấy. ◎ Như: "cổ họa" chuốc vạ, "cổ oán" chuốc lấy oán hận.
5. Một âm là "giá". (Danh) § Thông "giá" .
6. Lại một âm là "giả". (Danh) Họ "Giả".

Từ điển Thiều Chửu

① Cửa hàng, tích hàng trong nhà cho khách đến mua gọi là cổ, như thương cổ buôn bán, đem hàng đi bán gọi là thương , bán ngay ở nhà gọi là cổ .
② Mua, chuốc lấy.
③ Một âm là giá. Cùng nghĩa với chữ giá nghĩa là giá bán, giá hàng.
④ Lại một âm là giả. Họ Giả.

Từ điển Trần Văn Chánh

(Họ) Giả. Xem [gư], [jià].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Họ người — Một âm là Cổ. Xem Cổ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không ngang hàng.

Từ điển trích dẫn

1. Không bằng nhau, không công bình.

bình quân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bình quân, công bằng

Từ điển trích dẫn

1. Làm cho yên trị, tề nhất. ◇ Lễ Kí : "Tu thân cập gia, bình quân thiên hạ" , (Nhạc kí ).
2. Đồng đều, không có khác biệt (về nặng nhẹ, nhiều ít, ...). ◇ Hán kỉ : "Phân nhục thậm bình quân, phụ lão thiện chi" , (Cao Tổ kỉ nhị ).
3. Bình dị (phẩm cách, thái độ). ◇ Bắc sử : "Cảnh Hòa ư vũ chức trung kiêm trưởng lại sự, hựu tính thức bình quân, cố pha hữu mĩ thụ" , , (Bì Cảnh Hòa truyện ).
4. Tính trung bình, chia đều. ◎ Như: "nhĩ tương thặng hạ lai đích tiền bình quân phân cấp đại gia" anh đem tiền còn dư chia đều cho mọi người.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đồng đều.
tang, tàng, tàng tạng, táng
cáng ㄘㄤˊ, zāng ㄗㄤ, záng ㄗㄤˊ, zàng ㄗㄤˋ

tang

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hay, tốt

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Tốt, lành, thiện. ◇ Luận Ngữ : "Bất kĩ bất cầu, hà dụng bất tang" , (Tử Hãn ) Chẳng ganh ghét chẳng tham lam, làm việc gì mà chẳng tốt đẹp.
2. (Động) Xưng tụng. ◇ Tấn Thư : "Tịch tuy bất câu lễ giáo, nhiên phát ngôn huyền viễn, khẩu bất tang bĩ nhân vật" , , (Nguyễn Tịch truyện ) (Nguyễn) Tịch tuy không câu nệ lễ giáo, mà lời nói ra sâu xa, miệng không bình luận tốt xấu về người khác.
3. (Động) Thành công. ◇ Tả truyện : "Chấp sự thuận thành vi tang, nghịch vi phủ" , (Tuyên Công thập nhị niên ).
4. (Động) Đè, ấn. § Một thủ pháp diễn tấu ống sáo.
5. (Danh) Tôi tớ, nô tì. ◎ Như: "tang hoạch" tôi tớ. ◇ Tư Mã Thiên : "Thả phù tang hoạch tì thiếp, do năng dẫn quyết, huống bộc chi bất đắc dĩ hồ!" , , (Báo Nhiệm Thiếu Khanh thư ) Bọn tôi tớ tì thiếp còn biết giữ tiết, tự quyết được, huống hồ kẻ hèn này lại không hiểu cái lẽ có khi bất đắc dĩ phải chết sao!
6. (Danh) Tiền của kiếm được bằng những thủ đoạn bất chánh. § Thông "tang" .
7. (Danh) Tên đất cổ, nay gần khoảng sông "Vị" , thuộc tỉnh Thiểm Tây.
8. (Danh) Họ "Tang".
9. Một âm là "táng". (Động) Chôn, vùi. § Thông "táng" .
10. Một âm là "tàng". § Dạng viết cổ của chữ "tàng" . (Động) Cất, giữ, tồn trữ; ẩn tàng. ◇ Tuân Tử : "Túc quốc chi đạo, tiết dụng dụ dân nhi thiện tàng kì dư" , (Phú quốc ).
11. Một âm là "tạng". § Dạng viết cổ của chữ "tạng" . (Danh) Nội tạng, ngũ tạng. ◇ Hán Thư : "Hấp tân thổ cố dĩ luyện tạng, tôn ý tích tinh dĩ thích thần" , (Vương Cát truyện ).
12. (Danh) Kho chứa. ◇ Hậu Hán Thư : "Hậu liên tuế tai hoang, phủ tạng không hư" , (Trương Vũ truyện ).

Từ điển Thiều Chửu

① Hay, tốt.
② Tang hoạch tôi tớ. Tư Mã Thiên : Thả phù tang hoạch tì thiếp, do năng dẫn quyết, huống bộc chi bất đắc dĩ hồ ! bọn tôi tớ tì thiếp còn biết giữ tiết, tự quyết được, huống hồ kẻ hèn này lại không hiểu cái lẽ có khi bất đắc dĩ phải chết sao?

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Lành, tốt;
② Tôi tớ, đầy tớ;
③ [Zang] (Họ) Tang.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hay giỏi, tốt đẹp — Kẻ đầy tớ — Một âm là Tàng. Xem Tàng.

tàng

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Tàng — Một âm là Tang. Xem Tang.

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Tốt, lành, thiện. ◇ Luận Ngữ : "Bất kĩ bất cầu, hà dụng bất tang" , (Tử Hãn ) Chẳng ganh ghét chẳng tham lam, làm việc gì mà chẳng tốt đẹp.
2. (Động) Xưng tụng. ◇ Tấn Thư : "Tịch tuy bất câu lễ giáo, nhiên phát ngôn huyền viễn, khẩu bất tang bĩ nhân vật" , , (Nguyễn Tịch truyện ) (Nguyễn) Tịch tuy không câu nệ lễ giáo, mà lời nói ra sâu xa, miệng không bình luận tốt xấu về người khác.
3. (Động) Thành công. ◇ Tả truyện : "Chấp sự thuận thành vi tang, nghịch vi phủ" , (Tuyên Công thập nhị niên ).
4. (Động) Đè, ấn. § Một thủ pháp diễn tấu ống sáo.
5. (Danh) Tôi tớ, nô tì. ◎ Như: "tang hoạch" tôi tớ. ◇ Tư Mã Thiên : "Thả phù tang hoạch tì thiếp, do năng dẫn quyết, huống bộc chi bất đắc dĩ hồ!" , , (Báo Nhiệm Thiếu Khanh thư ) Bọn tôi tớ tì thiếp còn biết giữ tiết, tự quyết được, huống hồ kẻ hèn này lại không hiểu cái lẽ có khi bất đắc dĩ phải chết sao!
6. (Danh) Tiền của kiếm được bằng những thủ đoạn bất chánh. § Thông "tang" .
7. (Danh) Tên đất cổ, nay gần khoảng sông "Vị" , thuộc tỉnh Thiểm Tây.
8. (Danh) Họ "Tang".
9. Một âm là "táng". (Động) Chôn, vùi. § Thông "táng" .
10. Một âm là "tàng". § Dạng viết cổ của chữ "tàng" . (Động) Cất, giữ, tồn trữ; ẩn tàng. ◇ Tuân Tử : "Túc quốc chi đạo, tiết dụng dụ dân nhi thiện tàng kì dư" , (Phú quốc ).
11. Một âm là "tạng". § Dạng viết cổ của chữ "tạng" . (Danh) Nội tạng, ngũ tạng. ◇ Hán Thư : "Hấp tân thổ cố dĩ luyện tạng, tôn ý tích tinh dĩ thích thần" , (Vương Cát truyện ).
12. (Danh) Kho chứa. ◇ Hậu Hán Thư : "Hậu liên tuế tai hoang, phủ tạng không hư" , (Trương Vũ truyện ).

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Tốt, lành, thiện. ◇ Luận Ngữ : "Bất kĩ bất cầu, hà dụng bất tang" , (Tử Hãn ) Chẳng ganh ghét chẳng tham lam, làm việc gì mà chẳng tốt đẹp.
2. (Động) Xưng tụng. ◇ Tấn Thư : "Tịch tuy bất câu lễ giáo, nhiên phát ngôn huyền viễn, khẩu bất tang bĩ nhân vật" , , (Nguyễn Tịch truyện ) (Nguyễn) Tịch tuy không câu nệ lễ giáo, mà lời nói ra sâu xa, miệng không bình luận tốt xấu về người khác.
3. (Động) Thành công. ◇ Tả truyện : "Chấp sự thuận thành vi tang, nghịch vi phủ" , (Tuyên Công thập nhị niên ).
4. (Động) Đè, ấn. § Một thủ pháp diễn tấu ống sáo.
5. (Danh) Tôi tớ, nô tì. ◎ Như: "tang hoạch" tôi tớ. ◇ Tư Mã Thiên : "Thả phù tang hoạch tì thiếp, do năng dẫn quyết, huống bộc chi bất đắc dĩ hồ!" , , (Báo Nhiệm Thiếu Khanh thư ) Bọn tôi tớ tì thiếp còn biết giữ tiết, tự quyết được, huống hồ kẻ hèn này lại không hiểu cái lẽ có khi bất đắc dĩ phải chết sao!
6. (Danh) Tiền của kiếm được bằng những thủ đoạn bất chánh. § Thông "tang" .
7. (Danh) Tên đất cổ, nay gần khoảng sông "Vị" , thuộc tỉnh Thiểm Tây.
8. (Danh) Họ "Tang".
9. Một âm là "táng". (Động) Chôn, vùi. § Thông "táng" .
10. Một âm là "tàng". § Dạng viết cổ của chữ "tàng" . (Động) Cất, giữ, tồn trữ; ẩn tàng. ◇ Tuân Tử : "Túc quốc chi đạo, tiết dụng dụ dân nhi thiện tàng kì dư" , (Phú quốc ).
11. Một âm là "tạng". § Dạng viết cổ của chữ "tạng" . (Danh) Nội tạng, ngũ tạng. ◇ Hán Thư : "Hấp tân thổ cố dĩ luyện tạng, tôn ý tích tinh dĩ thích thần" , (Vương Cát truyện ).
12. (Danh) Kho chứa. ◇ Hậu Hán Thư : "Hậu liên tuế tai hoang, phủ tạng không hư" , (Trương Vũ truyện ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Công bằng thỏa đáng — Cũng chỉ tín dễ dãi. Như Bình dị .

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.