Từ điển trích dẫn

1. Bụi bặm, đất cát dơ bẩn.
2. Thế tục, trần tục. ◇ Trang Tử : "Vô vị hữu vị, hữu vị vô vị, nhi du hồ trần cấu chi ngoại" , , (Tề Vật luận ) Không nói mà có nói; có nói mà không nói; dong chơi ở bên ngoài cõi tục.
3. Tỉ dụ sự vật hèn kém, dơ dáy.
4. Vấy bẩn, ô nhiễm.
5. Chỉ phiền não (thuật ngữ Phật giáo). ◇ Tô Thức : "Cử túc động niệm giai trần cấu, nhi dĩ nga khuynh tác thiền luật" , (Tiểu triện "Bát-nhã tâm kinh" tán ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bụi và ghét. Chỉ sự nhơ bẩn. Đoạn trường tân thanh : » Dám đem trần cấu dự vào bố kinh «.

bản chất

phồn thể

Từ điển phổ thông

bản chất, tự nhiên, vốn có

bổn chất

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. Hình thể của chính mình. ◇ Lưu Trí : "Phàm quang chi sở chiếu, quang thể tiểu ư tế, tắc đại ư bổn chất" , , (Luận thiên ).
2. Trạng mạo bổn lai. ◇ Tiết Đạo Hành : "Nga mi phi bổn chất, Thiền tấn cải chân hình" , (Chiêu Quân từ ) Mày ngài không phải là hình dáng xưa nay, Hai mấn tóc chải chuốt (hình cánh ve) làm biến đổi hình trạng thật của mình.
3. Tính chất căn bổn vốn có của sự vật, bổn tính, tư chất.
4. Sự thật xưa nay. ◇ Lưu Tri Cơ : "Phù bổn chất như thử, nhi thôi quá sử thần, do giám giả kiến Mô Mỗ đa xi, nhi quy tội vu minh kính dã" , , , (Sử thông , Ngôn ngữ ) Sự thật bổn lai như thế, mà che giấu thợ vẽ, lại còn soi gương thấy Mô Mỗ xấu xí quá, mà quy tội cho gương sáng vậy.
5. Dáng vẻ chất phác vốn có. ◇ Đường Thuận Chi : "Cận đắc kì thi độc chi, tắc dĩ tẩy tận duyên hoa, độc tồn bổn chất, u huyền nhã đạm, nhất biến nhi đắc cổ tác giả chi tinh" , , , , (Đáp Hoàng Phủ Bách Tuyền lang trung ) Gần đây đọc được thơ ông, đem gột rửa hết son phấn, chỉ giữ lại vẻ chất phác tự nhiên, u huyền nhã đạm, liền đạt tới tinh hoa của những tác giả cổ điển.
trác
zhuō ㄓㄨㄛ

trác

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

rõ rệt, lớn lao

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Rõ rệt, lớn lao. ◇ Thi Kinh : "Trác bỉ vân hán" (Đại nhã , Vân Hán ) Thiên hà lớn lao kia.

Từ điển Thiều Chửu

① Rõ rệt, lớn lao.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Rõ rệt, trội, to lớn, lớn lao.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

To lớn.
chước, thược
sháo ㄕㄠˊ, zhuó ㄓㄨㄛˊ

chước

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. múc lấy
2. cái muôi múc canh
3. chước (đơn vị đo, bằng 1/100 của thăng)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Môi, thìa (để múc). ◎ Như: "thiết chước" môi bằng sắt, "thang chước" muỗng canh.
2. (Danh) Lượng từ: (1) Một phần trăm của một "thăng" thưng. Mười "chước" là một "cáp" . (2) Đơn vị đong dung tích. ◎ Như: "nhất chước thủy" một môi nước.
3. (Động) Múc. § Thông "chước" .
4. Một âm là "thược". (Danh) Tên nhạc do Chu Công chế ra. ◇ Lễ Kí : "Thập hữu tam niên, học nhạc, tụng thi, vũ chước" , , (Nội tắc ) Mười ba tuổi, học nhạc, đọc thơ, múa thược.

Từ điển Thiều Chửu

① Múc lấy. Thường dùng chữ chước .
② Cái chước, một phần trăm của một thưng gọi là chước. Mười chước là một cáp.
③ Cái môi dùng để múc canh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rót vào — Cái chung nhỏ để uống rượu — Hòa nhã vui vẻ — Tên một đơn vị đo lường thời xưa, bằng 1/10 lẻ, tức 1/100 một thăng.

thược

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Môi, thìa (để múc). ◎ Như: "thiết chước" môi bằng sắt, "thang chước" muỗng canh.
2. (Danh) Lượng từ: (1) Một phần trăm của một "thăng" thưng. Mười "chước" là một "cáp" . (2) Đơn vị đong dung tích. ◎ Như: "nhất chước thủy" một môi nước.
3. (Động) Múc. § Thông "chước" .
4. Một âm là "thược". (Danh) Tên nhạc do Chu Công chế ra. ◇ Lễ Kí : "Thập hữu tam niên, học nhạc, tụng thi, vũ chước" , , (Nội tắc ) Mười ba tuổi, học nhạc, đọc thơ, múa thược.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Múc lấy (dùng như , bộ );
② Cái thược (đồ đong lường, bằng 1/100 thưng);
③ Cái môi (để múc canh).
khải, khể
qǐ ㄑㄧˇ

khải

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vật làm tin, bằng gỗ, hình như cái "kích" , dùng như thông hành ngày xưa.
2. (Danh) Một loại nghi trượng ngày xưa, làm bằng gỗ, hình như cái kích. § Các hàng vương công ngày xưa đi đâu có lính cầm kích bọc lụa hay sơn đỏ đi trước gọi là "du kích" hay "khể kích" . Nay ta gọi kẻ sang đến nhà là "khể kích dao lâm" là ý đó. ◇ Vương Bột : "Đô đốc Diêm Công chi nhã vọng, khể kích diêu lâm" , (Đằng Vương Các tự ) Quan Đô đốc Diêm Công Dư là bậc cao nhã, khể kích từ xa tới đóng.
3. § Ghi chú: Cũng đọc là "khải".

Từ điển Thiều Chửu

① Cái kích bọc lụa hay sơn đỏ. Các hàng vương công ngày xưa đi đâu có lính cầm kích bọc lụa hay sơn đỏ đi trước cho oai gọi là du kích hay khể kích . Nay ta gọi kẻ sang đến nhà là khể kích dao lâm là ý đó. Cũng đọc là chữ khải.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) (Một loại) ấn tín bằng gỗ thời xưa;
② Cây kích bằng gỗ có bọc lụa hay sơn đỏ (thời xưa dùng làm đồ nghi trượng khi quan lại xuất hành): Người sang đến nhà.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái thẻ bài dùng trong khi báo tin tức. Thẻ làm bằng gỗ, khắc chữ ở trên, gấp lại được, người báo tin chỉ việc mở ra mỗi khi xét hỏi. Cũng đọc Khể.

khể

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái kích bọc lụa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vật làm tin, bằng gỗ, hình như cái "kích" , dùng như thông hành ngày xưa.
2. (Danh) Một loại nghi trượng ngày xưa, làm bằng gỗ, hình như cái kích. § Các hàng vương công ngày xưa đi đâu có lính cầm kích bọc lụa hay sơn đỏ đi trước gọi là "du kích" hay "khể kích" . Nay ta gọi kẻ sang đến nhà là "khể kích dao lâm" là ý đó. ◇ Vương Bột : "Đô đốc Diêm Công chi nhã vọng, khể kích diêu lâm" , (Đằng Vương Các tự ) Quan Đô đốc Diêm Công Dư là bậc cao nhã, khể kích từ xa tới đóng.
3. § Ghi chú: Cũng đọc là "khải".

Từ điển Thiều Chửu

① Cái kích bọc lụa hay sơn đỏ. Các hàng vương công ngày xưa đi đâu có lính cầm kích bọc lụa hay sơn đỏ đi trước cho oai gọi là du kích hay khể kích . Nay ta gọi kẻ sang đến nhà là khể kích dao lâm là ý đó. Cũng đọc là chữ khải.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) (Một loại) ấn tín bằng gỗ thời xưa;
② Cây kích bằng gỗ có bọc lụa hay sơn đỏ (thời xưa dùng làm đồ nghi trượng khi quan lại xuất hành): Người sang đến nhà.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái thẻ dài làm bằng gỗ, trên khắc chữ, người được sai đưa tin sẽ cầm thẻ này mà đi đường, để không bị ngăn cản. Cũng đọc Khải.
tiêu
biāo ㄅㄧㄠ

tiêu

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) "Tiêu tiêu" tuyết rơi rất nhiều. ◇ Thi Kinh : "Vú tuyết tiêu tiêu" (Tiểu nhã , Giác cung ) Mưa tuyết rơi quá nhiều.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mưa tuyết rơi nhiều.
trừu
chōu ㄔㄡ

trừu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

rút ra, rút lại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Rút ra. ◎ Như: "trừu tiêm" rút thẻ ra. ◇ Lí Bạch : "Trừu đao đoạn thủy thủy cánh lưu" (Tuyên Châu Tạ Thiếu lâu ) Rút đao chặt nước, nước càng trôi đi.
2. (Động) Đưa, dẫn. ◎ Như: "trừu đạo" dẫn đạo, "trừu ti" kéo tơ.
3. (Động) Kéo dài.
4. (Động) Hút, bơm. ◎ Như: "trừu thủy cơ khí" máy bơm nước, "trừu yên" hút thuốc.
5. (Động) Quật, vụt. ◎ Như: "trừu đà loa" quất con quay (con vụ), "tiên tử nhất trừu" quật cho một roi.
6. (Động) Nẩy ra, nhú ra. ◎ Như: "trừu nha" nẩy mầm.
7. (Động) Trích lấy, bỏ ra, lấy một phần trong cả bộ. ◎ Như: "trừu công phu" bỏ thời giờ ra (để làm gì đó).
8. (Động) Co, co rút. ◎ Như: "giá chủng bố tài tẩy nhất thứ tựu trừu liễu nhất thốn" vải này vừa giặt một lần đã co mất một tấc.
9. (Động) Tuôn ra, trào ra. ◎ Như: "trừu tứ" tuôn trào ý tứ.
10. (Động) Nhổ, trừ bỏ. ◇ Thi Kinh : "Ngôn trừu kì cức" (Tiểu nhã , Sở tì ) Phải trừ bỏ gai góc.

Từ điển Thiều Chửu

① Kéo ra, như trừu thủy cơ khí cái máy kéo nước.
② Nẩy ra, như trừu nha nẩy mầm.
③ Rút ra. Như trừu tiêm rút thẻ ra.
④ Trích lấy, lấy một phần trong toàn cả bộ ra gọi là trừu.
⑤ Nhổ sạch.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rút, kéo, bắt, lấy, trích lấy (một phần): Rút thăm, bắt thăm: Lấy mẫu; Rút một số nhân viên đi giúp việc;
② Bơm, hút: Bơm nước; Hút thuốc;
③ Co: Vải này vừa giặt một lần đã co mất một tấc;
④ Quật, quất, vụt: Quật (vụt) cho hắn một roi;
⑤ Mới mọc, nảy ra, trổ ra: Lúa đã trổ bông;
⑥ (văn) Nhổ sạch.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rút ra. Lấy ra. Kéo ra — Trừ bỏ đi — Đánh đập.

Từ ghép 8

mẫn, thằng
mǐn ㄇㄧㄣˇ, shéng ㄕㄥˊ, shèng ㄕㄥˋ, yìng ㄧㄥˋ

mẫn

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mẫn mẫn : Liền liền không dứt — Vẻ thận trọng — Một âm là Thằng. Xem Thằng.

thằng

phồn thể

Từ điển phổ thông

dây thừng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dây, sợi. ◎ Như: "ma thằng" dây gai, "ni long thằng" dây nylon.
2. (Danh) Công cụ của thợ mộc dùng để lấy mực thẳng. ◎ Như: "thằng mặc" mực thước. ◇ Tuân Tử : "Mộc trực trúng thằng, nhụ dĩ vi luân" , (Khuyến học ) Gỗ thẳng đúng mực thước, uốn cong làm bánh xe.
3. (Danh) Quy củ, phép tắc, chuẩn tắc. ◇ Sử Kí : "Phụ nhân tả hữu tiền hậu quỵ khởi giai trúng quy củ thằng mặc" (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Đám đàn bà (hướng theo) phía trái, phía phải, phía trước, phía sau, quỳ xuống, đứng lên, đều đúng phép tắc, mực thước.
4. (Danh) Họ "Thằng".
5. (Động) Trói buộc, ước thúc, chế tài. ◇ Sử Kí : "Thiên hạ sơ định, viễn phương kiềm thủ vị tập, chư sanh giai tụng pháp Khổng Tử, kim thượng giai trọng pháp thằng chi, thần khủng thiên hạ bất an. Duy thượng sát chi" , , , , . (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ ) Thiên hạ mới được bình định, lê dân ở phương xa vẫn chưa theo ta, các nho sinh đều học theo Khổng Tử, nay bệ hạ dùng theo pháp luật nặng để trói buộc họ thì thần sợ thiên hạ không yên. Xin bệ hạ xét đến điều đó.
6. (Động) Sửa lại, sửa chữa. ◎ Như: "thằng khiên củ mậu" sửa chữa lỗi lầm.
7. (Động) Đo lường. ◇ Lễ Kí : "Dĩ thằng đức hậu" (Nhạc kí ) Để đo lường bề dày của đức.
8. (Động) Nối tiếp, kế thừa. ◇ Thi Kinh : "Thằng kì tổ vũ" (Đại nhã , Hạ vũ ) Nối bước của tổ tiên.

Từ điển Thiều Chửu

① Dây, dùng gai hay tơ đánh thành dây gọi là thằng.
② Thẳng, thợ mộc dùng dây để lấy mực thẳng, như thằng mặc mực thước.
③ Sửa lại, sửa chữa lại điều lỗi cho người cũng gọi là thằng, như thằng khiên củ mậu chữa điều lỗi lầm lại.
④ Nối.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dây, thừng: Dây thép;
② Đo: Không thể lấy tiêu chuẩn thường để đo được;
③ Ràng buộc, trừng trị: Lấy pháp luật để ràng buộc, trừng trị theo luật pháp;
④ (văn) Sửa lại, sửa chữa: Sửa chữa điều lầm lỗi;
⑤ (văn) Nối.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sợi dây — Đo lường xem xét cho đúng.

Từ ghép 4

Từ điển trích dẫn

1. Đụng chạm, xúc phạm. ◇ Quan Hán Khanh : "Kiến loan dư, tiện đường đột" 輿, 便 (Hồ điệp mộng , Đệ nhị chiết).
2. Hành vi thiếu lễ độ, thất lễ. ◇ Hồng Thăng : "Giá đẳng thuyết, đảo thị quả nhân đường đột liễu" , (Trường sanh điện 殿, Đệ tứ xích).
3. Cũng viết là "đường đột" . ☆ Tương tự: "mạo muội" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đụng chạm tới, xúc phạm tới một cách kém nhã nhặn.

Từ điển trích dẫn

1. Chặt cây.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chặt cây. Đẵn cây — Tên một bài trong thiên Tiểu nhã kinh Thi, nói về tình thân thích và bằng hữu.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.