điềm
tián ㄊㄧㄢˊ

điềm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bình tĩnh, lặng lẽ
2. yên ổn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Yên ổn, an nhiên. ◎ Như: "điềm thích" an nhiên tự tại.
2. (Tính) Lặng lẽ, yên lặng. ◎ Như: "phong điềm lãng tĩnh" gió yên sóng lặng.
3. (Tính) Đạm bạc. ◎ Như: "điềm đạm" thanh đạm, dửng dưng trước danh lợi. ◇ Trang Tử : "Phù hư tĩnh điềm đạm, tịch mịch vô vi giả, thiên địa chi bình, nhi đạo đức chi chí" , , , (Thiên đạo ) Kìa hư tĩnh điềm đạm, tịch mịch vô vi, đó là mức thăng bằng của trời đất, và là chỗ đến của đạo đức.
4. (Động) Thản nhiên, bình thản, không động lòng. ◎ Như: "điềm bất vi quái" thản nhiên chẳng cho làm lạ. ◇ Tấn Thư : "Điềm ư vinh nhục" (Tạ Côn truyện ) Bình thản trước vinh nhục.

Từ điển Thiều Chửu

① Yên, như điềm bất vi quái yên nhiên chẳng cho làm lạ.
② Lặng lẽ, như điềm đạm nhạt nhẽo, phong điềm lãng tĩnh gió yên sóng lặng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Yên tĩnh: Yên tĩnh; Gió yên sóng lặng;
② Thản nhiên: Coi như không có gì lạ; Trơ mặt ra không biết nhục.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên ổn. Yên tĩnh.

Từ ghép 4

tĩnh, tịnh
jìng ㄐㄧㄥˋ

tĩnh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. yên lặng
2. yên ổn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giữ yên lặng, an định. § Đối lại với "động" . ◎ Như: "thụ dục tĩnh nhi phong bất chỉ" cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng. § Ghi chú: Phàm vật gì không hiện hẳn cái công tác dụng của nó ra đều gọi là "tĩnh". Nhà Phật có môn tham thiền, cứ ngồi yên lặng, thu nhiếp cả tinh thần lại không tư lự gì để xét tỏ chân lí gọi là "tĩnh". Tống Nho cũng có một phái dùng phép tu này gọi là phép "chủ tĩnh" .
2. (Tính) Yên, không cử động. ◎ Như: "phong bình lãng tĩnh" gió yên sóng lặng.
3. (Tính) Lặng, không tiếng động. ◎ Như: "canh thâm dạ tĩnh" canh khuya đêm lặng. ◇ Lục Thải : "Ngưu dương dĩ hạ san kính tĩnh" (Hoài hương kí ) Bò và cừu đã xuống núi, lối nhỏ yên lặng.
4. (Tính) Yên ổn, không có giặc giã khuấy rối.
5. (Tính) Trong trắng, trinh bạch, trinh tĩnh. ◇ Thi Kinh : "Tĩnh nữ kì xu, Sĩ ngã ư thành ngung" , (Bội phong , Tĩnh nữ ) Người con gái trinh tĩnh xinh đẹp, Đợi ta ở góc thành.
6. (Tính) Điềm đạm. ◇ Đỗ Phủ : "Thái hầu tĩnh giả ý hữu dư, Thanh dạ trí tửu lâm tiền trừ" , (Tống Khổng Sào Phụ ) Quan hầu tước họ Thái, người điềm đạm, hàm nhiều ý tứ, Đêm thanh bày rượu ở hiên trước.
7. (Danh) Mưu, mưu tính.
8. (Danh) Họ "Tĩnh".
9. (Phó) Lặng lẽ, yên lặng. ◇ Hậu Hán Thư : "Hạp môn tĩnh cư" (Đặng Vũ truyện ) Đóng cửa ở yên.
10. Cũng viết là .

Từ điển Thiều Chửu

Tĩnh , trái lại với động . Phàm vật gì không hiện hẳn cái công tác dụng của nó ra đều gọi là tĩnh. Nhà Phật có môn tham thiền, cứ ngồi yên lặng, thu nhiếp cả tinh thần lại không tư lự gì để xét tỏ chân lí gọi là tĩnh. Tống nho cũng có một phái dùng phép tu này gọi là phép chủ tĩnh .
② Yên tĩnh, không có tiếng động.
③ Yên ổn, không có giặc giã khuấy rối.
④ Mưu.
⑤ Trinh tĩnh.
⑥ Thanh sạch.
⑦ Nói sức ra, nói văn sức.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lặng, tĩnh, yên tĩnh, yên ổn: Im lặng; Bể yên sóng lặng; Yên tĩnh; Tĩnh mịch; Hôm ấy gió lặng (Lục Du: Quá Tiểu Cô sơn, Đại Cô sơn); Thiên hạ sẽ được yên ổn (Mặc tử);
② (văn) (Tinh thần) tập trung chuyên nhất (một trong những thuật tu dưỡng của đạo gia);
③ (văn) Trong trắng, trong sạch, trinh bạch, trinh tĩnh: Cô gái trinh tĩnh đẹp biết bao (Thi Kinh);
④ (văn) Hòa;
⑤ (văn) Mưu;
⑥ [Jìng] (Họ) Tĩnh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên lặng, không có tiếng động. Cũng là tiếng nhà Phật, chỉ tình trạng đã tự giải thoát được, yên lặng không còn gì. Truyện Hoa Tiên : » Rừng thiền cõi tĩnh là nhiều « — Yên ổn không có gì xảy ra.

Từ ghép 19

tịnh

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lặng, tĩnh, yên tĩnh, yên ổn: Im lặng; Bể yên sóng lặng; Yên tĩnh; Tĩnh mịch; Hôm ấy gió lặng (Lục Du: Quá Tiểu Cô sơn, Đại Cô sơn); Thiên hạ sẽ được yên ổn (Mặc tử);
② (văn) (Tinh thần) tập trung chuyên nhất (một trong những thuật tu dưỡng của đạo gia);
③ (văn) Trong trắng, trong sạch, trinh bạch, trinh tĩnh: Cô gái trinh tĩnh đẹp biết bao (Thi Kinh);
④ (văn) Hòa;
⑤ (văn) Mưu;
⑥ [Jìng] (Họ) Tĩnh.
bạc, phách
bó ㄅㄛˊ, pō ㄆㄛ, pó ㄆㄛˊ, pò ㄆㄛˋ

bạc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ghé thuyền, đỗ thuyền
2. đạm bạc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đỗ thuyền bên bờ. ◇ Đỗ Mục : "Yên lung hàn thủy nguyệt lung sa, Dạ bạc Tần Hoài cận tửu gia" , (Bạc Tần Hoài ) Khói bao trùm sông lạnh, ánh trăng tràn ngập bãi cát, Đêm đậu thuyền ở bến Tần Hoài gần quán rượu.
2. (Động) Ghé vào, tạm ngừng, đậu, nghỉ. ◎ Như: "phiêu bạc" trôi giạt, ngụ hết ở chỗ nọ đến chỗ kia.
3. (Tính) Điềm tĩnh, lặng lẽ. ◎ Như: "đạm bạc" điềm tĩnh, lặng bặt. § Xem thêm từ này.
4. (Tính) Mỏng. § Thông "bạc" . ◇ Vương Sung : "Khí hữu hậu bạc, cố tính hữu thiện ác" (Luận hành , Suất tính ) Khí có dày có mỏng, nên tính có lành có ác.
5. (Danh) Hồ, chằm. ◎ Như: "Lương San bạc" .
6. § Còn có âm là "phách".

Từ điển Thiều Chửu

① Ghé vào, đỗ thuyền bên bờ.
② Phàm đỗ nghỉ vào đâu đều gọi là bạc, như phiêu bạc ngụ hết ở chỗ nọ đến chỗ kia.
③ Ðạm bạc, lặng bặt không hành động gì.
④ Một âm là phách. Cái hồ, cái chằm.
⑤ Mỏng mảnh. Ta quen đọc là chữ bạc cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đỗ, đậu, ghé vào, cập bến: (Tàu) đậu, (thuyền) cập bến; Ban đêm ghé thuyền bên sông Tần Hoài gần bên quán rượu (Đỗ Mục: Bạc Tần Hoài);
② Lặng lẽ: Đạm bạc. (Ngb) Không ham công danh lợi lộc. Cv. ;
③ Trôi nổi, tắp, giạt: Trôi giạt nơi đất khách. Xem [po].

Từ điển Trần Văn Chánh

Hồ: Hồ ao. Xem [bó].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đậu thuyền. Ghé bến — Ngừng lại. Đậu lại — Yên lặng. Không hấp tấp — Cái hồ, đầm.

Từ ghép 8

phách

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đỗ thuyền bên bờ. ◇ Đỗ Mục : "Yên lung hàn thủy nguyệt lung sa, Dạ bạc Tần Hoài cận tửu gia" , (Bạc Tần Hoài ) Khói bao trùm sông lạnh, ánh trăng tràn ngập bãi cát, Đêm đậu thuyền ở bến Tần Hoài gần quán rượu.
2. (Động) Ghé vào, tạm ngừng, đậu, nghỉ. ◎ Như: "phiêu bạc" trôi giạt, ngụ hết ở chỗ nọ đến chỗ kia.
3. (Tính) Điềm tĩnh, lặng lẽ. ◎ Như: "đạm bạc" điềm tĩnh, lặng bặt. § Xem thêm từ này.
4. (Tính) Mỏng. § Thông "bạc" . ◇ Vương Sung : "Khí hữu hậu bạc, cố tính hữu thiện ác" (Luận hành , Suất tính ) Khí có dày có mỏng, nên tính có lành có ác.
5. (Danh) Hồ, chằm. ◎ Như: "Lương San bạc" .
6. § Còn có âm là "phách".

Từ điển Thiều Chửu

① Ghé vào, đỗ thuyền bên bờ.
② Phàm đỗ nghỉ vào đâu đều gọi là bạc, như phiêu bạc ngụ hết ở chỗ nọ đến chỗ kia.
③ Ðạm bạc, lặng bặt không hành động gì.
④ Một âm là phách. Cái hồ, cái chằm.
⑤ Mỏng mảnh. Ta quen đọc là chữ bạc cả.
đam, đảm
dàn ㄉㄢˋ

đam

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sợ hãi — Một âm là Đảm. Xem Đảm.

đảm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. điềm nhiên, điềm tĩnh
2. lo lắng
3. sợ sệt

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Điềm nhiên, điềm tĩnh;
② Lo lắng;
③ Sợ sệt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên ổn — Một âm là Đam.
đam, đàm, đạm
dān ㄉㄢ, dán ㄉㄢˊ, dàn ㄉㄢˋ, shàn ㄕㄢˋ, Tán ㄊㄢˊ

đam

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Lững lờ, nhấp nhô (dáng sóng nước dao động). ◇ Bạch Cư Dị : "Đình vu thê bạch lộ, Trì sắc đạm kim ba" , (Thù mộng đắc tảo thu dạ đối nguyệt kiến kí ) Ngoài sân cỏ um tùm rét mướt sương bạc, Trên ao dáng nhấp nhô sóng vàng.
2. (Tính) Trầm tĩnh, ít ham muốn. § Thông "đạm" . ◎ Như: "đạm bạc" không hâm mộ danh lợi.
3. (Tính) Yên tĩnh, lặng lẽ. ◇ Đạo Đức Kinh : "Đạm hề kì nhược hải" (Chương 20).
4. (Tính) Nhạt. ◎ Như: "đạm nguyệt" .
5. (Tính) Không nồng. ◎ Như: "đạm vị" .
6. (Động) Tiêu trừ. ◎ Như: "đạm tai" tiêu trừ tai họa.
7. (Danh) Họ "Đạm".
8. Một âm là "đam". (Danh) "Đam Đài" họ kép.

đàm

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Họ người — Một âm là Đạm.

đạm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. yên lặng
2. họ Đạm

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Lững lờ, nhấp nhô (dáng sóng nước dao động). ◇ Bạch Cư Dị : "Đình vu thê bạch lộ, Trì sắc đạm kim ba" , (Thù mộng đắc tảo thu dạ đối nguyệt kiến kí ) Ngoài sân cỏ um tùm rét mướt sương bạc, Trên ao dáng nhấp nhô sóng vàng.
2. (Tính) Trầm tĩnh, ít ham muốn. § Thông "đạm" . ◎ Như: "đạm bạc" không hâm mộ danh lợi.
3. (Tính) Yên tĩnh, lặng lẽ. ◇ Đạo Đức Kinh : "Đạm hề kì nhược hải" (Chương 20).
4. (Tính) Nhạt. ◎ Như: "đạm nguyệt" .
5. (Tính) Không nồng. ◎ Như: "đạm vị" .
6. (Động) Tiêu trừ. ◎ Như: "đạm tai" tiêu trừ tai họa.
7. (Danh) Họ "Đạm".
8. Một âm là "đam". (Danh) "Đam Đài" họ kép.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Yên tĩnh, điềm tĩnh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dáng nước xao động — Yên lặng — Cấp cho — Một âm là Đàm — Cũng dùng như chữ Đạm.

Từ ghép 2

an tường

phồn thể

Từ điển phổ thông

điềm tĩnh, trầm tĩnh

an tường

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

điềm tĩnh, trầm tĩnh

an tường

giản thể

Từ điển phổ thông

điềm tĩnh, trầm tĩnh

Từ điển trích dẫn

1. Tín đồ Phật giáo mỗi ngày trong một thời gian nhất định tĩnh tọa đối diện nhìn vách, để bài trừ các ý nghĩ tạp nhạp, giữ cho tâm thần điềm tĩnh tự tại.
ổn
wěn ㄨㄣˇ

ổn

giản thể

Từ điển phổ thông

vững vàng, chắc chắn

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ổn, ổn thỏa, vững, vững vàng: Đứng vững lập trường;
② Chắc, chắc chắn: Nắm không chắc;
③ Chắc chắn, trầm tĩnh, điềm đạm. 【】ổn trát ổn đả [wân zha-wândă] Ổn định doanh trại tìm cách đánh địch, đóng vững đánh chắc. (Ngb) Vững vàng chắc chắn;
④ 【】ổn bà [wânpó] (cũ) Bà đỡ, bà mụ.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Ổn .

Từ ghép 4

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.