nghiễn, nghiện
yàn ㄧㄢˋ

nghiễn

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Luận tội, kết tội — Nói thẳng.

nghiện

phồn thể

Từ điển phổ thông

nghị tội, luận tội, kết án

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nghị tội, luận tội. ◎ Như: "định nghiện" kết thành án. ◇ Liêu trai chí dị : "Viện tiếp ngự phê, đại hãi, phục đề cung nghiện" , , (Thành tiên ) (Quan) viện (tư pháp) nhận được lời phê chuẩn của vua, sợ hãi lắm, đích thân xét lại án tội.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghị tội, luận tội, chuyển án lên tòa trên, kết thành án rồi gọi là định nghiện .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Xét tội, luận tội, nghị tội: Định tội.
tỳ, tỷ
pí ㄆㄧˊ, pǐ ㄆㄧˇ

tỳ

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

】tì tuy [písui]
① (văn) Người con gái xấu;
② Dung mạo xấu xí.

tỷ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chia rẽ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chia lìa, phân li. ◎ Như: "tỉ li" chia lìa. ◇ Thi Kinh : "Hữu nữ tỉ li, Xuyết kì khấp hĩ" , (Vương phong , Trung cốc hữu thôi ) Có người vợ bị chia lìa, Sụt sùi khóc lóc.

Từ điển Thiều Chửu

① Lìa rẽ, như tỉ li lìa rẽ (vợ chồng li dị nhau).

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Lìa rẽ, phân li, chia lìa;
② 【】tỉ li [pêlí] Vợ bị chồng bỏ: Có người vợ bị chồng bỏ rơi (Thi Kinh);
③ Phân biệt, khu biệt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Riêng ta — Khác.
nhân
yīn ㄧㄣ

nhân

phồn thể

Từ điển phổ thông

nguyên khí phát ra

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) § Xem "nhân uân" .
2. (Động) Ngồi đệm. § Thông "nhân" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nhân uân nguyên khí un đúc đầy dẫy. Dịch Kinh : Thiên địa nhân uân, vạn vật hóa thuần trời đất un đúc giao cảm mà vạn vật hóa thuần.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Đầy sương mù: Đầy sương mù, nguyên khí un đúc đầy rẫy. Cv. .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhân huân: Khí trong trời đất, giúp vào việc hóa dục sinh trưởng vạn vật.

Từ ghép 1

yển
yǎn ㄧㄢˇ, yàn ㄧㄢˋ

yển

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: yển đình )

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ve sầu.
2. (Danh) "Yển định" thằn lằn. § Tục gọi là "thủ cung" , "ba san hổ" , "bích hổ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Yển định con thằn lằn, tục gọi là con thủ cung hay bích hổ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (động) Một loại ve sầu;
② Con cắc kè (tắc kè).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài ve sầu.

Từ ghép 1

tích
tì ㄊㄧˋ, xī ㄒㄧ, xí ㄒㄧˊ

tích

phồn thể

Từ điển phổ thông

thiếc, Sn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thiếc (stannum, Sn).
2. (Danh) Vải nhỏ. ◇ Liệt Tử : "Ý a tích" (Chu Mục vương ) Mặc áo vải lụa mịn.
3. (Danh) Gọi tắt của "tích trượng" gậy tầm xích, bằng thiếc có tra những vòng bằng thiếc hoặc đồng, dùng cho các tỉ-khiêu mang đi khất thực.
4. (Danh) Họ "Tích".
5. (Danh) "Tích Lan" tên nước (Ceylon, Sri Lanka).
6. (Tính) Làm bằng thiếc. ◎ Như: "tích quán" lọ bằng thiếc.
7. (Động) Cho, tặng, cấp. § Thông "tứ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Thiếc (Stannum, Sn), sắc trắng như bạc, chất mềm chóng chảy, vì thế nên người ta hay dùng để tráng mặt đồ đồng, đồ sắt cho đẹp.
② Cho, phàm các cái của triều đình ban cho thưởng cho đều gọi là tích.
③ Vải nhỏ.
④ Gậy tầm xích của nhà chùa dùng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (hóa) Thiếc (Stannum, kí hiệu Sn);
② (văn) Ban cho, ban thưởng;
③ Cây tầm xích (của các nhà sư);
④ [Xi] (Họ) Tích.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chất thiếc. Một thứ kim loại — Cho. Ban cho. Với nghĩa này, còn đọc là Tứ — Cây gậy của vị tăng — Tên người, tức Nguyễn Vĩnh Tích, người phủ Thường tín tỉnh Hà Đông, Bắc phần Việt Nam, đậu Tiến sĩ năm 1448, niên hiệu Thái hòa thứ 6 đời Lê Nhân Tông, làm quan tới chức Hàn lâm viện Thừa chỉ. Tác phẩm chữ Hán có Tiên sơn tập — Tên người tức, Nguyễn Thiên Tích, danh sĩ đời Lê, tự là Huyền Khuê, người xã Nội duệ huyện Tiên du tỉnh Bắc Ninh, đậu khoa Hoành từ năm 1431, niên hiệu Thiện thiên thứ 4 đời Lê Thái Tổ, làm quan tới chức Hàn lâm viện Thị độc, Nội mật viện Phó sứ, rồi thăng tới Binh bộ Thượng thư, sang sứ Trung Hoa ba lần. Về văn học, ông làm lời cẩn ân cho cuốn Địa dư chí của Nguyễn Trãi — Tên người, tức Mạc Thiên Tích, tự là Sĩ Lân, con của Mạc Cửu, làm Đô đốc trấn Hà Tiên từ năm 1735. Ông theo giúp chúa Nguyễn Định Vương, sau thua chạy sang Xiêm la, rồi tự tử ở đó năm 1780. Lúc còn ở Hà Tiên, ông tụ họp văn thi gia cùng nhau xướng họa. Tác phẩm chữ Hán có Hà Tiên thập vịnh .

Từ ghép 1

phân
fēn ㄈㄣ

phân

phồn thể

Từ điển phổ thông

rối rắm

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tranh chấp. ◎ Như: "củ phân" tranh chấp, giằng co.
2. (Danh) Họ "Phân".
3. (Động) Quấy rầy, nhiễu loạn. ◇ Liêu trai chí dị : "Gia quân khủng giao du phân ý niệm, cố tạ khách nhĩ" , (Kiều Na ) Cha tôi sợ giao du quấy rầy tâm trí, nên từ chối không tiếp khách đó.
4. (Phó) Nhiều, đông. ◎ Như: "đại tuyết phân phi" tuyết bay tới tấp, "phân vân" ngổn ngang, nhiều nhõi.

Từ điển Thiều Chửu

① Rối rít.
② Nhiều nhõi, như phân phiền , phân vân đều nghĩa là ngổn ngang nhiều việc, bối rối.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhiều, tới tấp: Tuyết bay tới tấp;
② Rối rắm, tá lả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái giải cờ, cái lèo cờ — Nhiều thịnh — Rối loạn. Lộn xộn.

Từ ghép 11

thai, đài
tāi ㄊㄞ, tái ㄊㄞˊ, yí ㄧˊ

thai

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái đài, lầu

đài

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái đài, lầu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đài, kiến trúc cao có thể nhìn ra bốn phía. ◎ Như: "đình đài lâu các" đình đài lầu gác, "lâu đài" nhà cao lớn, nhiều tầng.
2. (Danh) Chỉ chung chỗ cao rộng để biểu diễn, hoạt động. ◎ Như: "giảng đài" tòa giảng, "vũ đài" sân khấu.
3. (Danh) Bệ, bục (để đặt đồ vật lên trên). ◎ Như: "nghiễn đài" giá nghiên mực, "oa đài" bệ đặt nồi, "chúc đài" đế đèn.
4. (Danh) Tên sở quan ngày xưa, cũng chỉ quan chức trông coi nơi đó. ◎ Như: "trung đài" (sở) quan thượng thư, "tỉnh đài" (sở) quan nội các. § Nhà Hán có "ngự sử đài" nên đời sau gọi quan ngự sử là "đài quan" hay "gián đài" .
5. (Danh) Tên gọi cơ cấu, cơ sở. ◎ Như: "khí tượng đài" đài khí tượng, "thiên văn đài" đài thiên văn, "điện thị đài" đài truyền hình.
6. (Danh) Chữ dùng để tôn xưng. ◎ Như: "hiến đài" quan dưới gọi quan trên, "huynh đài" anh (bè bạn gọi nhau).
7. (Danh) Tên gọi tắt của "Đài Loan" .
8. (Danh) Lượng từ: vở (kịch), cỗ máy, v.v. ◎ Như: "nhất đài cơ khí" một dàn máy, "lưỡng đài điện thị" hai máy truyền hình.
9. (Danh) Họ "Đài".

Từ điển Thiều Chửu

① Cái đài. Xây nhà cho cao để ngắm bốn bên gọi là đài. Phàm chiếm một chỗ hơi cao để cho người dễ nhận biết cũng gọi là đài. Như giảng đài tòa giảng, vũ đài sân khấu, v.v.
② Tên sở quan. Ngày xưa gọi quan thượng thư là trung đài , các quan nội các là đài tỉnh hay đài các , nhà Hán có ngự sử đài . Vì thế nên đời sau gọi quan ngự sử là đài quan hay gián đài .
③ Chữ dùng để tôn xưng bực trên. Như các quan dưới gọi quan trên là hiến đài , bè bạn gọi nhau là huynh đài , v.v.
④ Việc hèn hạ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đài, đàn: Vũ đài, sân khấu; Diễn đàn; Đài chủ tịch;
② Bệ, bục, nền: Bệ cửa sổ; Nền bia;
③ Bàn: Bàn viết;
④ (văn) Tiếng dùng để tôn xưng người trên: Hiến đài (tiếng quan dưới gọi quan trên); Huynh đài (tiếng bạn bè gọi nhau);
⑤ (vân) Tên sở quan: Quan thượng thư; (hay ) Quan nội các; (hay ) Quan ngự sử;
⑥ (văn) Việc hèn hạ;
⑦ [Tái] (Tên gọi tắt) đảo Đài Loan, Trung Quốc;
⑧ [Tái] (Họ) Đài. Xem [Tai].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái nhà cao, có thể nhìn bốn phía xa — Dinh quan — Tiếng cấp dưới tôn xưng quan trên — Tiếng tôn xưng người khác. Chẳng hạn gọi người bạn quý của mình là Huynh đài.

Từ ghép 31

lỗi, lội
lèi ㄌㄟˋ

lỗi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lấy rượu rót xuống đất để tế

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Rưới rượu xuống đất để tế. ◇ Tô Thức : "Nhân gian như mộng, nhất tôn hoàn lỗi giang nguyệt" , (Niệm nô kiều ) Đời người như mộng, chén này để rót tạ trăng nước.

Từ điển Thiều Chửu

① Lấy rượu rót xuống đất để tế.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vảy rượu xuống đất mà cúng tế, một nghi thức cúng tế thời xưa.

lội

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Vảy (rảy) rượu trong khi cúng tế.
tích
bì ㄅㄧˋ

tích

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

khoèo cả hai chân

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngã, té. ◇ Thích Pháp Hiển : "Vương lai kiến chi, mê muộn tích địa, chư thần dĩ thủy sái diện, lương cửu nãi tô" , , , (Phật quốc kí ) Vua lại coi, mê man ngã xuống đất, các quan lấy nước tưới vô mặt, hồi lâu mới tỉnh.
2. (Tính) Què chân, khoèo (chân tàn phế, không đi được). ◇ Sử Kí : "Dân gia hữu tích giả, bàn tán hành cấp" , (Bình Nguyên Quân truyện ) Nhà dân có người què khập khiểng ra múc nước.
3. § Còn đọc là "bí".

Từ điển Thiều Chửu

① Khoèo cả hai chân gọi là tích , khoèo một chân gọi là bả (có chỗ đọc là bí).

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Què (khoèo) cả hai chân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Tích .
khôi
huī ㄏㄨㄟ

khôi

phồn thể

Từ điển phổ thông

đùa cợt, trêu đùa

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Thú vị, làm cho cười. ◎ Như: "khôi hài đích cố sự" câu chuyện khôi hài.
2. (Động) Đùa bỡn, pha trò.

Từ điển Thiều Chửu

① Đùa bỡn. Nói pha trò cho người ta nghe phải bật cười gọi là khôi hài .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khôi hài, đùa bỡn.【】khôi hài [hui xié] Khôi hài: Câu chuyện khôi hài;
② (văn) Giễu cợt, chế nhạo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói đùa, nói giỡn để chọc cười.

Từ ghép 2

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.