nghiễm
yǎn ㄧㄢˇ

nghiễm

phồn thể

Từ điển phổ thông

kinh sợ

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Trang trọng, cung kính.
2. (Phó) Tề chỉnh, ngăn nắp. ◇ Đào Uyên Minh : "Thổ địa bình khoáng, ốc xá nghiễm nhiên" , (Đào hoa nguyên kí ) Đất bằng phẳng rộng rãi, nhà cửa ngay ngắn.
3. (Phó) Phảng phất, giống như.

Từ điển Thiều Chửu

① Tả cái dáng kinh sợ, như vọng chi nghiễm nhiên coi dáng nghiêm trang đáng sợ.

Từ điển Trần Văn Chánh

】 nghiễm nhiên [yănrán]
① (văn) Trang nghiêm, nghiễm nhiên: Trông rất trang nghiêm (uy nghiêm);
② Chỉnh tề, gọn gàng, ngăn nắp: Nhà cửa chỉnh tề;
③ Giống hệt, giống đặc: Đứa bé này nói chuyện giống hệt người lớn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ nghiêm trang — Tên người tức Nguyễn Nghiễm, 1708— 1775, hiệu là Nghị Hiên, người làng Tiên điền huyện Nghị xuân tỉnh Hà tỉnh, là cha của Nguyễn Du, đậu Tiến sĩ năm 1731, niên hiệu Vĩnh khánh thứ 5 đời Lê Thuần Tông, có công lớn, được phong tước Xuân Quận công. Ông có viết lời bàn trong bộ Đại Việt Sử kí tiền biên. Tác phẩm biên khảo có cuốn Việt sử bị lãm.

Từ ghép 1

lịch
lì ㄌㄧˋ

lịch

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. trải qua, vượt qua
2. lịch (như: lịch )

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trải qua. ◎ Như: "kinh lịch" trải qua, "duyệt lịch" từng trải.
2. (Động) Vượt qua. ◇ Từ Hoằng Tổ : "Nhất bộ nhất suyễn, sổ lí, thủy lịch cao điên" , , (Từ hà khách du kí ) Mỗi bước mỗi thở hổn hển, được vài dặm, mới vượt qua đỉnh núi cao.
3. (Tính) Thuộc về quá khứ, đã qua. ◎ Như: "lịch đại" các triều đại đã qua, các đời trong quá khứ, "lịch sử" chỉ chung những sự kiện trong quá khứ, "lịch niên" năm qua.
4. (Tính) Rõ ràng, rõ rệt, rành mạch. ◎ Như: "lịch lịch tại mục" rõ ràng trước mắt. ◇ Thôi Hiệu : "Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ, Phương thảo thê thê Anh Vũ châu" , (Hoàng hạc lâu ) Hàng cây đất Hán Dương rực rỡ bên dòng sông tạnh, Trên bãi Anh Vũ, cỏ thơm mọc tươi tốt.
5. (Tính) Thưa. ◎ Như: "lịch xỉ" răng thưa.
6. (Danh) Việc đã trải qua, kinh nghiệm. ◎ Như: "học lịch" kinh nghiệm đã học qua, học vị, bằng cấp đạt được, "lí lịch" tiểu sử, kinh nghiệm, việc làm đã qua, chức vụ nắm giữ.
7. (Danh) § Thông "lịch" .
8. (Phó) Khắp, suốt, hết. ◇ Lí Thương Ẩn : "Lịch lãm tiền hiền quốc dữ gia, Thành do cần kiệm phá do xa" , (Vịnh sử ) Xem khắp các bậc hiền tài trước của nước nhà, Nên việc là do cần kiệm, đổ vỡ là vì hoang phí.

Từ điển Thiều Chửu

① Trải qua, như kinh lịch , trải qua, duyệt lịch từng trải, v.v.
② Cùng một nghĩa với chữ lịch .
③ Thứ tới, thứ đến.
④ Hết.
⑤ Vượt qua.
⑥ Khắp, rõ ràng, rành mạch.
⑦ Thưa, như lịch xỉ răng thưa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lịch;
② Thời đại;
③ Tính toán.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trải qua, từng trải: Kinh lịch, từng trải;
② Thứ, tới, thứ đến;
③ Hết;
④ Vượt qua;
⑤ (văn) Khắp, từng cái một, rõ ràng, rành mạch: Ghi lại khắp các lẽ thành bại còn mất họa phúc xưa nay (Hán thư: Nghệ văn chí);
⑥ (văn) Liên tục, liên tiếp: Liên tiếp thờ hai chúa (Hậu Hán thư: Lã Cường truyện);
⑦ Thưa: Răng thưa;
⑧ Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đi qua. Trải qua — Kinh nghiệm. Từng trải. Hát nói của Nguyễn Công Trứ có câu: » Chơi cho lịch mới là chơi, Chơi cho đài các cho đời biết tay « - Khắp cả — Tuyển chọn. Lựa chọn.

Từ ghép 16

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một bộ sử Việt Nam của Lê Văn Hưu, phụng mệnh Trần Thái Tông soạn trong năm 1272, gồm 30 quyển, chép việc từ đời Triệu Vũ Đế 207 trước TL tới đời Lí Chiêu Hoàng 1224. Xem tiểu truyện tác giả ở vần Hưu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một bộ sử Việt Nam của Lê Quý Đôn, bài tựa viết năm 1789, chép việc vua quan và danh nhân từ đời Lê Thái Tổ khởi nghĩa 1418 tới đời Lê Cung Hoàng 1527. Xem tiểu truyện soạn giả ở vần Đôn.

đại cồ việt

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên nước Việt Nam thời nhà Đinh.

Từ điển trích dẫn

1. Nước "Ngô" và nước "Việt" hợp xưng, thời Xuân Thu.
2. Nước "Ngô" và nước "Việt" đánh nhau, oán thù thâm sâu, vì thế "Ngô Việt" dùng nói ví là cừu địch. ◇ Tây sương kí chư cung điệu 西調: "Đương sơ chỉ vọng tố phu thê, thùy tri biến thành Ngô Việt" , (Quyển tứ) Ban đầu chỉ mong làm vợ chồng, ai ngờ nay biến thành cừu địch.
3. Chỉ đất cũ của Ngô Việt thời Xuân Thu (thuộc Chiết Giang và Giang Tô ngày nay).
4. Tên triều đại thời "Ngũ đại" Trung Quốc (Tây lịch 907-978), nay ở vào khoảng các tỉnh Chiết Giang, Giang Tô và Phúc Kiến.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước Ngô và nước Việt ở thời Ngũ đại Trung Hoa — Chỉ việc làm ăn buôn bán nơi xa. Đoạn trường tân thanh có câu: » Là nhà Ngô Việt thương gia, buồng không để đó người xa chưa về «.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một bộ sử Việt Nam, do Vũ Quỳnh phụng mệnh vua Lê Tương Dực, soạn năm 1510 và 1511, gồm 26 quyển, chép từ đời Hồng Bàng tới khi vua Lê Thái Tổ lên ngôi ( 1428 ). Cũng gọi tắt là Việt giám Thông khảo. Xem tiểu sử soạn giả ở vần Quỳnh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một bộ sử Việt Nam, do Sử quán triều Tây sơn soạn thảo, chép việc từ đời Hồng bàng tới trước khi Lê Thái Tổ lên ngôi ( 1427 ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một bộ sử Việt Nam, do Ngô Sĩ Liên phụng mệnh vua Lê Thánh Tông, soạn xong năm 1479, gồm 15 quyển. Phần Ngoại kỉ có 5 quyển, chép từ họ Hồng Bàng tới hết Nội thuộc ( 938 ), phần Bản kỉ gồm 10 quyển, chép từ đời Ngô Quyền 938 tới khi Lê Thái Tổ lên ngôi 1428. Xem tiểu sử soạn giả ở vần Liên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một bộ sử Việt Nam, do nhóm Phạm Công Trứ đời Lê Huyền Tông và nhóm Lê Hi, Nguyễn Quý Đức đời Lê Hi Tông trước sau cùng soạn và sữa chữa.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.