虛 - hư, khư
乘虛 thừa hư

Từ điển trích dẫn

1. Nhân lúc người ta bất ý, không ngờ đến.
2. Cưỡi lên hư không, đằng không. ◇ Liệt Tử : "Thừa hư bất trụy" (Chu Mục Vương ) Cưỡi lên khoảng hư mà không rơi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhân lúc trống trải, không chú ý.

▸ Từng từ:
實虛 thật hư

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thật và không thật. Thật hay không. Đoạn trường tân thanh : » Vương sư dòm đã tỏ tường thực hư «.

▸ Từng từ:
心虛 tâm hư

Từ điển trích dẫn

1. Không có thành kiến, không cố chấp, không tự mãn. ◇ Hoài Nam Tử : "Cố đắc đạo giả, chí nhược nhi sự cường, tâm hư nhi ứng đương" , , (Nguyên đạo ).
2. Sợ hãi, khiếp đảm. ◇ Nhị khắc phách án kinh kì : "Hạ Tác Nhân thử thì tâm hư dĩ kinh đáo liễu cực điểm, nhất khán kiến liễu hách đắc hồn bất phụ thể, hãn như vũ hạ, bất giác chiến đẩu khởi lai" , , , (Quyển ngũ lục).
3. Thần kinh suy nhược. Cũng có nghĩa là tim đập không bình thường. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giả Chính dĩ cản đắc tâm hư khí suyễn, kinh nghi bất định" , (Hồi 120).

▸ Từng từ:
拘虛 câu hư

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ kiến thức nhỏ hẹp như bị giam chặt vào một góc. Cũng viết là Câu khư .

▸ Từng từ:
玄虛 huyền hư

Từ điển trích dẫn

1. Triết lí thâm diệu hư vô. ◇ Hàn Phi Tử : "Thánh nhân quan kì huyền hư, dụng kì chu hành, cưỡng tự chi viết đạo" , , (Giải lão ).
2. Ý nói tính tình điềm tĩnh. ◇ Tương Phòng : "Phong tuyền thâu nhĩ mục, Tùng trúc trợ huyền hư" , (Đề Đỗ Tân Khách tân phong lí u cư ).
3. Thủ đoạn, hoa chiêu làm mê hoặc người khác. ◇ Nhị thập niên mục đổ chi quái hiện trạng : "Giá nhất cá tiểu tiểu huyền hư, thuyết xuyên liễu nhất văn bất trị đích, bị tha ngạnh ngoa liễu ngũ thiên ngân tử, như hà bất áo hối" , 穿, , (Đệ tứ bát hồi).
4. Hình dung thần bí khôn dò. ◇ Lí Ngư : "Hảo huyền hư đích thoại" (Thận trung lâu , Vọng dương ).
5. Thiên không, khung xanh. ◇ Triệu Diệp : "Ngưỡng phi điểu hề ô diên, Lăng huyền hư hề phiên phiên" , (Ngô Việt Xuân Thu , Câu Tiễn nhập thần ngoại truyện ).
6. Chợ. ◇ Hồ Kế Tông : "Tục xưng thị viết huyền hư, tục hô thị viết hư" , (Thư ngôn cố sự , Thị tứ ).

▸ Từng từ:
盈虛 doanh hư

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đầy và vơi, chỉ sự thay đổi ở đời. Hát nói của Nguyễn Công Trứ có câu: » Thế đô vô lự, thủy doanh hư « ( đường đời không thể biết trước được, cũng như nước khi tràn khi vơi ).

▸ Từng từ:
碧虛 bích hư

Từ điển trích dẫn

1. Trời xanh. ☆ Tương tự: "bích không" . ◇ Vương Vũ Xưng : "Thủy các san trai giá bích hư, Đình đình hoa biểu ánh môn lư" , (Kí đề nghĩa môn hồ thị hoa lâm thư viện ).
2. Nước xanh lục. ◇ Trương Cửu Linh : "Tu trúc hàm thanh cảnh, Hoa trì đạm bích hư" , (Tống uyển cú triệu thiếu phủ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vùng trống không xanh biếc, chỉ trời. Cũng gọi là Bích không.

▸ Từng từ:
虛事 hư sự

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Việc vô ích, vô nghĩa.

▸ Từng từ:
虛位 hư vị

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỗ ngồi vô nghĩa. Chỉ sự có địa vị mà không quyền hành.

▸ Từng từ:
虛偽 hư ngụy

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dối trá, sai sự thật.

▸ Từng từ:
虛名 hư danh

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng tăm trống rỗng, tiếng tăm không xứng đáng.

▸ Từng từ:
虛字 hư tự

Từ điển trích dẫn

1. Tức hư từ. § Chỉ những chữ không thể một mình làm thành câu, nhưng có ý nghĩa nhất định về ngữ pháp, như giới từ, liên từ, trợ từ, thán từ, v.v.
2. Chữ rườm, thừa, vô dụng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chữ không có nghĩa gì, dùng để giúp vào lời nói ( trợ ngữ ) mà thôi.

▸ Từng từ:
虛實 hư thực

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sự thật và không phải sự thật — Chỉ tình hình sự việc.

▸ Từng từ:
虛左 hư tả

Từ điển trích dẫn

1. Lễ xưa chỗ bên trái là địa vị tôn quý. Sau gọi "hư tả" là để trống chỗ ngồi bên trái chờ người hiền tài. ◇ Sử Kí : "Công tử tòng xa kị, hư tả, tự nghênh Di Môn Hầu Sanh" , , (Ngụy Công Tử truyện ) Công tử lên xe, để trống chỗ ngồi bên trái, đích thân đi đón Hầu Sinh ở Di Môn.

▸ Từng từ:
虛弱 hư nhược

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yếu ớt.

▸ Từng từ:
虛心 hư tâm

Từ điển trích dẫn

1. Không có thành kiến, không cố chấp, không tự mãn. ◇ Trang Tử : "(Khổng Tử) viết: Khâu thiếu nhi tu học, dĩ chí ư kim, lục thập cửu tuế hĩ, vô sở đắc văn chí giáo, cảm bất hư tâm" () : , , , , (Ngư phủ ).
2. Hết lòng ngưỡng mộ. ◇ Sử Kí : "Kim Tần nam diện nhi vương thiên hạ, thị thượng hữu thiên tử dã. Kí nguyên nguyên chi dân kí đắc an kì tính mệnh, mạc bất hư tâm nhi ngưỡng thượng, đương thử chi thì, thủ uy định công, an nguy chi bổn tại ư thử hĩ" , . , , , , (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ ).
3. Giả tình giả ý. ◇ Thiên địa hội thi ca tuyển : "Như hữu hư tâm hòa giả ý, Hồng môn pháp luật bất lưu tình" , (Mạc học Bàng Quyên hại Tôn Tẫn ).
4. Trong lòng lo sợ. ◇ Quan tràng hiện hình kí : "Tựu thị Hoàng Lão Da, Chu Lão Da, hiểu đắc thống lĩnh giá thoại bất thị thuyết đích tự kỉ, bất miễn tổng hữu điểm hư tâm, tĩnh tiễu tiễu đích nhất thanh dã bất cảm ngôn ngữ" , , , , (Đệ thập tam hồi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lòng dạ chẳng có gì, không chấp nhất, để ý gì.

▸ Từng từ:
虛文 hư văn

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Văn chương vô nghĩa, không giúp ích gì cho đời sống.

▸ Từng từ:
虛榮 hư vinh

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sự vẻ vang trống rỗng, không có nghĩa gì.

▸ Từng từ:
虛浮 hư phù

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trôi nổi xa vời, ý nói không thiết thực. Cũng nói là Hư phiếm hoặc Phù phiếm.

▸ Từng từ:
虛無 hư vô

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hoàn toàn không có gì.

▸ Từng từ:
虛生 hư sanh

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đời sống không làm được gì có nghĩa.

▸ Từng từ:
虛空 hư không

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trống rỗng, chẳng có gì.

▸ Từng từ:
虛耗 hư hao

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tốn phí khiến thiếu hụt.

▸ Từng từ:
虛言 hư ngôn

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lời nói xa vời, không ra đâu.

▸ Từng từ:
血虛 huyết hư

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bệnh thiếu máu. Cũng gọi là Bần huyết ( Anémie ).

▸ Từng từ:
襲虛 tập hư

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lén rình đánh vào lúc kẻ khác không phòng bị.

▸ Từng từ:
謙虛 khiêm hư

Từ điển trích dẫn

1. Khiêm nhường, không tự mãn. ◇ Tô Triệt : "Thượng dĩ khiêm hư vi hiền, hạ dĩ ngạo đản vi cao" , (Long xuyên biệt chí , Quyển thượng).
2. Khách sáo.

▸ Từng từ:
避實就虛 tị thật tựu hư

Từ điển trích dẫn

1. Xem "tị thật kích hư" .

▸ Từng từ:
避實擊虛 tị thật kích hư

Từ điển trích dẫn

1. Tránh chỗ có thực lực mà đánh vào chỗ trống (theo binh pháp của "Tôn Tử" , chương "Hư thực" ). Ý nói đánh địch thì nhắm vào chỗ quân địch để sơ hở, không có phòng bị. ☆ Tương tự: "tị thật tựu hư" , "tị trọng tựu khinh" .

▸ Từng từ: