義 - nghĩa
不義 bất nghĩa

Từ điển trích dẫn

1. Ăn ở xấu xa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ăn ở xấu xa.

▸ Từng từ:
主義 chủ nghĩa

chủ nghĩa

phồn thể

Từ điển phổ thông

chủ nghĩa

Từ điển trích dẫn

1. Chủ trương cơ bản đối với sự vật hoặc nguyên lí, tức là một hình thái quan niệm và tín ngưỡng đã trở thành một tư trào hoặc học thuyết. ◎ Như: "tư bản chủ nghĩa" , "tả thật chủ nghĩa" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái lẽ phải, cái tư tưởng, học thuyết mình cho là phải và đi theo.

▸ Từng từ:
仁義 nhân nghĩa

Từ điển trích dẫn

1. Lòng thương người và sự ăn ở theo đạo phải.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lòng thương người và sự ăn ở theo đạo phải.

▸ Từng từ:
仗義 trượng nghĩa

Từ điển trích dẫn

1. Hành sự theo nghĩa lí. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Tượng nhĩ tố giá dạng khảng khái trượng nghĩa đích sự, ngã tâm lí hỉ hoan" , (Đệ thập hồi).
2. Trọng điều phải.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dựa vào điều phải mà hành động. Trọng điều phải.

▸ Từng từ:
信義 tín nghĩa

Từ điển trích dẫn

1. Tin tưởng và đạo nghĩa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thành thật đáng tin và ăn ở theo đạo phải.

▸ Từng từ:
倡義 xướng nghĩa

Từ điển trích dẫn

1. Khởi đầu nghĩa cử.
2. Khởi nghĩa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đề cao việc phải và kêu gọi mọi người làm theo.

▸ Từng từ:
同義 đồng nghĩa

Từ điển trích dẫn

1. Cùng ý nghĩa.
2. Lòng nhân nghĩa tương đồng. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Đế giả đồng khí, vương giả đồng nghĩa" , (Hữu thủy lãm , Ứng đồng ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cùng một ý nghĩa.

▸ Từng từ:
名義 danh nghĩa

danh nghĩa

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. danh nghĩa, làm thay cho người khác
2. chức vụ không có thực

Từ điển trích dẫn

1. Danh xưng và ý nghĩa, nhân cái danh mà sanh ra cái nghĩa.
2. Danh dự và đạo nghĩa.
3. Bề ngoài, hình thức. ★ Tương phản: "thực chất" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên gọi và cái ý nghĩa của tên gọi đó.

▸ Từng từ:
含義 hàm nghĩa

hàm nghĩa

phồn thể

Từ điển phổ thông

ý nghĩa sâu xa

▸ Từng từ:
大義 đại nghĩa

Từ điển trích dẫn

1. Đạo lí lớn, chính đạo. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Ngô thủy hưng đại nghĩa, vi quốc trừ tặc" , (Đệ lục hồi).
2. Yếu nghĩa trong kinh sách. ◇ Đỗ Dự : "Nhiên Lưu Tử Tuấn Sáng thông đại nghĩa, ... giai tiên nho chi mĩ giả dã" 駿, ... (Xuân Thu Tả Thị truyện tự ).
3. Nghĩa vợ chồng. ◇ Tần Gia : "Kí đắc kết đại nghĩa, hoan lạc khổ bất túc" , (Tặng phụ thi , Chi nhị).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lẽ phải to lớn, chánh đáng.

▸ Từng từ:
奧義 áo nghĩa

Từ điển trích dẫn

1. Nghĩa lí sâu kín. ◇ Tống sử : "Cổ thư kì từ áo nghĩa, nhân sở bất hiểu giả, nhất quá mục triếp giải" , , (Thái Nguyên Định truyện ).

▸ Từng từ:
孝義 hiếu nghĩa

Từ điển trích dẫn

1. Ưa làm việc nghĩa.
2. Có hiếu hạnh và tiết nghĩa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hết lòng với cha mẹ và ăn ở tốt đẹp với người xung quanh.

▸ Từng từ:
定義 định nghĩa

định nghĩa

phồn thể

Từ điển phổ thông

định nghĩa, xác định, giải nghĩa

Từ điển trích dẫn

1. Xác định ý nghĩa nội dung của một sự vật.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói rõ tính chất riêng biệt của vật gì, khiến mọi người nhận biết nó mà không lầm lộn với vật khác.

▸ Từng từ:
廣義 quảng nghĩa

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái ý rộng. Nói rộng cái ý ra — Tên một tỉnh ở trung phần Việt Nam, ta vẫn đọc trại là Quảng ngãi.

▸ Từng từ:
忠義 trung nghĩa

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thành thật và chỉ biết làm điều phải. Thơ Nguyễn Đình Chiểu: » Làm người trung nghĩa đáng bia son «.

▸ Từng từ:
恩義 ân nghĩa

Từ điển trích dẫn

1. Ân huệ tình nghĩa thâm hậu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ân huệ và cách ăn ở tốt đẹp.

▸ Từng từ:
情義 tình nghĩa

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tấm lòng và đạo phải trong cách đối xử với nhau ở đời.

▸ Từng từ:
意義 ý nghĩa

ý nghĩa

phồn thể

Từ điển phổ thông

ý nghĩa, giá trị, vai trò

Từ điển trích dẫn

1. Ý chỉ, ý tứ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Điều cao đẹp ở bên trong một sự vật, một hành động.

▸ Từng từ:
應義 ứng nghĩa

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đáp lại lời kêu gọi làm việc phải. Văn tế trận vong tướng sĩ của Nguyễn Văn Thành: » … Đoàn ứng nghĩa dẫu Quảng Thuận Nghệ Thanh cũng vậy… «.

▸ Từng từ:
扶義 phù nghĩa

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giúp vào việc phải. Trọng việc phải.

▸ Từng từ:
教義 giáo nghĩa

giáo nghĩa

phồn thể

Từ điển phổ thông

tín điều, thuyết trong tôn giáo

▸ Từng từ:
服義 phục nghĩa

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Làm theo điều phải.

▸ Từng từ:
本義 bản nghĩa

bản nghĩa

phồn thể

Từ điển phổ thông

nghĩa gốc, nghĩa ban đầu, nghĩa vốn có

bổn nghĩa

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. Ý nghĩa ban đầu.
2. Ý nghĩa đầu tiên của một chữ khi tạo ra nó. ◎ Như: ""nhật" đích bổn nghĩa thị thái dương" nghĩa đầu tiên của chữ "nhật" là mặt trời.

▸ Từng từ:
正義 chánh nghĩa

chánh nghĩa

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. Đạo nghĩa chính đáng. § Cũng như "công lí" .
2. Chú thích điển tịch thời xưa. ◎ Như: "ngũ kinh chính nghĩa" .

chính nghĩa

phồn thể

Từ điển phổ thông

chính nghĩa, đúng lý, hợp lý

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lẽ phải mà ai cũng nhìn nhận.

▸ Từng từ:
演義 diễn nghĩa

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Căn cứ vào ý nghĩa của sự việc lịch sử mà viết rộng ra thành tiểu thuyết.

▸ Từng từ:
無義 vô nghĩa

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không theo đạo phải. Như bất nghĩa — Không thành cái ý gì, khiến không ai hiểu gì.

▸ Từng từ:
爲義 vị nghĩa

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vì điều phải mà làm.

▸ Từng từ:
狹義 hiệp nghĩa

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái ý chỉ trong phạm vi nhỏ hẹp. Ta cũng nói là nghĩa hẹp, nghĩa đen.

▸ Từng từ:
真義 chân nghĩa

Từ điển trích dẫn

1. Ý nghĩa thật. ◎ Như: "giá thiên văn chương tất tu thục độc, tài năng liệu giải kì trung đích chân nghĩa" , .

▸ Từng từ:
節義 tiết nghĩa

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lòng dạ ngay thẳng và ăn ở phải đạo — Hát nói của Nguyễn Công Trứ: » Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa «.

▸ Từng từ:
結義 kết nghĩa

kết nghĩa

phồn thể

Từ điển phổ thông

kết nghĩa

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vì điều phải, mà thắt chặt mối ràng buộc với nhau.

▸ Từng từ:
經義 kinh nghĩa

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái ý sâu xa trong sách vở xưa — Tên một thể văn khoa cử thời trước, câu văn có đối, nội dung giảng nghĩa một câu trong sách xưa — Kinh nghĩa hay tinh nghĩa: Một lối văn chương dùng làm bài thích nghĩa kinh truyện, do đời Đường đời Tống đặt ra, đến Nguyên, Minh, Thanh biến làm lối 8 vế. Cả bên ta cũng dùng để ra bài thi lấy học trò đỗ đạt về hồi còn khoa cữ chữ Nho, cũng có tên là văn bột cổ. » Bài kinh nghĩa cùng bài văn sách. Tinh phú, thơ mọi vẻ văn chương « ( Gia huấn ca ).

▸ Từng từ:
義俠 nghĩa hiệp

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kẻ ăn ở theo đạo phải, thường ra tay cứu giúp người khốn khó.

▸ Từng từ:
義僕 nghĩa bộc

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người đầy tớ ăn ở hết lòng với chủ.

▸ Từng từ:
義兵 nghĩa binh

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quân lính vì việc phải mà nổi dậy đánh giặc. Văn tế nghĩa sĩ Trương Công Định của Nguyễn Đình Chiểu có câu: » Tướng quân mất rồi, mấy chỗ nghĩa binh thêm bái xái «.

▸ Từng từ:
義勇 nghĩa dũng

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lòng dạ mạnh mẽ, không biết sợ, và ăn ở theo đạo phải.

▸ Từng từ:
義務 nghĩa vụ

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phần việc của mình, mà mình phải làm tròn để đúng theo đạo phải.

▸ Từng từ:
義友 nghĩa hữu

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bạn bè chơi thân với nhau vì đạo phải.

▸ Từng từ:
義地 nghĩa địa

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Miếng đất được lập ra vì đạo phải, để chôn cất người chết, trường hợp gia đình người chết không có đất riêng để chôn.

▸ Từng từ:
義塾 nghĩa thục

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như Nghĩa học .

▸ Từng từ:
義士 nghĩa sĩ

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người tài giỏi, ham chuộng điều phải.

▸ Từng từ:
義子 nghĩa tử

nghĩa tử

phồn thể

Từ điển phổ thông

con nuôi

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con nuôi.

▸ Từng từ:
義學 nghĩa học

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngôi trường mở ra để dạy học không lấy tiền, dạy dùm theo đạo phải mà thôi.

▸ Từng từ:
義弟 nghĩa đệ

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người em trong đạo phải, tức em nuôi — Tiếng gọi người bạn thân, nhỏ tuổi hơn mình, coi như em.

▸ Từng từ:
義母 nghĩa mẫu

nghĩa mẫu

phồn thể

Từ điển phổ thông

mẹ nuôi

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

mẹ nuôi.

▸ Từng từ:
義氣 nghĩa khí

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lòng dạ ham chuộng việc ghét điều sái quấy.

▸ Từng từ:
義父 nghĩa phụ

nghĩa phụ

phồn thể

Từ điển phổ thông

bố nuôi

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cha nuôi. » Ông rằng: Thực cũng khéo là, thế mà nghĩa phụ, thế mà ân nhi «. ( Nhị độ mai ).

▸ Từng từ:
義理 nghĩa lí

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái lẽ phải chứa đựng bên trong.

▸ Từng từ:
義田 nghĩa điền

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thửa ruộng mà hoa lợi dùng để giúp đỡ người nghèo, theo đạo phải.

▸ Từng từ:
義舉 nghĩa cử

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Việc làm theo lẽ phải. Việc phải làm.

▸ Từng từ:
義莊 nghĩa trang

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khu vườn trại ruộng nương, mà hoa lợi dùng để cứu giúp người nghèo khổ. Tương tự như Nghĩa điền — Ngày nay ta còn hiểu là Nghĩa địa. Xem nghĩa địa .

▸ Từng từ:
背義 bội nghĩa

Từ điển trích dẫn

1. Phản lại ân nghĩa của người khác. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Bội nghĩa chi đồ, hà cảm mại ngã" , (Đệ thất hồi) Thằng bội nghĩa kia! Sao mày dám lừa tao?

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phản lại sự ăn ở tốt đẹp của người khác.

▸ Từng từ:
要義 yếu nghĩa

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái lí lẽ quan trọng của sự việc.

▸ Từng từ:
譯義 dịch nghĩa

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cũng như Giải nghĩa, tức nói rõ ý tưởng.

▸ Từng từ:
負義 phụ nghĩa

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trái với đạo phải ở đời. » Há phải nhân mà đành phụ nghĩa «. ( Nhị Thập Tứ Hiếu ).

▸ Từng từ:
貶義 biếm nghĩa

biếm nghĩa

phồn thể

Từ điển phổ thông

nghĩa xấu

▸ Từng từ:
賊義 tặc nghĩa

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Làm hại tới đạo phải ở đời.

▸ Từng từ:
起義 khởi nghĩa

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vì lẽ phải mà nổi dậy.

▸ Từng từ:
趨義 xu nghĩa

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Theo điều phải.

▸ Từng từ:
道義 đạo nghĩa

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái lí sâu xa của con đường sống cao cả.

▸ Từng từ:
重義 trọng nghĩa

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đặt nặng việc phải ở đời. ĐTTT: » Mà lòng trọng nghĩa khinh tài xiết bao «.

▸ Từng từ:
隩義 áo nghĩa

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái ý khó hiểu trong bài văn câu văn.

▸ Từng từ:
非義 phi nghĩa

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không hợp với đạo phải.

▸ Từng từ:
音義 âm nghĩa

Từ điển trích dẫn

1. Tiếng đọc và ý nghĩa của chữ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cách đọc và nghĩa chữ.

▸ Từng từ:
義和團 nghĩa hòa đoàn

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một đoàn thể hoạt động bí mật tại Trung Hoa vào đời Thanh, nổi dậy tại Thiên tân năm 1899, chủ trương Phù Thanh diệt Dương.

▸ Từng từ:
義士傳 nghĩa sĩ truyện

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một tác phẩm của Hoàng Trường, danh sĩ đời Lê.

▸ Từng từ:
義大利 nghĩa đại lợi

Từ điển phổ thông

Italia

▸ Từng từ:
人本主義 nhân bản chủ nghĩa

Từ điển trích dẫn

1. Tư triều phát khởi vào cuối thế kỉ mười ba tại Âu Châu thời Phục hưng, chủ trương thoát li thế lực Giáo hội, cổ xúy giáo dục nhân văn, tôn trọng giá trị con người. § Cũng gọi là "nhân văn chủ nghĩa" .

▸ Từng từ:
仗義疏財 trượng nghĩa sơ tài

Từ điển trích dẫn

1. Trọng nghĩa lí, coi thường tiền của. ◇ Thủy hử truyện : "Nhân đô thuyết trượng nghĩa sơ tài, chuyên nhất kết thức thiên hạ hảo hán, cứu trợ tao phối đích nhân, thị cá hiện thế đích Mạnh Thường Quân" , , , (Đệ nhị thập nhị hồi) Mọi người đều nói ông này trọng nghĩa khinh tài, một lòng tìm kết giao với các hảo hán trong thiên hạ, cứu giúp người bị đi đày, đúng là một bậc Mạnh Thường Quân đời nay.

▸ Từng từ:
個人主義 cá nhân chủ nghĩa

Từ điển trích dẫn

1. Chủ trương lấy cá nhân làm trung tâm, chỉ tôn trọng tự do cá nhân hay quyền lợi của cá nhân. ☆ Tương tự: "bổn vị chủ nghĩa" . ★ Tương phản: "tập thể chủ nghĩa" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái chủ trương cho rằng chỉ biết tới lợi ích riêng mình là phải, là đúng ( individualism ).

▸ Từng từ:
克己主義 khắc kỉ chủ nghĩa

Từ điển trích dẫn

1. Một phái luân lí học ở Hi Lạp xưa, chủ trương đè nén tình dục, cự tuyệt khoái lạc, coi sự khắc chế chính mình là biểu hiện tối cao của đạo (tiếng Pháp: stoïcisme).

▸ Từng từ:
利他主義 lợi tha chủ nghĩa

Từ điển trích dẫn

1. Chủ nghĩa lấy lợi ích và hạnh phúc của người khác hoặc của toàn thể xã hội làm mục tiêu, do triết học gia Pháp Auguste Comte thủ xướng.

▸ Từng từ:
印象主義 ấn tượng chủ nghĩa

Từ điển trích dẫn

1. Chủ trương nghệ thuật, đặc biệt là về hội họa, không dùng thái độ khách quan để miêu tả sự vật, mà lấy cảm nhận trực tiếp của cá nhân làm chủ thể sáng tạo (tiếng Pháp: Impressionnisme).

▸ Từng từ:
國家主義 quốc gia chủ nghĩa

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ chung mọi tư tưởng và đường lối đem lại lợi ích chung cho đất nước dân tộc.

▸ Từng từ:
拜金主義 bái kim chủ nghĩa

Từ điển trích dẫn

1. Chủ nghĩa lấy sự sùng bái kim tiền làm trung tâm hành động.

▸ Từng từ:
負氣仗義 phụ khí trượng nghĩa

Từ điển trích dẫn

1. Theo đúng chính nghĩa, cư xử ngay thẳng. ◇ Sơ khắc phách án kinh kì : "Na nhân phụ khí trượng nghĩa, giao du hào tuấn" , (Quyển nhất cửu).

▸ Từng từ:
頂仁履義 đính nhân lí nghĩa

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đội nhân đạp nghĩa, ý nói sống hoàn toàn hợp với nhân nghĩa.

▸ Từng từ:
高義薄雲 cao nghĩa bạc vân

Từ điển trích dẫn

1. Chỉ nghĩa lí, cảnh giới thơ văn biểu đạt vô cùng cao diệu. ◇ Trương Thủ : "Hảo cú thì thì úy sầu tuyệt, Ngưỡng tàm cao nghĩa bạc vân thiên" , (Vũ trung phục huệ ).
2. Hình dung người có tiết tháo hành vi nghĩa khí cao lớn. ◇ Lí Khai Tiên : "Vạn trượng văn quang diêu bắc đẩu, Nhất sanh cao nghĩa bạc vân thiên" , (Tặng Thiếu Đường Trương Cử Nhân ).

▸ Từng từ: