Từ điển trích dẫn

1. Kết cục và mở đầu. § Cũng nói "thủy chung" . ◇ Lễ Kí : "Vật hữu bổn mạt, sự hữu chung thủy" , (Đại Học ).
2. Không đổi, trước sau như nhất.
3. Đi đủ vòng rồi trở về chỗ bắt đầu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỗ cuối cùng và chỗ bắt đầu — Chỉ lòng dạ không đổi, trước sau như nhất.

Từ điển trích dẫn

1. Thốt nhiên thay đổi sắc mặt. ◇ Lễ Kí : "Khổng Tử thiểu nhiên tác sắc nhi đối" (Ai Công vấn ) Khổng Tử bỗng thay đổi sắc mặt, lấy vẻ nghiêm trang đáp.
2. Lo sợ. ◇ Tuân Tử : "Kiến bất thiện, thiểu nhiên tất dĩ tự tỉnh dã" , (Tu thân ) Thấy điều không tốt, kinh sợ mà tự cảnh tỉnh vậy.
3. Buồn rầu. ◇ Liệt Tử : "Chỉ thành viết: Thử Yên quốc chi thành. Kì nhân thiểu nhiên biến dong" : . (Chu Mục vương ) (Người đồng hành) chỉ thành nói: Đây là thành nước Yên. Người kia (sinh ra ở nước Yên, đang trên đường trở về cố hương) bỗng buồn rầu biến sắc mặt (vì thương nhớ).
tôn, tông
zōng ㄗㄨㄥ

tôn

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ông tông (ông tổ thứ nhất là tổ, ông tổ thứ hai là tông), tổ tiên: Các tổ tiên;
② Họ (hàng): Cùng họ; Anh họ;
③ Phe, dòng, phái: Phái Bắc;
④ (loại) Sự, món, kiện, vụ: Một việc; Số hàng lớn; Ba vụ án;
⑤ Chủ, chính: Chủ ý.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tổ tiên đời sau — Giòng họ — Một ngành đạo, hoặc một học phái — Đáng lẽ đọc Tông. Xem Tông.

Từ ghép 22

tông

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dòng họ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Miếu thờ tổ tiên.
2. (Danh) Tổ tiên. ◎ Như: "liệt tổ liệt tông" các tổ tiên, "tổ tông" tổ tiên
3. (Danh) Họ hàng, gia tộc. ◎ Như: "đại tông" dòng trưởng, "tiểu tông" dòng thứ, "đồng tông" cùng họ. ◇ Tả truyện : "Tấn ngô tông dã, khởi hại ngã tai?" , ? (Hi Công ngũ niên ) Tấn là họ hàng ta, há nào hại ta ư?
4. (Danh) Căn bản, gốc rễ. ◇ Đạo Đức Kinh : "Uyên hề tự vạn vật chi tông" (Chương 4) (Đạo) là hố thẳm hề, tựa như gốc rễ của vạn vật.
5. (Danh) Dòng, phái. § Đạo Phật từ Ngũ Tổ trở về sau chia làm hai dòng nam bắc, gọi là "nam tông" và "bắc tông" .
6. (Danh) Lễ tiết chư hầu triều kiến thiên tử. ◇ Chu Lễ : "Xuân kiến viết triêu, hạ kiến viết tông" , (Xuân quan , Đại tông bá ) Mùa xuân triều kiến gọi là "triêu", mùa hạ triều kiến gọi là "tông".
7. (Danh) Lượng từ: kiện, món, vụ. ◎ Như: "nhất tông sự" một việc, "đại tông hóa vật" số hàng lớn, "án kiện tam tông" ba vụ án.
8. (Danh) Họ "Tông".
9. (Động) Tôn sùng, tôn kính. ◇ Thi Kinh : "Tự chi ấm chi, Quân chi tông chi" , (Đại nhã , Công lưu ) Cho (chư hầu) ăn uống, Được làm vua và được tôn sùng.
10. (Tính) Cùng họ. ◎ Như: "tông huynh" anh cùng họ.
11. (Tính) Chủ yếu, chính. ◎ Như: "tông chỉ" chủ ý.

Từ điển Thiều Chửu

① Ông tông, ông tổ nhất gọi là tổ, thứ nữa là tông. Thường gọi là tông miếu, nghĩa là miếu thờ ông tổ ông tông vậy. Tục thường gọi các đời trước là tổ tông .
② Họ hàng dòng trưởng là đại tông , dòng thứ là tiểu tông , cùng họ gọi là đồng tông .
③ Chủ, như tông chỉ chủ ý quy về cái gì.
④ Dòng phái, đạo phật từ ông Ngũ-tổ trở về sau chia làm hai dòng nam bắc, gọi là nam tông và bắc tông .
⑤ Tục gọi một kiện là một tông, như tập văn tự gọi là quyển tông , một số đồ lớn gọi là đại tông .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ông tông (ông tổ thứ nhất là tổ, ông tổ thứ hai là tông), tổ tiên: Các tổ tiên;
② Họ (hàng): Cùng họ; Anh họ;
③ Phe, dòng, phái: Phái Bắc;
④ (loại) Sự, món, kiện, vụ: Một việc; Số hàng lớn; Ba vụ án;
⑤ Chủ, chính: Chủ ý.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhà thờ tổ tiên — Dòng họ. Tục ngữ: » Lấy vợ xem tông lấy chồng xem giống « — Cái lí thuyết làm gốc. Xem Tông chỉ — Ta vẫn đọc là Tôn. Xem thêm Tôn.

Từ ghép 22

cố
gù ㄍㄨˋ

cố

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(một loài chim)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mướn, thuê (trả tiền cho người làm việc). ◎ Như: "cố bảo mỗ" mướn vú em.
2. (Động) Đi mướn. § Cùng như "cố" . ◎ Như: "cố xa" mướn xe, "cố thuyền" mướn thuyền. ◇ Phù sanh lục kí : "Cố loa cấp phản" (Khảm kha kí sầu ) Mướn một con loa vội vã trở về.
3. (Động) Bán. ◇ Lô Huề : "Tuy triệt ốc phạt mộc, cố thê dục tử, chỉ khả cung sở do tửu thực chi phí" , , , (Khất quyên tô chẩn cấp sớ ) Dù bỏ nhà chặt cây, bán vợ bán con, cũng chỉ đủ cho chi phí cơm rượu của mình thôi.
4. (Tính) Được thuê, được mướn dùng. ◇ Tô Thức : "Triệu mộ cố phu cập vật liệu, hợp dụng tiền nhất vạn cửu thiên dư quán" , (Khất bãi túc châu tu thành trạng 宿) Kêu mướn phu và vật liệu, tiêu tốn cả thảy hơn một vạn chín ngàn xâu tiền.

Từ điển Thiều Chửu

① Tên một giống chim. Lại cùng nghĩa với chữ cố .

Từ điển Trần Văn Chánh

Thuê: Thợ làm thuê.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đền đáp lại — Mướn người làm. Như chữ Cố .

Từ điển trích dẫn

1. Chim cưu (tu hú) ăn không mắc nghẹn, cho nên những gậy chống của người già hay khắc hình con cưu (Xem Tục Hán thư chí ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái gậy đầu khắc hình chim cưu cho người già chống. Chỉ tuổi già. Đời Hán, vua ban gậy chống có hình chim cưu cho người già 70 tuổi trở lên để tỏ lòng kính lão.
thìn, thần
chén ㄔㄣˊ

thìn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

Thìn (ngôi thứ 5 của hàng Chi)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Rung động, chấn động.
2. (Danh) Chi "Thần" (ta đọc là "Thìn"), chi thứ năm trong mười hai chi.
3. (Danh) Từ bảy giờ sáng cho đến chín giờ sáng gọi là giờ "Thìn".
4. (Danh) Một tiếng gọi gộp cả mười hai chi. Cũng chỉ ngày hoặc giờ. § Ngày xưa lấy mười hai chi ghi ngày, hết một hồi từ ngày tí cho đến ngày hợi gọi là "tiếp thần" mười hai ngày. Vì thế, ngày và giờ đều gọi là "thần". ◇ Nguyễn Trãi : "Thiên trung cộng hỉ trị giai thần" (Đoan ngọ nhật ) Tiết thiên trung (đoan ngọ) ai cũng mừng được ngày đẹp trời. ◇ Thủy hử truyện : "Na Vương Ải Hổ khứ liễu ước hữu tam lưỡng cá thì thần" (Đệ tam thập nhị hồi) Vương Ải Hổ đi được khoảng hai ba thì thần (tức là chừng bốn đến sáu giờ đồng hồ ngày nay).
5. (Danh) Ngày tháng, thời gian. ◇ Hán Thư : "Thần thúc hốt kì bất tái" (Tự truyện thượng ) Thời gian vùn vụt không trở lại.
6. (Danh) Tên một sao trong nhị thập bát tú. Cũng gọi là "đại hỏa" .
7. (Danh) Chỉ hướng đông nam.
8. (Danh) Sao Bắc Cực, tức "Bắc Thần" .
9. (Danh) Phiếm chỉ các sao.
10. (Danh) Tiếng gọi chung cả mặt trời, mặt trăng và sao.
11. (Danh) Tiếng xưng thay cho đế vương.
12. § Thông "thần" .

Từ điển Thiều Chửu

① Chi thần (ta đọc là thìn), chi thứ năm trong 12 chi. Từ bảy giờ sáng cho đến chín giờ sáng gọi là giờ thìn.
② Một tiếng gọi gộp cả 12 chi. Ngày xưa lấy 12 chi ghi ngày, hết một hồi từ ngày tí cho đến ngày hợi gọi là thiếp thần , vì thế nên ngày và giờ đều gọi là thần.
③ Tiếng gọi chung cả mặt trời, mặt trăng và sao.
④ Cùng nghĩa với chữ thần .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chi Thìn (chi thứ năm trong 12 chi);
② Ngày: Ngày sinh;
③ (Từ chỉ chung) mặt trời, mặt trăng và sao: Các vì sao;
④ (văn) Buổi sớm (dùng như , bộ );
⑤ (Ở Việt Nam có khi) dùng thay cho chữ (bộ ) (vì kị húy của vua Tự Đức).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vị thứ năm trong Thập nhị địa chi — Xem Thần.

thần

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

Thìn (ngôi thứ 5 của hàng Chi)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Rung động, chấn động.
2. (Danh) Chi "Thần" (ta đọc là "Thìn"), chi thứ năm trong mười hai chi.
3. (Danh) Từ bảy giờ sáng cho đến chín giờ sáng gọi là giờ "Thìn".
4. (Danh) Một tiếng gọi gộp cả mười hai chi. Cũng chỉ ngày hoặc giờ. § Ngày xưa lấy mười hai chi ghi ngày, hết một hồi từ ngày tí cho đến ngày hợi gọi là "tiếp thần" mười hai ngày. Vì thế, ngày và giờ đều gọi là "thần". ◇ Nguyễn Trãi : "Thiên trung cộng hỉ trị giai thần" (Đoan ngọ nhật ) Tiết thiên trung (đoan ngọ) ai cũng mừng được ngày đẹp trời. ◇ Thủy hử truyện : "Na Vương Ải Hổ khứ liễu ước hữu tam lưỡng cá thì thần" (Đệ tam thập nhị hồi) Vương Ải Hổ đi được khoảng hai ba thì thần (tức là chừng bốn đến sáu giờ đồng hồ ngày nay).
5. (Danh) Ngày tháng, thời gian. ◇ Hán Thư : "Thần thúc hốt kì bất tái" (Tự truyện thượng ) Thời gian vùn vụt không trở lại.
6. (Danh) Tên một sao trong nhị thập bát tú. Cũng gọi là "đại hỏa" .
7. (Danh) Chỉ hướng đông nam.
8. (Danh) Sao Bắc Cực, tức "Bắc Thần" .
9. (Danh) Phiếm chỉ các sao.
10. (Danh) Tiếng gọi chung cả mặt trời, mặt trăng và sao.
11. (Danh) Tiếng xưng thay cho đế vương.
12. § Thông "thần" .

Từ điển Thiều Chửu

① Chi thần (ta đọc là thìn), chi thứ năm trong 12 chi. Từ bảy giờ sáng cho đến chín giờ sáng gọi là giờ thìn.
② Một tiếng gọi gộp cả 12 chi. Ngày xưa lấy 12 chi ghi ngày, hết một hồi từ ngày tí cho đến ngày hợi gọi là thiếp thần , vì thế nên ngày và giờ đều gọi là thần.
③ Tiếng gọi chung cả mặt trời, mặt trăng và sao.
④ Cùng nghĩa với chữ thần .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chi Thìn (chi thứ năm trong 12 chi);
② Ngày: Ngày sinh;
③ (Từ chỉ chung) mặt trời, mặt trăng và sao: Các vì sao;
④ (văn) Buổi sớm (dùng như , bộ );
⑤ (Ở Việt Nam có khi) dùng thay cho chữ (bộ ) (vì kị húy của vua Tự Đức).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Thần — Một âm là Thìn. Xem Thìn.

Từ ghép 5

khể, kê
jī ㄐㄧ, qǐ ㄑㄧˇ

khể

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lạy, dập đầu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Khảo sát, tra cứu, xem xét. ◎ Như: "kê cổ" xem xét các sự tích xưa, "kê tra" kiểm soát.
2. (Động) Cãi cọ, tranh chấp. ◇ Hán Thư : "Phụ cô bất tương thuyết, tắc phản thần nhi tương kê" , (Giả Nghị truyện ) Vợ và cô không nói với nhau mà trở môi cãi cọ.
3. (Động) Trì hoãn, ngưng trệ, kéo dài. ◇ Cảnh thế thông ngôn : "Thánh chỉ phát hồi nguyên tịch, bất cảm kê lưu" , (Ngọc Đường Xuân lạc nan phùng phu ) Mệnh vua truyền cho về nguyên quán, không dám trì hoãn.
4. (Động) Tồn trữ, chất chứa.
5. (Động) Bói, bốc vấn. ◇ Vương Dật : "Kê vấn thần minh" (Bốc cư chương cú tự ) Bói hỏi thần minh.
6. (Động) Đến.
7. (Danh) Chuẩn tắc, khuôn mẫu. ◇ Đạo Đức Kinh : "Cố dĩ trí trị quốc, quốc chi tặc; bất dĩ trí trị quốc, quốc chi phúc. Tri thử lưỡng giả diệc kê thức" , ; , . (Chương 65) Cho nên lấy trí mưu trị nước là vạ cho nước; không lấy trí mưu trị nước là phúc cho nước. Biết hai điều đó tức là biết được mẫu mực (trị dân).
8. (Danh) Họ "Kê".
9. Một âm là "khể". (Động) § Xem "khể thủ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Xét, như kê cổ xét các sự tích xưa. Lời nói không có căn cứ gọi là vô kê chi ngôn .
② Cãi cọ, như phản thần tuơng kê trở môi cãi lại, không chịu lời dạy bảo.
③ Hoạt kê nói khôi hài.
④ Lưu lại, ngăn cản lại.
⑤ Ðến.
⑥ Một âm là khể. Khể thủ lạy rập đầu xuống đất.

Từ điển Trần Văn Chánh

Cúi đầu: Dập đầu xuống đất, cúi đầu lạy; Ông Vũ lạy dập đầu cố sức từ chối (Thượng thư). Xem [ji].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cúi đầu sát đất — Một âm là Kê.

Từ ghép 1

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. xem xét, suy xét
2. cãi cọ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Khảo sát, tra cứu, xem xét. ◎ Như: "kê cổ" xem xét các sự tích xưa, "kê tra" kiểm soát.
2. (Động) Cãi cọ, tranh chấp. ◇ Hán Thư : "Phụ cô bất tương thuyết, tắc phản thần nhi tương kê" , (Giả Nghị truyện ) Vợ và cô không nói với nhau mà trở môi cãi cọ.
3. (Động) Trì hoãn, ngưng trệ, kéo dài. ◇ Cảnh thế thông ngôn : "Thánh chỉ phát hồi nguyên tịch, bất cảm kê lưu" , (Ngọc Đường Xuân lạc nan phùng phu ) Mệnh vua truyền cho về nguyên quán, không dám trì hoãn.
4. (Động) Tồn trữ, chất chứa.
5. (Động) Bói, bốc vấn. ◇ Vương Dật : "Kê vấn thần minh" (Bốc cư chương cú tự ) Bói hỏi thần minh.
6. (Động) Đến.
7. (Danh) Chuẩn tắc, khuôn mẫu. ◇ Đạo Đức Kinh : "Cố dĩ trí trị quốc, quốc chi tặc; bất dĩ trí trị quốc, quốc chi phúc. Tri thử lưỡng giả diệc kê thức" , ; , . (Chương 65) Cho nên lấy trí mưu trị nước là vạ cho nước; không lấy trí mưu trị nước là phúc cho nước. Biết hai điều đó tức là biết được mẫu mực (trị dân).
8. (Danh) Họ "Kê".
9. Một âm là "khể". (Động) § Xem "khể thủ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Xét, như kê cổ xét các sự tích xưa. Lời nói không có căn cứ gọi là vô kê chi ngôn .
② Cãi cọ, như phản thần tuơng kê trở môi cãi lại, không chịu lời dạy bảo.
③ Hoạt kê nói khôi hài.
④ Lưu lại, ngăn cản lại.
⑤ Ðến.
⑥ Một âm là khể. Khể thủ lạy rập đầu xuống đất.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Dừng lại, ngừng, trì hoãn lâu;
② Khám xét, khảo xét, khảo cứu, kê cứu: Xét các tích xưa; Lời nói căn cứ;
③ Suy bì, cãi cọ: Trở môi cãi lại (không nghe theo);
④ Ngăn lại, lưu lại;
⑤ Đến;
⑥ 【】hoạt kê [huáji] Hoạt kê, khôi hài, hài hước, buồn cười;
⑦ [Ji] (Họ) Kê.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lưu lại. Ngừng lại — Khảo xét — Tính toán, sắp xếp — Tới, đến — Một âm là Khể.

Từ ghép 4

Từ điển trích dẫn

1. Thông thường, chữ viết cao từ một tấc trở lên gọi là "đại tự" , tiếng để phân biệt với "tiểu tự" .
2. Phiếm chỉ tiếng phổ thông. ◎ Như: "đại tự thức bất đắc kỉ cá" không biết một chữ nghĩa nào cả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chữ lớn.

Từ điển trích dẫn

1. Kì thi lớn, như thi Hội, thi Đình thời xưa.
2. Chỉ người đậu khoa thi Hội, thi Đình.
3. Dưới chế độ khoa cử đời nhà Đường, khoa thi đặc biệt tùy thiên tử đặt định để chọn nhân tài xuất chúng.
4. Thời nhà Đường, áo bào thêu hoa tròn, quan tam phẩm trở lên mới được mặc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kì thi lớn, như thi Hội, thi Đình thời xưa — Chỉ người đậu các kì thi Hội thi Đình thời xưa.

Từ điển trích dẫn

1. Ngọc trai (trân châu) trở về Hợp Phố. Ý nói người đi rồi trở lại hoặc vật báu mất rồi tìm lại được. § Điển tích: Quận "Hợp Phố" ở bờ biển sản sinh rất nhiều ngọc trai. Vì quan tể ở đó tham lam vô độ, bắt dân phải đi mò lấy ngọc trai đem nộp cho quan lại, bao nhiêu ngọc trai đều tự dời hết sang quận "Giao Chỉ" . Sau "Mạnh Thường" làm thái thú Hợp Phố, có nhân chính, những ngọc trai lại trở về (Hậu Hán Thư, Mạnh Thường truyện ).

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.