sa
suō ㄙㄨㄛ

sa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: sa la ,)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) "Sa la" : (1) Cây sa la, lá xanh lục, thân có thể cao tới mười thước hơn (họ Cyatheaceae). (2) Một loại cây hình giống "sơn trà" .

Từ điển Thiều Chửu

Sa la cây sa la, sinh ở nước Lưu Cầu.

Từ điển Trần Văn Chánh

(thực) Cây sa la (Stewartia pseudocamellia).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên loài cây thuộc giống sơn trà.

Từ ghép 2

la
luó ㄌㄨㄛˊ, luǒ ㄌㄨㄛˇ

la

phồn thể

Từ điển phổ thông

(xem: sa la ,)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) "Sa la" : xem "sa" .

Từ điển Thiều Chửu

Sa la cây sa la, sinh ở nước Lưu Cầu.

Từ điển Trần Văn Chánh

(thực) Cây la. Xem .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hàng rào bằng gỗ.

Từ ghép 1

sa
miǎo ㄇㄧㄠˇ, shā ㄕㄚ

sa

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. sợi vải
2. lụa mỏng
3. the, rèm

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) The, lụa mỏng và mịn. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Trù đoạn nhất bách tam thập quyển. Sa lăng nhất bách bát thập quyển" . (Hồi 105) Đoạn tơ một trăm ba mươi cuộn. The lụa hoa một trăm tám mươi cuộn.
2. (Danh) Đồ dệt thành sợi dọc hoặc lưới có lỗ nhỏ. ◎ Như: "song sa" màn sợi dệt che cửa sổ, "thiết sa" lưới sắt mịn.
3. (Danh) Sợi vải nhỏ làm bằng bông hoặc gai. ◇ Vương Duy : "Thùy liên Việt nữ nhan như ngọc, Bần tiện giang đầu tự hoán sa" , Ai thương cho cô gái Việt mặt đẹp như ngọc, Lại nghèo hèn tự mình giặt sợi gai ở đầu sông?
4. (Tính) Làm bằng sợi mỏng, lụa mỏng. ◎ Như: "sa mạo" mũ bằng sa.

Từ điển Thiều Chửu

Sa, lụa mỏng. Một thứ dệt bằng tơ mỏng mà thưa để làm mũ hay áo mặc mát gọi là sa, như ta nói sa Tàu, sa Tây vậy. Vương Duy : Thùy liên Việt nữ nhan như ngọc, Bần tiện giang đầu tự hoán sa ai thương cho cô gái Việt mặt đẹp như ngọc, lại nghèo hèn tự mình giặt lụa ở đầu sông?
② Sợi vải.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sợi: Kéo sợi;
Sa, lụa mỏng, vải sô, lưới mịn: Áo sa; Vải sô che cửa; Lưới sắt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thứ lụa thật mỏng, nhẹ. Đoạn trường tân thanh có câu: » Song sa vò võ phương trời, nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng « ( Song sa là cửa sổ có che lụa lỏng, chỉ nơi ở của đàn bà con gái ).

Từ ghép 7

la
luō ㄌㄨㄛ, luó ㄌㄨㄛˊ

la

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. vải lụa
2. cái lưới
3. bày biện

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lưới (đánh chim, bắt cá). ◇ Thi Kinh : "Trĩ li vu la" (Vương phong , Thố viên ) Con chim trĩ mắc vào lưới.
2. (Danh) Là, một thứ dệt bằng tơ mỏng để mặc mát. ◇ Tây sương kí 西: "La duệ sinh hàn" (Đệ nhất bổn , Đệ tam chiết) Tay áo là làm cho lạnh.
3. (Danh) Một loại đồ dùng ở mặt dưới có lưới để sàng, lọc bột hoặc chất lỏng.
4. (Danh) Họ "La".
5. (Động) Bắt, bộ tróc.
6. (Động) Bao trùm, bao quát. ◎ Như: "bao la vạn tượng" .
7. (Động) Giăng, bày. ◎ Như: "la liệt" bày khắp cả, "la bái" xúm lại mà lạy. ◇ Bạch Cư Dị : "Bình sinh thân hữu, La bái cữu tiền" , (Tế Thôi Tương Công Văn ) Bạn bè lúc còn sống, Xúm lạy trước linh cữu.
8. (Động) Thu thập, chiêu tập, tìm kiếm. ◎ Như: "la trí nhân tài" chiêu tập người tài.
9. (Động) Ứớc thúc, hạn chế. ◇ Vương An Thạch : "Phương kim pháp nghiêm lệnh cụ, sở dĩ la thiên hạ chi sĩ, khả vị mật hĩ" , , (Thượng Nhân Tông hoàng đế ngôn sự thư ).

Từ điển Thiều Chửu

① Cái lưới đánh cá, chim.
② Là, một thứ sệt bằng tơ mỏng để mặc mát.
③ Bày vùng. Như la liệt bày vòng quanh đầy cả. La bái xúm lại mà lạy. Bạch Cư Dị : Bình sinh thân hữu, la bái cữu tiền bạn bè lúc còn sống, xúm lạy trước linh cữu.
④ Quây lưới để bắt chim. Vì thế nên chiêu tập được nhiều người tài đến với mình gọi là la trí .
La la thoáng, không đặc rít gọi là la la.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lưới (bắt cá, chim): Lưới trời bao phủ;
② Giăng lưới bắt, quây lưới bắt (chim): Có thể dăng lưới bắt sẻ ngay trước cửa, cảnh tượng hiu quạnh;
③ Sưu tập: Chiêu mộ; Gom góp; Thu nhặt, sưu tập;
④ Trưng bày, bày ra: Bày ra; Bủa dăng khắp nơi, chằng chịt;
⑤ Giần, rây: Giần dây thép; Rây tơ; Đem bột rây qua một lượt;
⑥ Là, the (hàng dệt bằng tơ lụa): Áo lụa; Quạt the; The lụa lượt là;
⑦ (loại) Mười hai tá, mười hai lố (= 114 cái) (Gross);
⑧ [Luó] (Họ) La. Xem [luo], [luo].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lụa. Sản phẩm dệt bằng tơ — Cái lưới giăng rộng ra. Giăng lưới bắt chim.

Từ ghép 42

sa la

giản thể

Từ điển phổ thông

cây sa la (sinh ở nước Lưu Cầu)

sa la

phồn thể

Từ điển phổ thông

cây sa la (sinh ở nước Lưu Cầu)
la
luó ㄌㄨㄛˊ

la

giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: sa la ,)

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

(thực) Cây la. Xem .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 1

Từ điển trích dẫn

1. Chỉ chung các thứ the mịn, mỏng và nhẹ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Sa la dã kiến quá kỉ bách dạng, tòng một thính kiến quá giá cá danh sắc" , (Đệ tứ thập hồi) Cũng đã được xem hàng mấy trăm thứ the, nhưng chưa được nghe tên ấy bao giờ.
ngân, ngần
yín ㄧㄣˊ

ngân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bờ, biên

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Giới hạn, biên tế. ◎ Như: "kì đại vô ngân" to lớn không ngần. ◇ Lí Hoa : "Bình sa vô ngân, quýnh bất kiến nhân" , (Điếu cổ chiến trường văn ) Cát phẳng vô hạn, xa không thấy người.
2. (Danh) Bờ sông, bờ nước. ◇ Văn tuyển : "Kì ngân tắc hữu thiên sâm thủy quái" (Mộc hoa , Hải phú ) Bờ nước đó có báu trời quái nước.

Từ điển Thiều Chửu

① Bờ.
② Ngần, như kì đại vô ngân thửa to không ngần.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Biên, bờ, bờ bến, ngần, giới hạn: To không bến bờ, lớn vô ngần; Bao la thay sa mạc phẳng không bờ (Lí Hoa: Điếu cổ chiến trường văn); Bờ bến, giới hạn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bờ nước — Ranh giới — Hình dạng.

Từ ghép 1

ngần

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Biên, bờ, bờ bến, ngần, giới hạn: To không bến bờ, lớn vô ngần; Bao la thay sa mạc phẳng không bờ (Lí Hoa: Điếu cổ chiến trường văn); Bờ bến, giới hạn.

Từ điển trích dẫn

1. Tiếng nhà Phật (âm tiếng Phạn "sramanera"), là tiểu tăng, tiểu sa-môn, chú tiểu, dịch nghĩa là "cần sách" . Chỉ tăng hoặc ni mới gia nhập tăng-già và thụ mười giới. Một nữ sa-di được gọi là "sa-di-ni" hoặc "nữ cần sách" . Phần lớn các sa-di còn là trẻ con, nhưng ít nhất bảy tuổi mới được thu nhận. La-hầu-la, con trai đức Phật là sa-di nổi tiếng nhất, gia nhập tăng-già từ lúc bảy tuổi. Thông thường sa-di được tỉ-khâu hoặc tỉ-khâu-ni hướng dẫn tu học và đến một tuổi nhất định, sau một cuộc khảo hạch, thụ giới cụ túc sẽ trở thành tỉ-khâu hoặc tỉ-khâu-ni.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.