lăng, lắng
léng ㄌㄥˊ, lèng ㄌㄥˋ, líng ㄌㄧㄥˊ

lăng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. oai linh
2. góc, cạnh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Góc. ◎ Như: "lăng giác" góc cạnh.
2. (Danh) Sống, ngấn, nếp (đường vằn nổi trên mặt vật thể). ◇ Tô Thức : "Dạ sương xuyên ốc y sanh lăng" 穿 (Diêm quan bộ dịch hí trình ) Sương đêm thấu suốt nhà, áo sinh ra ngấn nếp.
3. (Danh) Oai linh, oai nghiêm. ◎ Như: "uy lăng" oai nghiêm.

Từ điển Thiều Chửu

① Oai linh.
② Góc, vật gì có cạnh góc đều gọi là lăng.
③ Một âm là lắng. Nhà làm ruộng chỉ ruộng xa gần nhiều ít là kỉ lắng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cạnh, góc: Có góc có cạnh; Góc bàn;
② Sống (những đường gồ lên trên vật thể): Sống ngói;
③ (văn) Oai linh. Xem [líng].

Từ điển Trần Văn Chánh

Tên huyện: Huyện Mục Lăng (ở Hắc Long Giang, Trung Quốc). Xem [léng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Góc cạnh — Cạnh của vật có nhiều mặt, chỗ tiếp giáp giữa hai mặt — Uy quyền. Vẻ oai nghiêm — Dùng như chữ Lăng.

Từ ghép 5

lắng

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Oai linh.
② Góc, vật gì có cạnh góc đều gọi là lăng.
③ Một âm là lắng. Nhà làm ruộng chỉ ruộng xa gần nhiều ít là kỉ lắng .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ sự xa gần của ruộng đất. Chẳng hạn hỏi về ruộng cách bao xa thì hỏi là Kỉ lắng ( mấy thôi đường ) — Một âm là Lăng.
hối, việt
huì ㄏㄨㄟˋ, yuè ㄩㄝˋ

hối

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng xe rầm rầm — Một âm là Việt. Xem Việt.

việt

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cái búa lớn, cái kích (vũ khí)
2. sao Việt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một loại vũ khí thời xưa, giống cái búa lớn, làm bằng kim loại, thường dùng trong lễ nghi, tượng trưng cho uy quyền của đế vương. Cũng dùng làm hình cụ. ◇ Sử Kí : "Uớc thúc kí bố, nãi thiết phu việt" , (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Kỉ luật ban bố, rồi mới cho bày ra gươm búa.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái búa lớn.
② Sao Việt.

Từ điển Trần Văn Chánh

Cây búa lớn (một loại binh khí thời xưa).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây búa, cây rìu thật lớn.

Từ ghép 3

Từ điển trích dẫn

1. Học phái Mặc gia tôn xưng người có đạo hạnh đáng làm bậc thầy là "cự tử" .
2. Phiếm chỉ người có thành tựu ưu việt và ảnh hưởng to lớn hoặc nhân vật có uy quyền về một phương diện nào đó. § Cũng viết "cự tử" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vị học giả lớn, có tiếng tăm.

Từ điển trích dẫn

1. Dùng thế lực uy quyền áp bức dân chúng phải theo phe đảng mình hoặc bầu cử mình lên. ◎ Như: "giá ta nhân tự xưng dân ý đại biểu, kì thật thị cưỡng gian dân ý, cảo đắc đại gia oán thanh tái đạo" , , .

lung lạc

phồn thể

Từ điển phổ thông

ràng buộc

Từ điển trích dẫn

1. "Lung" và "lạc" là hai khí cụ để cùm kẹp súc vật. Nghĩa bóng: Dùng quyền lực hoặc thủ đoạn chế ngự người khác. ◇ Tống sử : "Tự Thái Kinh đắc chánh, sĩ đại phu vô bất thụ kì lung lạc" , (Hồ An Quốc truyện ) Từ khi Thái Kinh nắm được quyền chính, các sĩ phu không ai không chịu sự kềm chế của ông ta.
2. Quấn quanh, chằng chịt, triền nhiễu.
3. Bao trùm, thống quát. § Cũng viết là "lung lạc" . ◇ Tư Mã Quang : "Đạo Nguyên hiếu trứ thư, chí dục lung lạc vũ trụ" , (Lưu Đạo Nguyên , Thập quốc kỉ niên , Tự ) (Lưu) Đạo Nguyên thích viết sách, chí muốn bao trùm vũ trụ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lồng nhốt chim và dây buộc ngựa, chỉ sự tù túng gò bò — Dùng uy quyền thế lực mà gò bó ép buộc người khác — Cũng có nghĩa là dùng thủ đoạn mà khiến người khác theo ý mình.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cờ lệnh của vị tướng hoặc vị vua, và cái búa nhỏ tượng trưng uy quyền của vua — Chỉ nhà vua. Văn tế Vũ Tính và Ngô Tùng Châu của Đặng Đức Siêu có câu: » Nghìn thu Hà nhạc khí thiêng, giúp mao việt để mở nền bình trị «.

thế lực

phồn thể

Từ điển phổ thông

thế lực, sức mạnh, ảnh hưởng

Từ điển trích dẫn

1. Quyền lực, uy thế.
2. Chỉ lực lượng về quân sự, kinh tế, chính trị, v.v. ◇ Lí Cương : "Dạ khiển binh tương độ giang, thần khấu sào huyệt, tặc chúng sơ do kháng cự, kí tri thế lực bất địch, toại thúc thủ tự quy" , , , , (Dữ Lã tướng công thư ) Đêm sai quân qua sông, ngày đánh vào sào huyệt, quân giặc lúc đầu còn kháng cự, sau biết lực lượng không địch nổi, bèn bó tay quy thuận.
3. Chỉ thế lợi. ◇ Bạch tuyết di âm : "Tưởng nhĩ môn xuất gia nhân, vô phi nhất vị đích thế lực" , (Ngọc tinh đình , Lộ tượng ) Tưởng các ông là những người xuất gia, đều không còn ham chút gì mùi vị thế lợi nữa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái quyền sức ép buộc được người khác.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bốn cây cột, chỉ bốn vị quan đại thần chống đỡ triều đình, gồm Đông các, Võ hiển Văn minh và Cần chánh. Văn tế Vũ Tính và Ngô Tùng Châu của Đặng Đức Siêu: » Hậu quân thuở trai quyền tứ trụ, chữ ân uy lớn nhỏ đều phu «.
bức
bī ㄅㄧ

bức

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bắt buộc, buộc phải
2. bức bách, cưỡng bức
3. đến gần, tiến sát

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Uy hiếp, cưỡng bách, ép buộc. ◎ Như: "bức trái" bức nợ, "thôi bức" thôi thúc, "cưỡng bức" ép buộc, "uy bức" uy hiếp.
2. (Động) Tới gần, sát. ◎ Như: "bức cận" sát gần, "trực bức thành hạ" sát bên thành, "bức thị" nhìn tròng trọc.
3. (Tính) Chật hẹp. ◎ Như: "bức trắc" () chật hẹp, "thật bức xử thử" ở đây thật là chật chội.
4. (Phó) Rất, hết sức. ◎ Như: "bức tiếu" rất giống, "bức chân" giống y như thật.

Từ điển Thiều Chửu

① Bức bách. Ở vào chỗ hai bên nó đè ép không cựa được nữa gọi là bức. Như thật bức xử thử ở đây thật là bức bách.
② Bức hiếp, ăn hiếp. Như cưỡng bức cố hiếp. Uy bức lấy oai quyền mà đè ép.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cưỡng bức, bức hiếp, bắt ép, bắt buộc: Đè nén người khác quá đỗi;
② Thúc ép: Thúc nợ;
③ Sát, gần, giáp: Giáp thành;
④ (văn) Nhỏ hẹp: Chật hẹp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sáp gần lại — Cưỡng ép — Chật hẹp.

Từ ghép 14

ta
jiē ㄐㄧㄝ, juē ㄐㄩㄝ

ta

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thương xót

Từ điển trích dẫn

1. (Thán) Biểu thị xót thương, đau xót. ◎ Như: "hu ta" than ôi!
2. (Thán) Biểu thị tán dương, khen ngợi. ◇ Sử Kí : "Ta hồ! Thử chân tướng quân hĩ" ! (Giáng Hầu Chu Bột thế gia ) Ôi chao! Ấy thật là tướng quân vậy.
3. (Thán) Tiếng gọi lại. ◇ Lễ Kí : "Ta! Lai thực" ! (Đàn cung ) Này! Lại ăn đi.
4. (Trợ) Tiếng phát ngữ.
5. Một âm là "tá". (Động) "Đốt tá" : than thở. ◇ Bão Phác Tử : "Lệnh nhân đát nhiên tâm nhiệt, bất giác đốt tá" , (Cần cầu ) Khiến cho người xót thương nóng ruột, bất giác thở than.
6. (Phó) "Đốt tá" : giây lát, khoảnh khắc. ◇ Tả Tư : "Phủ ngưỡng sanh vinh hoa, Đốt tá phục điêu khô" , (Vịnh sử ) Chớp mắt thành tươi tốt, Khoảnh khắc lại héo khô.
7. (Động) "Đốt tá" : quát tháo, la hét. ◇ Tô Triệt : "Hạng Tịch thừa bách chiến bách thắng chi uy nhi chấp chư hầu chi bính, đốt tá sất trá, phấn kì bạo nộ" , , (Tam quốc luận ) Hạng Tịch thừa uy thế trăm trận trăm thắng mà nắm quyền của các chư hầu, quát tháo la hét, dũng mãnh hung hãn.

Từ điển Thiều Chửu

① Than thở, như hu ta than ôi!
② Một âm là tá. Ðốt tá dây lát.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Than thở: Than ôi! Cg. [jue].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng than — Thở than.

Từ ghép 7

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.