bác, chuyên, đoàn
bó ㄅㄛˊ, tuán ㄊㄨㄢˊ

bác

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đánh, tát
2. bắt lấy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đánh, tát. ◇ Chiến quốc sách : "Kinh Kha trục Tần vương, nhi tốt hoàng cấp vô dĩ kích Kha, nhi nãi dĩ thủ cộng bác chi" , , (Yên sách tam ) Kinh Kha đuổi bắt vua Tần, mà quần thần hoảng hốt, gấp gáp không có gì để đánh Kha, phải dùng tay không mà đập.
2. (Động) Bắt lấy. ◇ Bắc sử : "Kiến nhất xích thố, mỗi bác triếp dật" , (Tề Cao tổ thần vũ đế bổn kỉ ) Thấy một con thỏ màu đỏ, mỗi lần định bắt, nó liền chạy trốn.
3. (Động) Đánh nhau.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðánh, tát.
② Bắt lấy.
③ Ðánh nhau.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đánh, tát;
② Đánh nhau;
③ Bắt, bắt lấy, vồ: Đánh giáp lá cà; Mèo vồ chuột;
④ Đập, chạy: Mạch chạy, mạch đập.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bắt giữ — Lấy, giữ — Đánh, đập vào.

Từ ghép 6

chuyên

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Nắm cổ.

đoàn

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nắm lại thành hình tròn, vo tròn, chét: Nắm cơm; Nắm đất;
② (văn) Nương theo: Nương gió cả mà bay lên (Trang tử).
oa
jué ㄐㄩㄝˊ, wā ㄨㄚ

oa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

con ếch

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ếch, nhái. § Con ếch tục gọi là "kim tuyến oa" , là "điền kê" , là "thủy kê tử" . Con chẫu gọi là "thanh oa" , lại gọi là "vũ oa" . Con cóc gọi là "thiềm thừ" . Ễnh ương gọi là "hà mô" . Giống ếch, giống chẫu hay kêu hay giận cho nên tiếng nhạc dâm gọi là "oa thanh" , phát cáu gọi là "oa nộ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Một giống động vật có xương sống, ở được cả nước cả cạn. Con ếch tục gọi là kim tuyến oa , là điền kê , là thủy kê tử . Con chẫu gọi là thanh oa , lại gọi là vũ oa . Con cóc gọi là thiềm thừ . Ễnh ương gọi là hà mô . Giống ếch, giống chẫu hay kêu hay giận cho nên tiếng nhạc dâm gọi là oa thanh , phát cáu gọi là oa nộ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Con nhái, ếch, ếch nhái: Ếch ngồi đáy giếng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con chẫu chuộc ( thuộc loài ếch nhái ).

Từ ghép 4

giao, hao
jiāo ㄐㄧㄠ, xiāo ㄒㄧㄠ

giao

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Tự đại, kiêu căng.
2. (Tính) "Hao hao" huênh hoang, khoác lác. ◇ Mạnh Tử : "Hà dĩ vị chi cuồng dã? Viết: Kì chí hao hao nhiên" ? : (Tận tâm hạ ).
3. Một âm là "giao". (Trạng thanh) "Giao giao" : (1) Tiếng gà gáy. (2) Tiếng chuột gặm hay kêu.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) (thanh) Tiếng gà gáy.

hao

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

khoa trương, khoe khoang

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Tự đại, kiêu căng.
2. (Tính) "Hao hao" huênh hoang, khoác lác. ◇ Mạnh Tử : "Hà dĩ vị chi cuồng dã? Viết: Kì chí hao hao nhiên" ? : (Tận tâm hạ ).
3. Một âm là "giao". (Trạng thanh) "Giao giao" : (1) Tiếng gà gáy. (2) Tiếng chuột gặm hay kêu.

Từ điển Thiều Chửu

① Hao hao chị cả nói to (lớn lao).

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Khoe khoang, khoác lác.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói khoác, nói quá sự thật — Kêu to.
lạp
lā ㄌㄚ, la

lạp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(trợ từ, là hợp âm của hai chữ )

Từ điển trích dẫn

1. (Trạng thanh) Tiếng ca hát, reo hò.
2. (Trợ) Hợp âm của "liễu" và "a" . Tác dụng như "liễu" : à, ư, chứ, v.v. ◎ Như: "hảo lạp" được lắm, "tha lai lạp" anh ấy đến rồi. ◇ Lão Xá : "Lão tam tựu toán thị tử lạp" (Tứ thế đồng đường , Nhị bát ) Chú Ba thì coi như đã chết rồi.

Từ điển Trần Văn Chánh

Trợ từ (hợp âm của hai chữ "" [le] và "" [a]), dùng để tăng ý xác định cho câu nói: ! Anh đã đến đấy à! Xem [la].

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem [lililala]. Xem [la].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng trợ từ. Td: Hảo lạp ( được lắm, tốt lắm ).
hạp
hé ㄏㄜˊ, kè ㄎㄜˋ

hạp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

quẻ Hạp trong Kinh Dịch (cắn vỡ hạt bằng răng cửa)

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nhiều lời.
2. (Động) Đóng, ngậm. ◎ Như: "khẩu trương bất năng hạp" miệng há không ngậm lại được.
3. (Động) Ăn, húp.
4. (Động) Nói, bàn.
5. (Động) Cắn.
6. (Trạng thanh) Tiếng cười. ◇ Trang Tử : "Tắc hạp nhiên nhi tiếu" (Thiên địa ) Thì hặc hặc mà cười.

Từ điển Thiều Chửu

① Phệ hạp tên một quẻ trong kinh Dịch, giống như trong môi có vật gì, cắn rồi mới ngậm lại được.
② Hạp hạp nói nhiều lời.
③ Tiếng cười hặc hặc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cắn: Cắn hạt dưa;
② (Tiếng cười) hậc hậc;
③ Xem [shìkè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lắm miệng, nhiều lời — Tiếng cười.
khứu
xiù ㄒㄧㄡˋ

khứu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ngửi (mùi)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngửi. ◇ Trang Tử : "Khứu chi, tắc sử nhân cuồng trình, tam nhật nhi bất dĩ" , 使, (Nhân gian thế ) Ngửi nó thì khiến người say điên, ba ngày còn chưa tỉnh.
2. (Tính) Liên quan về mũi ngửi. ◎ Như: "khứu giác" sự biết, cảm giác về mùi.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngửi.

Từ điển Trần Văn Chánh

Ngửi: Ngửi một cái.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngửi. Dùng mũi để biết mùi.

Từ ghép 1

duyện
shǔn ㄕㄨㄣˇ

duyện

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mút, hút

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mút, hút. ◎ Như: "duyện nhũ" mút sữa. ◇ Hàn Phi Tử : "Quân nhân hữu bệnh thư giả, Ngô Khởi quỵ nhi tự duyện kì nùng" , (Ngoại trữ thuyết tả thượng ) Quân sĩ có người mắc bệnh nhọt, Ngô Khởi quỳ gối tự hút mủ cho.

Từ điển Thiều Chửu

① Mút, như duyện nhũ mút sữa.

Từ điển Trần Văn Chánh

Bú, mút: Bú sữa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ho húng hắng, ho từng tiếng một.

Từ ghép 2

thác
tuò ㄊㄨㄛˋ

thác

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mõ canh (gõ cầm canh ban đêm)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mõ canh. ◎ Như: "kích thác" đánh mõ để cầm canh.
2. (Động) Khai thác, mở mang. § Thông "thác" . ◇ Hoài Nam Tử : "Khuếch tứ phương, thác bát cực" , (Nguyên đạo ) Mở rộng bốn phương, mở mang tám cõi.

Từ điển Thiều Chửu

① Mõ canh, tấm sắt cầm canh. Ban đêm canh giờ đánh mõ hay tấm sắt để cầm canh gọi là kích thác .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Tấm sắt cầm canh, mõ canh: Gõ mõ (hay tấm sắt) để cầm canh (ban đêm).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bổ ra. Chẻ ra — Cái mõ.

biến cách

phồn thể

Từ điển phổ thông

biến đổi

Từ điển trích dẫn

1. Cải biến, cải cách. ◇ Tăng Củng : "Biến cách nhân tuần, hiệu lệnh tất tín, sử hải nội quan thính, mạc bất chấn động" Tự Phúc Châu triệu phán Thái Thường tự thượng điện trát tử , , 使, (殿).
2. Thay đổi triều đại. ◇ Từ Phương : "Biến cách chi tế, táng loạn tần nhưng" , (Chu sư mẫu lục thập thọ tự )
3. Phế bỏ chế độ cũ lập ra chế độ mới.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đổi mới.

bảo trì

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bảo trì, giữ nguyên

Từ điển trích dẫn

1. Bảo hộ phù trì.
2. Bảo toàn, giữ cho không bị tổn hại. ◇ Viên Hoành : "Suy thế chi trung, bảo trì danh tiết" , (Tam quốc danh thần tự tán ) Trong thời thế suy đồi, giữ trọn danh tiết.
3. Cầm nắm, nắm giữ.
4. Bảo trọng, giữ gìn sức khỏe. ◇ Trương Trạc : "Cố tiên thi kính, nguyện tự bảo trì" , (Triêu dã thiêm tái ) Trước xin kính lễ, mong giữ gìn sức khỏe.
5. Bảo lưu, duy trì nguyên trạng. ◇ Tào Ngu : "Giá gian ốc tử đích trần thiết, tận lượng bảo trì đương niên đích khí phái" , (Bắc Kinh nhân , Đệ nhất mạc) Cách xếp đặt bày biện trong căn phòng, vẫn hoàn toàn giữ lại phong cách năm xưa.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.