cứu
jiù ㄐㄧㄡˋ

cứu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cứu giúp

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngăn, cản lại. ◇ Luận Ngữ : "Quý thị lữ ư Thái Sơn. Tử vị Nhiễm Hữu viết: Nhữ phất năng cứu dữ?" . : ? (Bát dật ) Họ Quý tế lữ ở núi Thái Sơn. Khổng Tử hỏi Nhiễm Hữu rằng: Anh không ngăn được sao? § Ghi chú: Ý nói, theo lễ thì vua Lỗ mới có quyền tế lữ, họ Quý chỉ là một quan đại phu, đã tiếm lễ.
2. (Động) Cứu giúp. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thiếp độ nhật như niên, nguyện quân liên nhi cứu chi" , (Đệ bát hồi) Thiếp coi một ngày bằng một năm, xin chàng thương mà cứu vớt.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngăn, như nhữ phất năng cứu dư mày chẳng ngăn nổi họ rư.
② Cứu giúp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cứu: Nhất định phải cứu lấy anh ấy;
② Cứu giúp, viện trợ: Cứu giúp;
③ Chữa: Chữa cháy;
④ (văn) Ngăn lại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Làm cho ngừng lại. Cấm đoán — Giúp đỡ — Giúp người khác thoát khỏi tai nạn.

Từ ghép 38

linh
líng ㄌㄧㄥˊ, lìng ㄌㄧㄥˋ

linh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tinh nhanh
2. linh hồn, tinh thần

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cô đồng cốt ("nữ vu" ) thờ cúng thần. ◇ Khuất Nguyên : "Linh yển kiển hề giảo phục, Phương phỉ phỉ hề mãn đường" , 滿 (Cửu ca , Đông hoàng thái nhất ) Bà đồng cốt cao kiêu hề mặc quần áo đẹp, Hương thơm phức hề khắp nhà.
2. (Danh) quỷ thần. ◎ Như: "bách linh" trăm thần, "sơn linh" thần núi.
3. (Danh) Hồn phách. ◎ Như: "linh hồn" hồn phách.
4. (Danh) Tinh thần con người.
5. (Danh) Bậc tinh anh có khả năng cao cả nhất. ◇ Thư Kinh : "Duy nhân, vạn vật chi linh" , (Thái thệ thượng ) Chỉ người là bậc tinh anh trên hết muôn loài.
6. (Danh) Người chết. ◎ Như: "thiết linh" đặt bài vị thờ người chết.
7. (Danh) Tiếng gọi tắt của "linh cữu" quan tài. ◎ Như: "thủ linh" túc trực bên quan tài. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giả Trân, Vưu Thị tịnh Giả Dung nhưng tại tự trung thủ linh, đẳng quá bách nhật hậu, phương phù cữu hồi tịch" , , (Đệ lục thập tứ hồi) Giả Trân, Vưu thị cùng Giả Dung ở lại chùa túc trực bên quan tài. Qua một trăm ngày mới rước linh cữu về nguyên quán.
8. (Danh) Họ "Linh".
9. (Động) Hiểu rõ sự lí. ◇ Trang Tử : "Đại hoặc giả chung thân bất giải, đại ngu giả chung thân bất linh" , (Thiên địa ) Kẻ mê lớn suốt đời không tỉnh ngộ, hạng đại ngu suốt đời không thông hiểu.
10. (Động) Che chở, giúp đỡ.
11. (Tính) Thần diệu, kì dị. ◎ Như: "linh vật" vật thần kì, đồ vật kì diệu.
12. (Tính) Ứng nghiệm. ◎ Như: "linh dược" thuốc hiệu nghiệm.
13. (Tính) Nhanh nhẹn, không ngu ngốc xuẩn trệ. ◎ Như: "tâm linh thủ xảo" khéo tay nhanh trí.
14. (Tính) Tốt, lành. ◇ Phan Nhạc : "Trúc mộc ống ái, linh quả sâm si" , (Nhàn cư phú ) Tre trúc cây cỏ um tùm, trái tốt lành tạp loạn.

Từ điển Thiều Chửu

① Thần linh. Khí tinh anh của khí dương gọi là thần , khí tinh anh của khí âm gọi là linh , ý nói vật gì được khí tinh anh đúc lại hơn cả trong các vật cùng loài với nó vậy. Như người là giống linh hơn cả muôn vật, con kì lân, con phượng hoàng, con rùa, con rồng gọi là tứ linh bốn giống linh trong loài vật.
② Thần. Như bách thần gọi là bách linh , thần núi gọi là sơn linh , v.v.
③ Người chết gọi là linh, ý nói hình chất tuy nát, tinh thần thường còn vậy. Ðặt bài vị thờ kẻ chết gọi là thiết linh .
④ Uy phúc không hiện rõ gọi là linh. Như thanh linh cảm đến là ta thấy thấu ngay, hình như có cái gì soi xét bênh vực cho không cần phải dùng đến thực lực vậy.
⑤ Ứng nghiệm. Như bói toán thuốc thang mà thấy hiệu nghiệm ngay đều gọi là linh.
⑥ Linh hoạt, lanh lẹ, không ngu ngốc xuẩn trệ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhanh nhẹn, linh hoạt, lanh lẹ, tinh, thính: Khéo tay nhanh trí; Tai rất thính;
② Tâm thần, linh hồn: Tâm thần; Anh linh;
③ (cũ) Linh thiêng, thiêng liêng: Thần linh; Thiêng quái;
④ Kì diệu, thần kì;
⑤ Thần linh, thần, yêu tinh: Các thần (trong núi);
⑥ Hiệu nghiệm, ứng nghiệm, kết quả: Thuốc hiệu nghiệm; Làm theo cách này rất có kết quả;
⑦ Linh cữu, quan tài: Túc trực bên linh cữu; Dời linh cữu; 滿 Vòng hoa đặt đầy trước linh cữu;
⑧ [Líng] (Họ) Linh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ông thần — Phần vô hình thiêng liêng của người chết. Hồn người chết — Thiêng liêng. Văn tế trận vong tướng sĩ của Nguyễn Văn thành có câu: » Niềm tôn thân dù sinh tử chớ nề, linh thời hộ Hoàng triều bể lặng sóng trong, duy vạn kỉ chửa đời ngôi bảo tộ «.

Từ ghép 44

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một tên chỉ kinh đô Huế trước thời Gia Long thống nhất đất nước. Bài Văn tế trận vong tướng sĩ của Nguyễn Văn Thành có câu: » Rồi lại từ Đồ bàn Nam Ngãi lấy xuân Phú Xuân mà thẳng tới Thăng Long… «.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước láng giềng. » Kẻ lân bang đến một đôi khi. Đồ thiết đãi xem cho tử tế « ( Gia huấn ca ).

Từ điển trích dẫn

1. Người con trai ở gởi rể nơi nhà vợ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chàng rể ở rể nhà vợ ( coi như con tin ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nơi dân cư tụ tập sinh sống, buôn bán đông đảo. Phú dạy học của Trần Tế Xương: Con người phong nhã — Ở chốn thị thành.

Từ điển trích dẫn

1. Người có chủ quyền. ★ Tương phản: "bộc nhân" , "nô lệ" , "nô tài" . ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Túc viết: Kim nhật Hoàng Thúc tố liễu Đông Ngô nữ tế, tiện thị Lỗ Túc chủ nhân, như hà cảm tọa" : 婿, 便, (Đệ ngũ thập lục hồi) (Lỗ) Túc nói: Nay Hoàng Thúc đã là rể Đông Ngô, tức là chủ của Lỗ Túc tôi, tôi đâu dám ngồi.
2. Chủ nhà. § Đối lại với "tân khách" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tấm màn treo nơi vị tướng ngồi trong doanh trại. Cũng chỉ hàng tướng lĩnh. Văn tế Vũ Tính và Ngô Tùng Châu của Đặng Đức Siêu có câu: » Phận truy tùy gang tấc cũng đều công, tiếc nhung mạc bỗng thiệt tay trung trí «.
lễ
lǐ ㄌㄧˇ

lễ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(tên sông)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sông "Lễ" : (1) Phát nguyên ở Hà Nam. (2) Ở Hồ Nam, chảy vào hồ Động Đình.
2. (Tính) Ngon ngọt. § Thông "lễ" . ◎ Như: "lễ tuyền" suối nước ngọt.

Từ điển Thiều Chửu

① Sông Lễ.

Từ điển Trần Văn Chánh

Tên sông: Sông Lễ (ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước ngọt, nước uống được. Td: Hải lễ ( dòng nước ngọt chảy ngoài biển ). Văn tế trận vong tướng sĩ của Nguyễn Văn Thành có câu: » Trước từng trải Xiêm La, Cao Miên về Gia Định mới dần ra Khánh Thuận, đã mấy buổi sơn phong hải, lễ trời Cao Quang soi tỏ tấm kiên trinh «.
sang, sanh, thương
chēng ㄔㄥ, qiāng ㄑㄧㄤ, qiàng ㄑㄧㄤˋ

sang

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cái thương (binh khí)
2. khẩu súng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái vạc ba chân.
2. Một âm là "thương". (Danh) Cây giáo, thương. § Thường dùng chữ . ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Xuất mã đĩnh thương nghênh chiến" (Đệ ngũ hồi) Tế ngựa vác giáo nghênh chiến.
3. (Danh) Cây súng. Thường dùng chữ . ◎ Như: "bộ thương" súng trường.
4. § Ghi chú: Còn đọc là "sang".

Từ điển Thiều Chửu

① Cái vạc ba chân.
② Một âm là thương. Cái súng. Như bộ thương súng trường. Ta quen đọc là chữ sang cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Súng: Súng trường; Súng máy, súng liên thanh;
② (văn) Tiếng chuông;
③ Cây giáo: Giáo dài, cây thương.

Từ điển Trần Văn Chánh

Vạc ba chân (vạc để nấu thời xưa).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng chuông — Cây súng. Cũng viết: cũng đọc Thương.

sanh

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái vạc ba chân

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái vạc ba chân.
2. Một âm là "thương". (Danh) Cây giáo, thương. § Thường dùng chữ . ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Xuất mã đĩnh thương nghênh chiến" (Đệ ngũ hồi) Tế ngựa vác giáo nghênh chiến.
3. (Danh) Cây súng. Thường dùng chữ . ◎ Như: "bộ thương" súng trường.
4. § Ghi chú: Còn đọc là "sang".

Từ điển Thiều Chửu

① Cái vạc ba chân.
② Một âm là thương. Cái súng. Như bộ thương súng trường. Ta quen đọc là chữ sang cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

Vạc ba chân (vạc để nấu thời xưa).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng chuông — Các âm khác là Sang, Thương. Xem các âm này.

thương

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cái thương (binh khí)
2. khẩu súng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái vạc ba chân.
2. Một âm là "thương". (Danh) Cây giáo, thương. § Thường dùng chữ . ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Xuất mã đĩnh thương nghênh chiến" (Đệ ngũ hồi) Tế ngựa vác giáo nghênh chiến.
3. (Danh) Cây súng. Thường dùng chữ . ◎ Như: "bộ thương" súng trường.
4. § Ghi chú: Còn đọc là "sang".

Từ điển Thiều Chửu

① Cái vạc ba chân.
② Một âm là thương. Cái súng. Như bộ thương súng trường. Ta quen đọc là chữ sang cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Súng: Súng trường; Súng máy, súng liên thanh;
② (văn) Tiếng chuông;
③ Cây giáo: Giáo dài, cây thương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Thương .

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.