chi, thị
jīng ㄐㄧㄥ, shì ㄕˋ, zhī ㄓ

chi

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Họ, ngành họ.
2. (Danh) Thời xưa, tên nhân vật, triều đại hoặc nước đều đệm chữ "thị" ở sau. ◎ Như: "Phục Hi thị" , "Thần Nông thị" , "Cát Thiên thị" , "Hữu Hỗ thị" .
3. (Danh) Xưng hiệu của chi hệ của dân tộc thiểu số thời xưa. ◎ Như: tộc "Tiên Ti" có "Mộ Dong thị" , "Thác Bạt thị" , "Vũ Văn thị" .
4. (Danh) Tiếng tôn xưng người chuyên học danh tiếng. ◎ Như: "Xuân Thu Tả thị truyện" , "Đoạn thị Thuyết văn giải tự chú" .
5. (Danh) Ngày xưa xưng hô đàn bà, lấy họ cha hoặc chồng thêm "thị" ở sau. ◎ Như: "Trương thị" , "Vương thị" , "Trần Lâm thị" , "Tôn Lí thị" .
6. (Danh) Ngày xưa, tên quan tước, thêm "thị" ở sau để xưng hô. ◎ Như: "Chức Phương thị" , "Thái Sử thị" .
7. (Danh) Đối với người thân tôn xưng, thêm "thị" ở sau xưng vị của người đó. ◎ Như: "mẫu thị" , "cữu thị" , "trọng thị" .
8. (Danh) Học phái. ◎ Như: "Lão thị" , "Thích thị" .
9. Một âm là "chi". (Danh) Vợ vua nước "Hung Nô" gọi là "Yên Chi" , ở Tây Vực có nước "Đại Nguyệt Chi" , "Tiểu Nguyệt Chi" .

Từ điển Thiều Chửu

① Họ, ngành họ.
② Tên đời trước đều đệm chữ thị ở sau, như vô hoài thị , cát thiên thị , v.v. đều là tên các triều đại ngày xưa cả.
③ Tên quan, ngày xưa ai chuyên học về môn nào thì lại lấy môn ấy làm họ, như chức phương thị , thái sử thị , v.v.
④ Ðàn bà tự xưng mình cũng gọi là thị.
⑤ Một âm là chi. Vợ vua nước Hung nô () gọi là át chi , ở cõi tây có nước đại nguyệt chi , tiểu nguyệt chi , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Dùng trong) tên của một bộ lạc thời cổ: Nước Đại Nguyệt Chi (ở phía tây Trung Quốc);
② Xem [èzhi].

thị

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

họ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Họ, ngành họ.
2. (Danh) Thời xưa, tên nhân vật, triều đại hoặc nước đều đệm chữ "thị" ở sau. ◎ Như: "Phục Hi thị" , "Thần Nông thị" , "Cát Thiên thị" , "Hữu Hỗ thị" .
3. (Danh) Xưng hiệu của chi hệ của dân tộc thiểu số thời xưa. ◎ Như: tộc "Tiên Ti" có "Mộ Dong thị" , "Thác Bạt thị" , "Vũ Văn thị" .
4. (Danh) Tiếng tôn xưng người chuyên học danh tiếng. ◎ Như: "Xuân Thu Tả thị truyện" , "Đoạn thị Thuyết văn giải tự chú" .
5. (Danh) Ngày xưa xưng hô đàn bà, lấy họ cha hoặc chồng thêm "thị" ở sau. ◎ Như: "Trương thị" , "Vương thị" , "Trần Lâm thị" , "Tôn Lí thị" .
6. (Danh) Ngày xưa, tên quan tước, thêm "thị" ở sau để xưng hô. ◎ Như: "Chức Phương thị" , "Thái Sử thị" .
7. (Danh) Đối với người thân tôn xưng, thêm "thị" ở sau xưng vị của người đó. ◎ Như: "mẫu thị" , "cữu thị" , "trọng thị" .
8. (Danh) Học phái. ◎ Như: "Lão thị" , "Thích thị" .
9. Một âm là "chi". (Danh) Vợ vua nước "Hung Nô" gọi là "Yên Chi" , ở Tây Vực có nước "Đại Nguyệt Chi" , "Tiểu Nguyệt Chi" .

Từ điển Thiều Chửu

① Họ, ngành họ.
② Tên đời trước đều đệm chữ thị ở sau, như vô hoài thị , cát thiên thị , v.v. đều là tên các triều đại ngày xưa cả.
③ Tên quan, ngày xưa ai chuyên học về môn nào thì lại lấy môn ấy làm họ, như chức phương thị , thái sử thị , v.v.
④ Ðàn bà tự xưng mình cũng gọi là thị.
⑤ Một âm là chi. Vợ vua nước Hung nô () gọi là át chi , ở cõi tây có nước đại nguyệt chi , tiểu nguyệt chi , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Họ, dòng họ: Anh em họ Lí; Người đàn bà họ Trương; Bà Lâm;
② (văn) Tên đời, tên triều đại, tên nước: Đời Vô Hoài; Đời Cát Thiên;
③ Đặt sau tên họ những người có tiếng tăm chuyên về một ngành nào: Chức phương thị; Thái sử thị; Nhiệt kế Celsius (Xen-xi-uýt);
④ (văn) Tôi (tiếng người đàn bà tự xưng): Chồng tôi đã chết.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Họ. Tức chữ đứng trước tên, dùng gọi phân biệt dòng họ này với dòng họ khác — Triều đại. Vì mỗi triều đại do một họ làm vua — Tiếng thường làm chữ đệm trong tên đàn bà con gái.

Từ ghép 4

đà
tuó ㄊㄨㄛˊ

đà

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đống, tảng, gò
2. đóng thành tảng

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đống, tảng: Đống đất; Đống muối; Tảng bột;
② Đóng thành tảng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kho chứa muối lộ thiên ở chỗ làm muối.
đích
dí ㄉㄧˊ

đích

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vợ cả

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vợ chính, vợ cả. § Cũng gọi là "đích thất" .
2. (Danh) Con vợ chính là "đích tử" , gọi tắt là "đích". ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thiên tử nãi tiên đế đích tử, sơ vô quá thất, hà đắc vọng nghị phế lập?" , , (Đệ tam hồi) Nhà vua là con cả đức tiên đế, xưa nay không chút lầm lỗi, sao nói càn bỏ người này lập người kia?
3. (Tính) Dòng chính (không phải là dòng bên, "bàng chi" ).
4. (Tính) Cùng huyết thống, ruột thịt gần nhất. ◎ Như: "đích thân" bà con gần, "đích đường huynh đệ" anh em chú bác ruột.

Từ điển Thiều Chửu

① Vợ cả, con vợ cả gọi là đích tử .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Vợ, dòng) chính, cả, đích: Con trai đích, con trưởng vợ cả;
② Dòng họ gần nhất, ruột thịt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người vợ chính thức. Vợ lớn — Đúng là dòng dõi chính thức.

Từ ghép 8

cận
jǐn ㄐㄧㄣˇ, jìn ㄐㄧㄣˋ

cận

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. chết đói
2. chôn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tình huống rau không chín. ◇ Nhĩ Nhã : "Cốc bất thục vi cơ, sơ bất thục vi cận" , (Thích thiên ) Ngũ cốc không chín gọi là "cơ" , rau không chín gọi là "cận" .
2. (Danh) Năm mất mùa, ngũ cốc thu hoạch kém. ◇ Tấn thư : "Binh cách lũ hưng, hoang cận tiến cập" , (Thực hóa chí ) Can qua càng nổi lên, đói kém xảy ra liên miên nhiều năm.

Từ điển Thiều Chửu

① Đói rau. Năm mất mùa gọi là cơ cận .

Từ điển Trần Văn Chánh

Đói rau. Xem [jijên].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mất mùa rau — Đói kém. Mất mùa.

Từ ghép 2

tiếu
qiào ㄑㄧㄠˋ

tiếu

phồn thể

Từ điển phổ thông

nói mát, nói xoa dịu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trách, chê trách, nói mát. ◎ Như: "cơ tiếu" chê trách.
2. (Phó) Cơ hồ, hầu như, nghiễm nhiên. ◇ Cát Trường Canh : "Tầm tư vãng sự, thiên đầu vạn tự, hồi thủ tiếu như mộng lí" , , (Ngân nguyệt thê lương từ ) Nghĩ về chuyện cũ, nghìn manh muôn mối, quay đầu lại tưởng như trong mộng.

Từ điển Thiều Chửu

① Nói mát. Như cơ tiếu chê trách qua loa.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Trách, chê trách, nói mát: Mỉa mai chê trách. Xem [qiáo].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trách cứ — Chê cười.

truyền thụ

phồn thể

Từ điển phổ thông

truyền thụ, truyền đạt

Từ điển trích dẫn

1. Đem tri thức, tài nghệ truyền dạy cho người khác. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Lượng tuy bất tài, tằng ngộ dị nhân, truyền thụ kì môn độn giáp thiên thư, khả dĩ hô phong hoán vũ" , , , (Đệ tứ thập cửu hồi) (Gia Cát) Lượng này tuy rằng bất tài, nhưng có gặp được một dị nhân truyền cho quyển "Kì môn độn giáp thiên thư", có thể gọi được gió, bảo được mưa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trao lại cho — Dạy lại người khác.

bất luận

phồn thể

Từ điển phổ thông

bất luận, không cần biết

Từ điển trích dẫn

1. Không nói tới, không bàn tới.
2. Không chỉ. § Cũng như: "bất đãn" , "bất cận" . ◇ Đôn Hoàng biến văn : "Hành ác bất luận thiên sở tội, ứng thì minh linh diệc cộng tru" , (Đại Mục Kiền Liên minh gian cứu mẫu ) Làm điều ác không chỉ trời bắt tội, mà tất cả thần linh ở chốn u minh cũng đều trừng phạt.
3. Bất kể, bất cứ, dù. ◎ Như: "bất luận cốt nhục chi nghĩa" chẳng kể gì đến tình nghĩa ruột thịt.
4. Không lưu ý, mặc kệ. ◎ Như: "tha chỉ yếu hữu thư khả khán, đối ư kì tha đích ngu lạc tựu bất luận liễu" , cô ta chỉ cần có sách đọc, ngoài ra đối với những thú vui khác đều không lưu ý.
cưỡng, kiển, nam, nga, nguyệt, niên, niếp, tể
jiǎn ㄐㄧㄢˇ, nān ㄋㄢ

cưỡng

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Người Mân Nam gọi con là "kiển". § Còn đọc là "cưỡng", là "tể", là "nga", là "niên".
2. Một âm là "nguyệt". (Danh) Trăng. § Cũng như "nguyệt" . Chữ do Vũ Tắc Thiên thời Đường đặt ra.

Từ điển Thiều Chửu

① Người Mân gọi con là kiển, có nơi đọc là cưỡng, là tể, là nga, là niên, đều nghĩa là con cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

(đph) Con (như , bộ ).

kiển

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đứa con

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Người Mân Nam gọi con là "kiển". § Còn đọc là "cưỡng", là "tể", là "nga", là "niên".
2. Một âm là "nguyệt". (Danh) Trăng. § Cũng như "nguyệt" . Chữ do Vũ Tắc Thiên thời Đường đặt ra.

Từ điển Thiều Chửu

① Người Mân gọi con là kiển, có nơi đọc là cưỡng, là tể, là nga, là niên, đều nghĩa là con cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

(đph) Con (như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đứa con — Một âm là Nguyệt.

nam

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(đph) Trẻ con, bé con: Cậu bé, chú bé, thằng bé; Cô bé, con bé.

nga

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Người Mân Nam gọi con là "kiển". § Còn đọc là "cưỡng", là "tể", là "nga", là "niên".
2. Một âm là "nguyệt". (Danh) Trăng. § Cũng như "nguyệt" . Chữ do Vũ Tắc Thiên thời Đường đặt ra.

Từ điển Thiều Chửu

① Người Mân gọi con là kiển, có nơi đọc là cưỡng, là tể, là nga, là niên, đều nghĩa là con cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

(đph) Con (như , bộ ).

nguyệt

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Người Mân Nam gọi con là "kiển". § Còn đọc là "cưỡng", là "tể", là "nga", là "niên".
2. Một âm là "nguyệt". (Danh) Trăng. § Cũng như "nguyệt" . Chữ do Vũ Tắc Thiên thời Đường đặt ra.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Nguyệt . Chữ này do Vũ hậu nhà Đường chế ra — Một âm khác là Kiển.

niên

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Người Mân Nam gọi con là "kiển". § Còn đọc là "cưỡng", là "tể", là "nga", là "niên".
2. Một âm là "nguyệt". (Danh) Trăng. § Cũng như "nguyệt" . Chữ do Vũ Tắc Thiên thời Đường đặt ra.

Từ điển Thiều Chửu

① Người Mân gọi con là kiển, có nơi đọc là cưỡng, là tể, là nga, là niên, đều nghĩa là con cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

(đph) Con (như , bộ ).

niếp

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(đph) Trẻ con, bé con: Cậu bé, chú bé, thằng bé; Cô bé, con bé.

tể

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Người Mân Nam gọi con là "kiển". § Còn đọc là "cưỡng", là "tể", là "nga", là "niên".
2. Một âm là "nguyệt". (Danh) Trăng. § Cũng như "nguyệt" . Chữ do Vũ Tắc Thiên thời Đường đặt ra.

Từ điển Thiều Chửu

① Người Mân gọi con là kiển, có nơi đọc là cưỡng, là tể, là nga, là niên, đều nghĩa là con cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

(đph) Con (như , bộ ).
diểu, liểu, liễu, yểu
yǎo ㄧㄠˇ

diểu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mờ mịt, lặng bặt
2. sâu thẳm

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Vắng bặt: Bặt tăm, bặt hẳn tăm hơi;
② Thăm thẳm, mông mênh.

Từ ghép 1

liểu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mờ mịt, lặng bặt
2. sâu thẳm

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Mờ mịt, xa xôi. ◎ Như: "yểu minh" mờ mịt, sâu xa.
2. (Tính) Thăm thẳm, mông mênh. ◇ Trần Nhân Tông : "Thần Quang tự yểu hứng thiên u" (Đại Lãm Thần Quang tự ) Chùa Thần Quang bát ngát ở sự thanh u.
3. (Phó) Không có dấu vết, vắng bặt. ◎ Như: "yểu vô tiêu tức" bặt không tin tức, "yểu vô nhân tung" tuyệt không dấu vết người.
4. § Ghi chú: Ta quen đọc là "liểu".

Từ điển Thiều Chửu

① Mờ mịt, lặng bặt, như yểu nhiên mờ mịt không có dấu vết gì, yểu vô tiêu tức bặt không tin tức gì, v.v.
② Thăm thẳm, mông mênh. Ta quen đọc là chữ liểu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Vắng bặt: Bặt tăm, bặt hẳn tăm hơi;
② Thăm thẳm, mông mênh.

liễu

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phải đọc Yểu. Xem Yểu.

yểu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mờ mịt, lặng bặt
2. sâu thẳm

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Mờ mịt, xa xôi. ◎ Như: "yểu minh" mờ mịt, sâu xa.
2. (Tính) Thăm thẳm, mông mênh. ◇ Trần Nhân Tông : "Thần Quang tự yểu hứng thiên u" (Đại Lãm Thần Quang tự ) Chùa Thần Quang bát ngát ở sự thanh u.
3. (Phó) Không có dấu vết, vắng bặt. ◎ Như: "yểu vô tiêu tức" bặt không tin tức, "yểu vô nhân tung" tuyệt không dấu vết người.
4. § Ghi chú: Ta quen đọc là "liểu".

Từ điển Thiều Chửu

① Mờ mịt, lặng bặt, như yểu nhiên mờ mịt không có dấu vết gì, yểu vô tiêu tức bặt không tin tức gì, v.v.
② Thăm thẳm, mông mênh. Ta quen đọc là chữ liểu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Vắng bặt: Bặt tăm, bặt hẳn tăm hơi;
② Thăm thẳm, mông mênh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tối tăm — Sâu xa..

Từ ghép 4

tông
cóng ㄘㄨㄥˊ

tông

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ngọc chạm hình bát giác, ở giữa tròn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vật bằng ngọc dùng để tế đất thời xưa, hình lăng trụ, bốn hoặc tám góc, giữa có trục tròn. ◇ Chu Lễ : "Dĩ thương bích lễ thiên, dĩ hoàng tông lễ địa" , (Xuân quan , Đại tông bá ) Lấy ngọc bích xanh cúng trời, lấy ngọc tông vàng cúng đất.
2. (Danh) Họ "Tông".

Từ điển Thiều Chửu

① Thứ ngọc đục tám cạnh giữa tròn.

Từ điển Trần Văn Chánh

Một thứ ngọc xưa (hình tám góc ở giữa có lỗ tròn).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một thứ ngọc đẹp — Tiếng ngọc chạm nhau.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.