tru
zhū ㄓㄨ

tru

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. giết kẻ có tội
2. phát cỏ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đánh dẹp, thảo phạt. ◇ Tào Tháo : "Ngô khởi nghĩa binh, tru bạo loạn" , (Phong công thần lệnh ) Ta dấy nghĩa quân, đánh dẹp bạo loạn.
2. (Động) Giết. ◇ Sử Kí : "Tần tất tận tru ngô phụ mẫu thê tử" (Hạng Vũ bổn kỉ ) (Quân) Tần sẽ giết hết cha mẹ vợ con chúng mình.
3. (Động) Trừ khử, diệt trừ. ◎ Như: "tru mao" trừ cỏ tranh. ◇ Sử Kí : "Tru loạn trừ hại" (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ ) Diệt trừ họa loạn.
4. (Động) Trừng phạt, trừng trị. ◎ Như: "tru ư hữu tội giả" trừng trị kẻ có tội.
5. (Động) Khiển trách. ◎ Như: "khẩu tru bút phạt" bút phê miệng trách. ◇ Luận Ngữ : "Hủ mộc bất khả điêu dã, phẩn thổ chi tường bất khả ô dã. Ư Dư dư hà tru" , . (Công Dã Tràng ) Gỗ mục không thể chạm khắc được, vách bằng đất dơ không thể trát được. Đối với trò Dư, còn trách làm gì.
6. (Động) Yêu cầu, đòi hỏi. ◎ Như: "tru cầu vô yếm" nạo khoét không chán.

Từ điển Thiều Chửu

① Giết, kể rõ tội lỗi ra mà giết đi gọi là tru.
② Giết cả kẻ nọ kẻ kia không những một người cũng gọi là tru.
③ Trách, phạt. Như tru cầu vô yếm nạo khoét không chán, lấy thần thế ép người phải đút của.
④ Cắt cỏ, phát cỏ. Như tru mao phát cỏ tranh.
⑤ Bị thương.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chém (đầu), giết, bị giết: Chết chém cũng chưa hết tội; Đến niên hiệu Cảnh Nguyên, vì (phạm lỗi trong) công việc mà bị giết (Tam quốc chí: Vương Xán truyện);
② Công kích, trừng phạt: Bút phê miệng phạt;
③ (văn) Cắt cỏ, phát cỏ: Phát cỏ tranh;
④ (văn) Bị thương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trách phạt — Giết kẻ có tội — Đánh dẹp.

Từ ghép 4

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người phục vụ trong binh đội mà gây tội lỗi, bị trừng phạt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kẻ giữ vai trò quan trọng việc gây tội ác.

sám hối

phồn thể

Từ điển phổ thông

sám hối, thú nhận tội

Từ điển trích dẫn

1. (Thuật ngữ Phật giáo) "Sám" là dịch âm tiếng Phạn "kṣama", nghĩa là dung nhẫn. "Sám hối" nghĩa là xin người khác dung nhẫn, tha thứ tội lỗi cho mình. ◇ Bát-nhã dịch : "Nhất giả lễ kính chư Phật; nhị giả xưng tán Như Lai; tam giả quảng tu cúng dường; tứ giả sám hối nghiệp chướng; ngũ giả tùy hỉ công đức; lục giả thỉnh chuyển pháp luân; thất giả thỉnh Phật trụ thế; bát giả thường tùy Phật học; cửu giả hằng thuận chúng sanh; thập giả phổ giai hồi hướng" ; ; ; ; ; ; ; ; ; (Đại phương quảng Phật Hoa Nghiêm kinh , Quyển tứ 0 ○).
2. Hối lỗi, xưng tội (Thiên chúa giáo). ◎ Như: "tha tại thần phụ diện tiền sám hối tòng tiền sở phạm đích thác ngộ" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Buồn giận về tội lỗi của mình và thật lòng muốn sửa đổi.
binh, bánh, bính
pèng ㄆㄥˋ

binh

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Lấy đá chọi đá gọi là bính, lấy đầu đập xuống đất gọi là bính đầu . Cũng đọc là chữ binh.

bánh

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Va, chạm, đâm, đụng, cụng, vấp, chọi, đánh, khua, gõ: Hai người va vào nhau; Cánh tay tôi chạm phải dây điện; Trứng chọi với đá; Vấp phải nhiều khó khăn; Cụng li; Đụng vách tường (gặp trở ngại);
② Gặp: Thình lình gặp phải dịp tốt (may); Gặp một người quen trên đường;
③ Thử: Cái đó còn phải xem thử; Thử xem, có lẽ được đấy. Xem (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một lối viết của chữ Bánh .

bính

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lấy đá đập vào nhau

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Va, chạm, đụng, cụng, chọi. ◎ Như: "tương bính" đụng nhau, "bính bôi" cụng li, "kê đản bính thạch đầu" trứng chọi với đá. ◇ Lỗ Tấn : "Bị nhân thu trụ hoàng biện tử, tại bích thượng bính liễu tứ ngũ cá hưởng đầu" , (A Q chánh truyện Q) Bị người ta nắm lấy cái đuôi sam vàng dúi đầu vào tường thình thình bốn năm cái.
2. (Động) Gặp (bất ngờ). ◎ Như: "bính kiến" gặp mặt. ◇ Cù Hựu : "Nhất thiên hốt nhiên tại lộ thượng bính đáo tha" (Tu Văn xá nhân truyện ) Một hôm bất chợt gặp ông ta ở trên đường.
3. (Động) Thử. ◎ Như: "bính cơ hội" thử cơ hội, "bính vận khí" cầu may.
4. (Động) Gây ra, rước lấy. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Hà khổ nhĩ môn tiên lai bính tại giá đinh tử thượng" (Đệ ngũ thập ngũ hồi) Tội gì các người lại đến trước sinh chuyện với cái đinh ấy.
5. (Động) Xúc phạm.

Từ điển Thiều Chửu

① Lấy đá chọi đá gọi là bính, lấy đầu đập xuống đất gọi là bính đầu . Cũng đọc là chữ binh.

Từ ghép 1

Từ điển trích dẫn

1. Phép xử án ở đời Chu, có ba trường hợp được hưởng khoan hồng: không biết luật lệ (bất thức), lầm lỗi (quá ngộ) và quên sót (di vong), gọi là "tam hựu" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ba trường hợp được hưởng sự tha tội. Đời Chu, ba trường hợp gồm Bất thức ( không biết luật lệ ), Quá ngộ ( vô tình phạm lỗi ) và Di vong ( quên luật lệ ), gọi là Tam hựu, được hưởng khoan hồng.
kiềm
ān ㄚㄋ, qián ㄑㄧㄢˊ

kiềm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cái kìm
2. giữ, kìm
3. cùm chân

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một thứ hình cụ ngày xưa, dùng để kẹp cổ phạm nhân.
2. (Danh) Một thứ hình phạt thời xưa, lấy đồ bằng sắt kẹp cổ, tay, chân tội nhân.
3. (Danh) Cái kìm, cái giàm, cái kẹp. § Thông "kiềm" .
4. (Danh) Cái càng (động vật có đốt, như tôm, cua...).
5. (Động) Cầm giữ, giam cấm.
6. (Động) Dùng sắt kềm kẹp phạm nhân.
7. (Động) Ngậm miệng, khóa miệng. § Thông "kiềm" , "kiềm" . ◇ Trang Tử : "Khẩu kiềm nhi bất dục ngôn" (Điền Tử Phương ) Miệng ngậm không muốn nói.
8. (Tính) Xấu, ác.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái kìm gắp.
② Một thứ hình phép ngày xưa, lấy sắt kẹp vào cổ. Có khi viết là hay .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cái kìm: Kìm mỏ vịt; Kìm nhọn đầu; Êtô; Tấn công gọng kìm. Cv. ;
② Cặp, kẹp vào; Cặp bằng kìm;
③ Hình phạt kẹp bằng kìm (thời xưa);
④ Hãm, chặn. 【】kiềm chế [qiánzhì] Kìm hãm, kiềm chế.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái kiềm bằng sắt, dùng để kẹp đồ vật — Kiềm kẹp, trói buộc.

Từ ghép 3

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên gọi được định sẵn để chỉ từng loại lỗi nặng — Tên của kẻ phạm pháp.

sát nhân

phồn thể

Từ điển phổ thông

sát nhân, kẻ giết người, thủ phạm

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giết người. Td: Sát nhân giả tử ( kẻ giết người thì phải chết để đền tội ).

Từ điển trích dẫn

1. Người đặt ra pháp luật lại tự mình phạm luật. § "Thương Ưởng" đời Tần đặt ra luật cấm dân không cho người lạ vào trú. Đến lúc Ưởng bị tội đi đày, dân không cho trú, phải đi suốt cả đêm ngày. Ưởng than: "tác pháp tự tễ" nghĩa là làm ra pháp luật để tự hại lấy mình.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.