diễm, đàm
Qín ㄑㄧㄣˊ, tán ㄊㄢˊ, yǎn ㄧㄢˇ

diễm

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Kịp, lan tới, ơn lây. Phép ngày xưa nhà vua có việc gì mừng thì phong tặng cho tổ tiên các quan gọi là đàm ân .
② Sâu rộng, như đàm phủ phủ sâu rộng, nói tôn quý dinh phủ nhà người khác là sâu và rộng.
Một âm là diễm. Sắc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sắc bén — Một âm là Đàm.

đàm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lan tới
2. ơn lây
3. sâu rộng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lan tới, lan ra. § Phép ngày xưa nhà vua có việc gì mừng thì phong tặng cho tổ tiên các quan gọi là "đàm ân" ơn lây.
2. (Phó) Sâu. ◎ Như: "đàm tư" nghĩ sâu xa.
3. (Danh) Họ "Đàm".

Từ điển Thiều Chửu

① Kịp, lan tới, ơn lây. Phép ngày xưa nhà vua có việc gì mừng thì phong tặng cho tổ tiên các quan gọi là đàm ân .
② Sâu rộng, như đàm phủ phủ sâu rộng, nói tôn quý dinh phủ nhà người khác là sâu và rộng.
Một âm là diễm. Sắc.

Từ điển Trần Văn Chánh

(Họ) Đàm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sâu rộng: Nghĩ sâu, nghĩ kĩ; Dinh phủ sâu rộng (tỏ ý khen dinh thự của người khác);
② (văn) Lan ra, lan tới, ơn lây: Lễ ban ơn (vua chúa phong tặng cho tổ tiên các quan trong những dịp có lễ mừng thời xưa).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dài. Kéo dài — Lớn lao — Sâu sắc — Một âm là Diễm. Có nghĩa là sắc bén.

Từ ghép 2

vong, vô
wáng ㄨㄤˊ, wú ㄨˊ

vong

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mất đi
2. chết, mất

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mất. ◎ Như: "vong dương bổ lao" mất cừu (mới lo) sửa chuồng.
2. (Động) Trốn. ◎ Như: "lưu vong" trốn chạy, "vong mệnh" trốn bước hoạn nạn. ◇ Chiến quốc sách : "Yên thái tử Đan chí ư Tần, vong quy" , (Yên sách tam ) Thái tử Đan nước Yên làm con tin ở Tần, trốn được về nước.
3. (Động) Chết. ◎ Như: "tử vong" chết mất, "thương vong" bị chết.
4. (Động) Bị tiêu diệt. ◎ Như: "diệt vong" bị tiêu diệt.
5. (Động) Đi vắng. ◇ Luận Ngữ : "Khổng Tử thì kì vong dã, nhi vãng bái chi" , (Dương Hóa ) Khổng Tử thừa lúc người đó (Dương Hóa ) đi vắng (vì Khổng Tử muốn tránh gặp mặt), mà lại nhà tạ ơn.
6. (Động) Quên. § Thông "vong" .
7. (Tính) Đã chết. ◎ Như: "vong đệ" người em đã chết, "vong phụ" cha đã chết.
8. Một âm là "vô". (Động) Không có. § Nghĩa như chữ "vô" .

Từ điển Thiều Chửu

① Mất, như Lương vong nước Lương mất rồi.
② Trốn, như lưu vong đói khát trôi giạt mất, vong mệnh trốn bước hoạn nạn.
③ Chết, như vong đệ người em đã chết, điệu vong vợ chết.
Một âm là vô. Nghĩa như chữ vô .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trốn: Chạy trốn; Ngô Quảng cố ý nhiều lần nói rõ mình muốn bỏ trốn (Sử kí);
② Mất, lạc: Mất nước diệt nòi; Đến tối thì quả nhiên mất rất nhiều tiền của (Hàn Phi tử);
③ Ra ngoài, đi vắng: , Khổng tử thừa lúc Dương Hóa đi vắng, mà đến thăm (Luận ngữ: Dương Hóa);
④ Vong, chết: Thương vong rất ít; Em trai đã chết; Nay Lưu Biểu vừa mới chết (Tư trị thông giám);
⑤ (văn) Quên (dùng như ): , ! Trong lòng buồn lo, làm sao quên được! (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trốn đi. Td: Đào vong — Chết. Td: Tử vong — Mất, không còn nữa. Td: Bại vong — Xem Vô.

Từ ghép 23

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mất. ◎ Như: "vong dương bổ lao" mất cừu (mới lo) sửa chuồng.
2. (Động) Trốn. ◎ Như: "lưu vong" trốn chạy, "vong mệnh" trốn bước hoạn nạn. ◇ Chiến quốc sách : "Yên thái tử Đan chí ư Tần, vong quy" , (Yên sách tam ) Thái tử Đan nước Yên làm con tin ở Tần, trốn được về nước.
3. (Động) Chết. ◎ Như: "tử vong" chết mất, "thương vong" bị chết.
4. (Động) Bị tiêu diệt. ◎ Như: "diệt vong" bị tiêu diệt.
5. (Động) Đi vắng. ◇ Luận Ngữ : "Khổng Tử thì kì vong dã, nhi vãng bái chi" , (Dương Hóa ) Khổng Tử thừa lúc người đó (Dương Hóa ) đi vắng (vì Khổng Tử muốn tránh gặp mặt), mà lại nhà tạ ơn.
6. (Động) Quên. § Thông "vong" .
7. (Tính) Đã chết. ◎ Như: "vong đệ" người em đã chết, "vong phụ" cha đã chết.
8. Một âm là "vô". (Động) Không có. § Nghĩa như chữ "vô" .

Từ điển Thiều Chửu

① Mất, như Lương vong nước Lương mất rồi.
② Trốn, như lưu vong đói khát trôi giạt mất, vong mệnh trốn bước hoạn nạn.
③ Chết, như vong đệ người em đã chết, điệu vong vợ chết.
Một âm là vô. Nghĩa như chữ vô .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Không có (dùng như ): Sản xuất ra thì có lúc mà dùng thì vô chừng (Giả Nghị: Luận tích trữ sớ);
② (văn) Không (dùng như , phó từ): Bất luận. 【】 vô lự [wúlđì] (văn) Khoảng, độ chừng, không dưới: Mỗi ngày dùng lụa khoảng (không dưới) năm ngàn tấm (Tư trị thông giám);【】 vô kì [wúqí] (văn) Hay là (biểu thị sự lựa chọn). Cv. , [wúqí]: , ? Chẳng hay ba nước Triệu, Tề, Sở ghét nước Tần mà yêu đất Hoài, hay là ghét đất Hoài mà yêu nước Tần? (Chiến quốc sách: Triệu sách).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không, như chữ Vô — Xem Vong.
dữu, lũy, vị
wěi ㄨㄟˇ, wèi ㄨㄟˋ

dữu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

con khỉ đuôi dài

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một loài vượn đuôi dài. § Cũng đọc là "dữu".

Từ điển Thiều Chửu

① Loài khỉ đuôi dài, cũng đọc là chữ dữu.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Một loại khỉ đuôi dài.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Loài vượn đuôi dài. Cũng đọc Lũy.

lũy

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Loài khỉ đuôi dài. Loài vượn. Cũng đọc Dữu.

vị

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

con khỉ đuôi dài

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một loài vượn đuôi dài. § Cũng đọc là "dữu".

Từ điển Thiều Chửu

① Loài khỉ đuôi dài, cũng đọc là chữ dữu.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Một loại khỉ đuôi dài.
trạch, địch
dí ㄉㄧˊ, Zhái ㄓㄞˊ

trạch

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

họ Trạch

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lông đuôi chim trĩ.
2. (Danh) Lông đuôi chim trĩ dùng để múa thời xưa. ◇ Thi Kinh : "Tả thủ chấp thược, Hữu thủ chấp địch" , (Bội phong , Giản hề ) Tay trái cầm ống sáo, Tay phải cầm lông đuôi chim trĩ.
3. (Danh) Dân tộc ở bắc Trung Quốc ngày xưa. § Thông "địch" .
4. Một âm là "trạch". (Danh) Họ "Trạch".

Từ điển Thiều Chửu

① Lông trĩ, đuôi con trĩ ở núi dài và đẹp. Trong khi nhạc múa dùng cầm cho đẹp.
② Cùng nghĩa với chữ địch giống rợ Ðịch.
Một âm là trạch. Họ Trạch.

Từ điển Trần Văn Chánh

(Họ) Trạch. Xem [dí].

địch

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lông đuôi chim trĩ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lông đuôi chim trĩ.
2. (Danh) Lông đuôi chim trĩ dùng để múa thời xưa. ◇ Thi Kinh : "Tả thủ chấp thược, Hữu thủ chấp địch" , (Bội phong , Giản hề ) Tay trái cầm ống sáo, Tay phải cầm lông đuôi chim trĩ.
3. (Danh) Dân tộc ở bắc Trung Quốc ngày xưa. § Thông "địch" .
4. Một âm là "trạch". (Danh) Họ "Trạch".

Từ điển Thiều Chửu

① Lông trĩ, đuôi con trĩ ở núi dài và đẹp. Trong khi nhạc múa dùng cầm cho đẹp.
② Cùng nghĩa với chữ địch giống rợ Ðịch.
Một âm là trạch. Họ Trạch.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Chim trĩ, gà gô, đa đa
② Lông đuôi chim trĩ;
③ Như (bộ ). Xem [Zhái].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lông đuôi chim trĩ. Thường dùng làm đồ trang sức cho đào hát hoặc vũ công.
soái, súy, suất
shuài ㄕㄨㄞˋ, shuò ㄕㄨㄛˋ

soái

giản thể

Từ điển phổ thông

1. tướng cầm đầu, thống suất
2. làm gương

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quan võ cấp cao, tướng soái (súy), tướng chỉ huy, chủ tướng: Thống soái; Nguyên soái, nguyên súy;
② Người hay vật chủ đạo (đứng đầu): Chí hướng là cái chủ đạo của tinh thần con người (Mạnh tử);
③ Quan đứng đầu một địa phương: Ba làng làm thành một huyện, huyện có người đứng đầu huyện (Quốc ngữ);
④ Thống suất, chỉ huy: Chỉ huy quân lính;
⑤ (văn) Làm gương: Vua Nghiêu vua Thuấn lấy điều nhân làm gương cho thiên hạ;
⑥ Đẹp: Chữ này viết đẹp quá;
⑦ [Shuài] (Họ) Soái, Súy.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 1

súy

giản thể

Từ điển phổ thông

1. tướng cầm đầu, thống suất
2. làm gương

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quan võ cấp cao, tướng soái (súy), tướng chỉ huy, chủ tướng: Thống soái; Nguyên soái, nguyên súy;
② Người hay vật chủ đạo (đứng đầu): Chí hướng là cái chủ đạo của tinh thần con người (Mạnh tử);
③ Quan đứng đầu một địa phương: Ba làng làm thành một huyện, huyện có người đứng đầu huyện (Quốc ngữ);
④ Thống suất, chỉ huy: Chỉ huy quân lính;
⑤ (văn) Làm gương: Vua Nghiêu vua Thuấn lấy điều nhân làm gương cho thiên hạ;
⑥ Đẹp: Chữ này viết đẹp quá;
⑦ [Shuài] (Họ) Soái, Súy.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 1

suất

giản thể

Từ điển phổ thông

1. tướng cầm đầu, thống suất
2. làm gương

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ ghép 1

hiết, hạt, yết
hé ㄏㄜˊ, xiē ㄒㄧㄝ

hiết

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

con hiết, con bọ cạp

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con mọt gỗ. ◇ Kê Khang : "Cố hạt thịnh tắc mộc hủ, dục thắng tắc thân khô" , (Đáp hướng tử kì nan dưỡng sanh luận ) Cho nên mọt sinh sôi thì gỗ mục, muốn được hơn thì thân khô cảo.
2. Một âm là "hiết". (Danh) § Nguyên viết là "hiết" .

Từ điển Thiều Chửu

① Con mọt gỗ.
Một âm là hiết, cùng nghĩa với chữ hiết .

Từ điển Trần Văn Chánh

】hiết tử [xiezi] (động) Con bò cạp.

hạt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

gì, sao chẳng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con mọt gỗ. ◇ Kê Khang : "Cố hạt thịnh tắc mộc hủ, dục thắng tắc thân khô" , (Đáp hướng tử kì nan dưỡng sanh luận ) Cho nên mọt sinh sôi thì gỗ mục, muốn được hơn thì thân khô cảo.
2. Một âm là "hiết". (Danh) § Nguyên viết là "hiết" .

Từ điển Thiều Chửu

① Con mọt gỗ.
Một âm là hiết, cùng nghĩa với chữ hiết .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con mọt gỗ.

yết

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

con hiết, con bọ cạp
biến, biện
biàn ㄅㄧㄢˋ

biến

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thay đổi, biến đổi
2. trờ thành, biến thành
3. bán lấy tiền
4. biến cố, rối loạn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thay đổi. ◎ Như: "biến pháp" thay đổi phép tắc, "biến hóa" đổi khác. ◇ Sử Kí : "Thừa thiên chu phù ư giang hồ, biến danh dịch tính" , (Hóa thực liệt truyện ) (Phạm Lãi) Lấy thuyền con thuận dòng xuôi chốn sông hồ, thay tên đổi họ.
2. (Động) Di động. ◇ Lễ Kí : "Phu tử chi bệnh cức hĩ, bất khả dĩ biến" , (Đàn cung thượng ) Bệnh của thầy đã nguy ngập, không thể di động.
3. (Danh) Sự rối loạn xảy ra bất ngờ. ◎ Như: "biến cố" sự hoạn nạn, việc rủi ro. ◇ Sử Kí : "Thiện ngộ chi, sử tự vi thủ. Bất nhiên, biến sanh" , 使. , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Đối đãi tử tế với hắn (chỉ Hàn Tín), để hắn tự thủ. Nếu không sẽ sinh biến.
4. (Danh) Tai họa khác thường.
5. (Danh) Cách ứng phó những sự phi thường. ◎ Như: "cơ biến" tài biến trá, "quyền biến" sự ứng biến.
6. Một âm là "biện". (Tính) Chính đáng.

Từ điển Thiều Chửu

① Biến đổi. Như biến pháp biến đổi phép khác. Sự vật gì thay cũ ra mới gọi là biến hóa .
② Sai thường, sự tình gì xảy ra khắc hẳn lối thường gọi là biến. Vì thế nên những điềm tai vạ lạ lùng, những sự tang tóc loạn lạc đều gọi là biến. Như biến cố có sự hoạn nạn, biến đoan manh mối nguy hiểm, v.v.
③ Quyền biến, dùng mưu kì chước lạ để ứng phó những sự phi thường đều gọi là biến. Như cơ biến , quyền biến , v.v.
④ Động.
Một âm là biện. Chính đáng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thay đổi, biến đổi, đổi khác: Tình hình đã thay đổi;
② Biến thành: Biến thành nước công nghiệp;
③ Trở thành, trở nên: Từ lạc hậu trở thành tiên tiến;
④ Việc quan trọng xảy ra bất ngờ, biến cố, sự biến: Sự biến năm Ất Dậu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thay đổi đi — Điều tai họa.

Từ ghép 47

biện

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thay đổi. ◎ Như: "biến pháp" thay đổi phép tắc, "biến hóa" đổi khác. ◇ Sử Kí : "Thừa thiên chu phù ư giang hồ, biến danh dịch tính" , (Hóa thực liệt truyện ) (Phạm Lãi) Lấy thuyền con thuận dòng xuôi chốn sông hồ, thay tên đổi họ.
2. (Động) Di động. ◇ Lễ Kí : "Phu tử chi bệnh cức hĩ, bất khả dĩ biến" , (Đàn cung thượng ) Bệnh của thầy đã nguy ngập, không thể di động.
3. (Danh) Sự rối loạn xảy ra bất ngờ. ◎ Như: "biến cố" sự hoạn nạn, việc rủi ro. ◇ Sử Kí : "Thiện ngộ chi, sử tự vi thủ. Bất nhiên, biến sanh" , 使. , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Đối đãi tử tế với hắn (chỉ Hàn Tín), để hắn tự thủ. Nếu không sẽ sinh biến.
4. (Danh) Tai họa khác thường.
5. (Danh) Cách ứng phó những sự phi thường. ◎ Như: "cơ biến" tài biến trá, "quyền biến" sự ứng biến.
6. Một âm là "biện". (Tính) Chính đáng.

Từ điển Thiều Chửu

① Biến đổi. Như biến pháp biến đổi phép khác. Sự vật gì thay cũ ra mới gọi là biến hóa .
② Sai thường, sự tình gì xảy ra khắc hẳn lối thường gọi là biến. Vì thế nên những điềm tai vạ lạ lùng, những sự tang tóc loạn lạc đều gọi là biến. Như biến cố có sự hoạn nạn, biến đoan manh mối nguy hiểm, v.v.
③ Quyền biến, dùng mưu kì chước lạ để ứng phó những sự phi thường đều gọi là biến. Như cơ biến , quyền biến , v.v.
④ Động.
Một âm là biện. Chính đáng.
phi, phỉ
fēi ㄈㄟ, fěi ㄈㄟˇ

phi

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Văn vẻ, hoa mĩ. ◎ Như: "phỉ nhiên thành chương" văn vẻ rõ rệt. ◇ Luận Ngữ : "Quy dư! Quy dư! Ngô đảng chi tiểu tử cuồng giản, phỉ nhiên thành chương, bất tri sở dĩ tài chi" : ! !, , (Công Dã Tràng ) Khổng Tử ở nước Trần, bảo: Về thôi, về thôi! Môn sinh ở quê hương ta có chí lớn nhưng không thận trọng (nông nổi), có văn thái rõ ràng, nhưng không biết tự chế tài mình.
2. Một âm là "phi". (Danh) Họ "Phi".

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Họ người — Một âm là Phỉ. Xem Phỉ.

phỉ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

văn vẻ

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Văn vẻ, hoa mĩ. ◎ Như: "phỉ nhiên thành chương" văn vẻ rõ rệt. ◇ Luận Ngữ : "Quy dư! Quy dư! Ngô đảng chi tiểu tử cuồng giản, phỉ nhiên thành chương, bất tri sở dĩ tài chi" : ! !, , (Công Dã Tràng ) Khổng Tử ở nước Trần, bảo: Về thôi, về thôi! Môn sinh ở quê hương ta có chí lớn nhưng không thận trọng (nông nổi), có văn thái rõ ràng, nhưng không biết tự chế tài mình.
2. Một âm là "phi". (Danh) Họ "Phi".

Từ điển Thiều Chửu

① Văn vẻ, như phỉ nhiên thành chương văn vẻ rõ rệt.

Từ điển Trần Văn Chánh

Văn hoa, văn vẻ, văn nhã.【】phỉ nhiên [fâirán]
① (văn) Văn hoa;
② Rõ rệt, nổi bật: Thành tích nổi bật.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ đẹp đẽ thanh nhã — Một âm là Phi. Xem Phi.

Từ ghép 2

ách, ải
ài ㄚㄧˋ, è

ách

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. khốn ách
2. hẹp

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nơi hiểm yếu.
2. (Tính) Cùng khốn. § Thông "ách" . ◎ Như: "khốn ách" khốn khổ, gian nan. ◇ Mạnh Tử : "Di dật nhi bất oán, ách cùng nhi bất mẫn" , (Công Tôn Sửu thượng ) Mất mà không oán trách, cùng khốn mà không lo buồn.
3. (Động) Cứ thủ.
4. Một âm là "ải". (Tính) Chật, hẹp. § Thông "ải" .

Từ điển Thiều Chửu

① Đất hiểm.
② Cảnh ngộ khốn nạn, vận ách. Cùng nghĩa với chữ ách , chữ ách .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Nơi hiểm yếu (vị trí chiến lược);
② Tình thế hiểm nghèo, tình cảnh khốn khó, khốn ách, vận ách (như , bộ );
③ Gây trở ngại, cản trở;
④ Nghèo túng, cơ cực, khó khăn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỗ đất hiểm yếu — Khốn cùng — Một âm khác là ô Ải.

Từ ghép 5

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nơi hiểm yếu.
2. (Tính) Cùng khốn. § Thông "ách" . ◎ Như: "khốn ách" khốn khổ, gian nan. ◇ Mạnh Tử : "Di dật nhi bất oán, ách cùng nhi bất mẫn" , (Công Tôn Sửu thượng ) Mất mà không oán trách, cùng khốn mà không lo buồn.
3. (Động) Cứ thủ.
4. Một âm là "ải". (Tính) Chật, hẹp. § Thông "ải" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhỏ bé — Chỗ đất hiểm yếu — Một âm khác là Ách.
bại
bài ㄅㄞˋ

bại

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(một thứ cỏ)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một thứ cỏ hoang giống như lúa, hơi đắng, có thể nấu cháo ăn được.
2. (Tính) Nhỏ mọn, ti tiện. ◎ Như: "bại quan" chức quan nhỏ.

Từ điển Thiều Chửu

Một thứ cỏ giống lúa hơi đắng, có thể nấu cháo ăn được.
② Nhỏ mợn, như bại thuyết truyện tiểu thuyết, bại quan chức quan bé.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cỏ kê. Cg. [bàizi];
② (văn) Nhỏ mọn: Tiểu thuyết; Chức quan nhỏ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một giống lúa, hạt rất nhỏ — Chỉ sự nhỏ bé.

Từ ghép 1

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.