tế
jì ㄐㄧˋ

tế

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bên cạnh, bên bờ, mép, lề
2. giữa
3. dịp, lúc, trong khoảng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Biên, ven, bờ, ranh giới. ◎ Như: "biên tế" cõi ngoài biên, "thủy tế" vùng ven nước. ◇ Lí Bạch : "Cô phàm viễn ảnh bích không tận, Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu" , (Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) Bóng cánh buồm lẻ loi xa xa mất hút vào khoảng trời xanh, Chỉ thấy sông Trường Giang chảy đến chân trời.
2. (Danh) Lúc, dịp, trong khoảng (hai thời điểm trước sau giao tiếp). ◎ Như: "thu đông chi tế" lúc cuối thu đầu đông. ◇ Văn tuyển : "Thụ nhậm ư bại quân chi tế, phụng mệnh ư nguy nan chi gian" , (Gia Cát Lượng , Xuất sư biểu ) Nhận lấy trách nhiệm lúc quân bại trận, vâng mệnh trong khi nguy khó.
3. (Danh) Giữa, bên trong. ◎ Như: "quốc tế" giữa các nước, "tinh tế" giữa các tinh tú. ◇ Đào Uyên Minh : "Khai hoang nam dã tế, thủ chuyết quy viên điền" , (Quy viên điền cư ) Khai khẩn ở trong đồng phía nam, giữ lấy vụng về kém cỏi mà quay về chốn ruộng vườn.
4. (Danh) Cơ hội, vận hội. ◎ Như: "tế ngộ" thời vận.
5. (Động) Giao tiếp, hội họp. ◎ Như: "giao tế" qua lại với nhau.
6. (Động) Vừa gặp, gặp gỡ. ◎ Như: "tế thử nguy nan" gặp phải nguy nan thế này, "hạnh tế thừa bình" may gặp lúc thái bình.

Từ điển Thiều Chửu

① Giao tiếp, người ta cùng đi lại chơi bời với nhau gọi là giao tế .
② Địa vị, cái địa vị mà phận mình phải ở gọi là phận tế , được cái địa vị chân thực gọi là chân tế hay thực tế .
③ Ngoài biên. Như biên tế cõi ngoài biên, đầu mái nhà cũng gọi là thiềm tế , nơi rừng rú gọi là lâm tế .
④ Trong khoảng giao nhau. Như lúc cuối thu đầu đông gọi là thu đông chi tế .
⑤ Vừa gặp. Như hạnh tế thừa bình may gặp lúc thái bình. Lúc thời vận vừa tới cũng gọi là tế ngộ hay tế hội .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bên cạnh, bên bờ, bờ, mép, lề, ranh giới: Chân trời; Không bờ bến;
② Giữa: Giữa các xưởng; Giữa các nước, quốc tế; Giữa các tinh tú; Đấu bóng rổ giữa các trường; Sự hiệp tác giữa các nhà máy;
③ Dịp, lúc, trong khoảng: Lúc (trong khoảng) cuối thu đầu đông; Dịp quốc khánh; Lúc này mới còn sửa soạn;
④ Giữa lúc, gặp lúc, giữa khi, nhân dịp: Giữa lúc (khi) thắng lợi; Nhân dịp dựng nước năm mươi năm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỗ hai mí tường giáp nhau — Bờ cõi. Ranh giới. Td: Biên tế — Sự giao thiệp. Td: Quốc tế. Thực tế.

Từ ghép 16

thấp
xí ㄒㄧˊ, xiè ㄒㄧㄝˋ

thấp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chỗ đất trũng
2. ruộng mới vỡ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ trũng, nơi đất ẩm ướt.
2. (Danh) Ruộng mới vỡ, đất mới khai khẩn.
3. (Danh) Bờ nước.
4. (Danh) Họ "Thấp".

Từ điển Thiều Chửu

① Chỗ trũng, nơi đất thấp ướt.
② Ruộng mới vỡ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Nơi ẩm thấp, chỗ trũng;
② Ruộng mới vỡ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỗ đất trũng xuống và ẩm ướt — Ruộng mới khai phá.
đề, đệ
dì ㄉㄧˋ, tí ㄊㄧˊ

đề

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. trán (trên đầu)
2. đề bài, tiêu đề

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Trán. ◎ Như: "điêu đề" chạm trổ lên trán (tục lệ). ◇ Hán Thư : "Xích mi viên đề" (Tư Mã Tương Như truyện ) Mày đỏ trán tròn.
2. (Danh) Phần nêu lên trên, lên trước của bài văn hoặc thơ. ◎ Như: "đề mục" (gọi tắt là "đề") đầu bài nêu lên ý chỉ cho cả bài, "phá đề" mở đầu, "kết đề" đóng bài.
3. (Danh) Bài thi (khảo thí). ◎ Như: "tuyển trạch đề" bài thi tuyển, "thí đề" đề bài thi, "vấn đáp đề" bài thi vấn đáp.
4. (Danh) Dấu hiệu, tiêu chí. ◎ Như: "biểu đề" ghi dấu (dùng cho việc khai khẩn ruộng hoang).
5. (Danh) Tấu, sớ. ◎ Như: "đề thỉnh" sớ tấu xin dâng lên trên.
6. (Động) Ghi, kí, viết chữ lên trên. ◎ Như: "đề tiêm" viết vào thẻ, "đề ngạch" viết hoành phi (bức biển ngang để treo lên), "đề thi" đề thơ, "đề từ" đề lời văn.
7. (Động) Bình phẩm, phê bình. ◎ Như: "phẩm đề" bình phẩm.
8. (Động) Kể chuyện, nói tới. ◎ Như: "bất đề" không nói tới nữa (thường dùng trong tiểu thuyết xưa sau một hồi, một đoạn chuyện). ◇ Thủy hử truyện : "Thả bả nhàn thoại hưu đề, chỉ thuyết chánh thoại" , (Đệ thập hồi) Khỏi nói tới chuyện vặt vãnh, chỉ kể chuyện chính.
9. (Động) Gọi, kêu. ◇ Hàn Phi Tử : "Bi phù bảo ngọc nhi đề chi dĩ thạch" (Hòa Thị ) Đáng thương thay, ngọc quý mà lại gọi là đá.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái trán. Tục mán miền nam ngày xưa hay chạm trổ vào trán rồi bôi thuốc đỏ thuốc xanh vào gọi là điêu đề .
② Tiên đề lên, viết chữ lên trên khiến cho người trông thấy là biết ngay gọi là đề. Như viết vào cái thẻ gọi là đề tiêm , viết bức biển ngang gọi là đề ngạch . Như nói đề thi (đề thơ), đề từ (đề lời văn), v.v.
③ Ðề mục (đầu đề; đầu bài). Ðầu bài văn hay bài thơ, nêu cái ý chỉ lên để làm mẫu mực cho cả một bài gọi là đề mục , có khi gọi tắt là đề. Như đoạn đầu văn giải thích cả đại ý trong bài gọi là phá đề (mở đầu). Ðoạn cuối kết lại cho đủ ý nghĩa là kết đề (đóng bài).
④ Phẩm đề . Cũng như nghĩa chữ bình phẩm hay phẩm bình vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đầu đề, đề mục: Đề mục, đầu đề, đề bài; Việc khó, bài toán khó; Lạc đề quá xa;
② Đề chữ lên, viết lên: Đề thơ lên vách; Ghi tên, đề tên; Đề chữ;
③ (văn) Phẩm đề, bình phẩm;
④ (văn) Gọi là: Đáng thương thay, ngọc quý mà lại gọi là đá! (Hàn Phi tử);
⑤ (văn) Dấu hiệu;
⑥ (văn) Lời chú thích;
⑦ (văn) Đầu mút, đoạn cuối: Đoạn kết;
⑧ (văn) Cái trán: Khắc lên trán; Đầu đỏ trán tròn (Tư Mã Tương Như: Tử Hư phú);
⑨ (Họ) Đề.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái trán — Viết vào. Ca dao ta có câu: » Nàng về anh chẳng cho về, Anh nắm lấy áo anh đề câu thơ « — Bình phẩm, khen chê. Hát nói của Nguyễn Công Trứ có câu: » Thơ một túi phẩm đề cây nguyệt lộ. « — Nêu lên, đưa ra — Cái đầu bài đưa ra trong kì thi cho học trò làm — Một âm là Đệ. Xem Đệ.

Từ ghép 17

đệ

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhìn. Liếc nhìn — Một âm là Đề. Xem Đề.
ấp
è , yì ㄧˋ

ấp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vùng đất nhỏ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nước, quốc gia (ngày xưa). ◇ Yên Đan Tử : "Phó bất dĩ man vực nhi Đan bất tiếu, nãi sử tiên sanh lai giáng tệ ấp" , 使 Không cho nước Yên là đất mọi rợ cũng như Đan này là kẻ bất tiếu, mà khiến tiên sinh đến thăm tệ quốc.
2. (Danh) Kinh thành, thủ đô. ◇ Lí Bạch : "Thang cập Bàn Canh, ngũ thiên kì ấp" , (Vi Tống Trung Thừa thỉnh đô Kim Lăng biểu ) Vua Thang tới vua Bàn Canh, năm lần dời đô.
3. (Danh) Thành thị. ◎ Như: "thành ấp" thành thị.
4. (Danh) Đất được phong cho. ◎ Như: "thực ấp" , "thái ấp" đất phong cho quan để cai quản lấy thuế làm bổng lộc.
5. (Phó) Buồn rầu, lo lắng. § Thông "ấp" . ◇ Khuất Nguyên : "Đồn uất ấp dư sá sế hề, Ngô độc cùng khốn hồ thử dã" , (Li tao ) U uất buồn bã ta thất chí hề, Một mình khốn khổ thế này.

Từ điển Thiều Chửu

① Một tên riêng để gọi một khu đất. Ngày xưa tự xưng nước mình là tệ ấp , người cùng một huyện gọi là đồng ấp . Một mình đứng lên chiêu tập một số người cùng ở một chòm để khai khẩn ruộng nương cũng gọi là ấp.
② Ư ấp nghẹn hơi. Hơi bốc ngược lên chẹn chặt cổ họng không xuôi xuống được gọi là ư ấp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thành phố, thị trấn: Đô thành, thành phố, thành thị; Thành phố rộng lớn;
② Huyện: Người cùng huyện;
③ (văn) Ấp (thời xưa, chỗ đất lớn là đô, chỗ đất nhỏ là ấp), nước chư hầu: 使 Ngài không cho nước Yên là đất của mọi rợ và Đan này bất tiếu, nên mới khiến cho tiên sinh đến nước tôi (Yên Đan tử);
④ Xem (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước nhỏ, nước chư hầu thời cổ — Đất phong cho quan to — Một vùng đất. Lớn gọi là Đô, nhỏ gọi là Ấp — Chỉ một huyện — Một trong những bộ chữ Trung Hoa, viết chung những thành phần khác thì đứng bên phải dưới dạng .

Từ ghép 14

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lập trại đóng quân và cho lính khai khẩn đất hoang thành ruộng mà cáy cấy mà để tự túc. Một phương thế dưỡng quân lâu dài ngày xưa, mà không làm hao tốn công quỹ — Ngày nay ta lại hiểu là khu đất lớn trồng cây.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vùng đất sống ( trái với Tử địa ) — Vùng đất hoang, chưa khai khẩn — Tên một vị thuốc bắc, tức củ của cây Địa hoàng.

Từ điển trích dẫn

1. Tu họp nhân dân lại.
2. Chỉ người nghiện hút hốc hác võ vàng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tụ họp dân chúng khai khẩn làm ăn — Cũng chỉ người tha hương, sống nhờ nơi khác như chim tu hú.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Làm ruộng — Khai khẩn đất hoang, tụ dân lập ruộng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngành nghiêng cứu tìm tòi về việc làm ruộng. Bài diễn thuyết của Phan Bội Châu tại Huế năm 1926 có câu: » Không có nông học, nên nông dân không biết đường khai khẩn «.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mở mang vùng đất hoang.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.