bôn, phẫn
bēn ㄅㄣ, bèn ㄅㄣˋ

bôn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lồng lên, chạy vội
2. thua chạy, chạy trốn
3. vội vàng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chạy vội, chạy nhanh. ◎ Như: "bôn trì" rong ruổi, "bôn xu" làm hăm hở, sợ thua người. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Vĩnh chi nhân tranh bôn tẩu yên" (Bộ xà giả thuyết ) Người ở Vĩnh Châu tranh nhau đi (bắt rắn).
2. (Động) Trốn chạy, thua chạy. ◎ Như: "bôn bắc" thua chạy.
3. (Động) (Gái) bỏ theo trai (không đúng lễ giáo). ◎ Như: "dâm bôn" trai gái ăn nằm lén lút với nhau. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tái giả, đại bán phong nguyệt cố sự, bất quá thâu hương thiết ngọc, ám ước tư bôn nhi dĩ, tịnh bất tằng tương nhi nữ chi chân tình phát tiết nhất nhị" , , , , (Đệ nhất hồi) Hơn nữa, đa số những chuyện gió trăng, chẳng qua (chỉ là) trộm hương cắp ngọc, lén lút hẹn hò mà thôi, chưa hề nói tới chân tình phát tiết của người con gái chi cả.
4. (Tính) Nhanh, vội. ◇ Mai Thừa : "Trạng như bôn mã" (Thất phát ) Dáng như ngựa chạy mau.
5. (Danh) Họ "Bôn".

Từ điển Thiều Chửu

① Chạy vội.
② Làm việc hăm hở sợ thua người gọi là bôn xu .
③ Ðánh trận thua chạy gọi là bôn.
④ Cưới xin không đủ lễ gọi là bôn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chạy về, tiến về, lao đến, cần đâu... có đó: Tiến thẳng về công trường; Lâm Xung bèn... chạy thẳng về phía ngôi miếu (Thủy hử truyện);
② Kiếm, chạy (vạy): Các anh còn cần những vật liệu gì? Để tôi chạy cho;
③ Tuổi đã gần..., tuổi đã sắp...: Ông ấy tuổi đã gần 60 rồi; ,… Tụi tôi tuy trẻ, ... cũng gần bốn mươi tuổi rồi (Hồng lâu mộng). Xem [ben].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đi vội, chạy, chạy trốn: Chạy bán sống bán chết; Chạy nhanh như bay; 西 Chạy ngược chạy xuôi, chạy lăng xăng;
② (văn) Ngựa chạy nhanh;
③ (văn) (Con gái) bỏ theo trai (không làm lễ cưới): Trác Văn Quân ban đêm bỏ nhà trốn theo Tương Như (Sử kí);
④ [Ben] (Họ) Bôn. Xem [bèn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chạy — Trốn tránh — Trai gái ăn ở với nhau ngoài lễ nghĩa, luật pháp.

Từ ghép 25

phẫn

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thua bại. Như chữ Phẫn — Một âm là Bôn. Xem Bôn.
mãnh
měng ㄇㄥˇ, mèng ㄇㄥˋ

mãnh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: trách mãnh )

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) "Trách mãnh" : xem "trách" .

Từ điển Thiều Chửu

① Trách mãnh . Xem chữ mãnh .

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem [zhàmâng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trách mãnh : Con châu chấu.

Từ ghép 1

bát, bản, bổn
bèn ㄅㄣˋ

bát

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ruột tre — Vẻ thô xấu — Dáng ngu đần. Cũng đọc Bổn.

Từ ghép 2

bản

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dốt, ngốc, đần độn, tối dạ: Khờ khạo, ngu dốt; Đứa bé này đần quá;
② Chậm chạp, vụng về: Ăn vụng nói về;
③ Nặng, cồng kềnh, thô kệch, cục mịch, cục kịch: Cái rương cồng kềnh quá; Việc nặng nhọc.

bổn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đần, dốt, ngốc
2. chậm chạp, vụng về
3. cồng kềnh, cục kịch, nặng nề

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Ngu dốt, đần độn, tối dạ. ◎ Như: "ngu bổn" ngu đần. ◇ Cù Hựu : "Ngã thân vi cùng thư sanh, thiên tính hựu ngu muội bổn chuyết" , (Vĩnh Châu dã miếu kí ) Kẻ này vốn là học trò nghèo, tính tình lại ngu dốt vụng về.
2. (Tính) Chậm chạp, vụng về. ◎ Như: "bổn thủ bổn cước" chân tay vụng về, chậm chạp.
3. (Tính) Nặng nề, cồng kềnh. ◎ Như: "tương tử thái bổn" cái rương cồng kềnh quá.

Từ điển Thiều Chửu

① Sù sì, cục kịch, vật gì nặng nề gọi là bổn trọng . Tục gọi kẻ ngu dốt là bổn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dốt, ngốc, đần độn, tối dạ: Khờ khạo, ngu dốt; Đứa bé này đần quá;
② Chậm chạp, vụng về: Ăn vụng nói về;
③ Nặng, cồng kềnh, thô kệch, cục mịch, cục kịch: Cái rương cồng kềnh quá; Việc nặng nhọc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ruột tre — Vẻ thô xấu — Dáng ngu đần. Cũng đọc Bát.

Từ ghép 2

hộ
hù ㄏㄨˋ

hộ

phồn thể

Từ điển phổ thông

che chở, bảo vệ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giúp đỡ. ◎ Như: "cứu hộ" cứu giúp.
2. (Động) Che chở, giữ gìn. ◎ Như: "hộ vệ" bảo vệ, "bảo hộ" che chở giữ gìn, "ái hộ" yêu mến che chở. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Tinh tiến trì tịnh giới, Do như hộ minh châu" , (Tự phẩm đệ nhất ) Tinh tiến giữ tịnh giới, Như giữ ngọc sáng.
3. (Động) Che đậy, bênh vực. ◎ Như: "đản hộ" bênh vực che đậy, "hộ đoản" bào chữa, che giấu khuyết điểm.
4. (Tính) Đóng kín, dán kín. ◎ Như: "hộ phong" tờ thư dán kín.

Từ điển Thiều Chửu

① Giúp đỡ. Như hộ vệ , bảo hộ , v.v.
② Che chở. Như đản hộ bênh vực che chở cho. Tờ bồi phong kín cũng gọi là hộ. Như hộ phong .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giữ (gìn), (bảo) hộ: Bảo hộ, giữ gìn;
② Che (chở): Che chở.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giúp đỡ — Trông nom, che chở.

Từ ghép 30

từ
xú ㄒㄩˊ

từ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. từ từ, chầm chậm
2. đi thong thả

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đi thong thả.
2. (Phó) Chầm chậm, từ từ. ◇ Tô Thức : "Thanh phong từ lai" (Tiền Xích Bích phú ) Gió mát từ từ lại.
3. (Danh) "Từ Châu" tên đất, gọi tắt là "Từ".
4. (Danh) Tên nước thời Chu, nay ở vào khoảng tỉnh "An Huy" .
5. (Danh) Họ "Từ".

Từ điển Thiều Chửu

① Ði thong thả.
② Chầm chậm từ từ. Như thanh phong từ lai gió thanh từ từ lại.
③ Tên đất.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đi thong thả;
② Từ từ, chầm chậm, thư thả: Gió mát từ từ thổi lại;
③ [Xú] (Họ) Từ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Từ — Họ người. Đoạn trường tân thanh có nhân vật anh hùng là Từ Hải.

Từ ghép 3

bộ
bù ㄅㄨˋ

bộ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đi chân
2. bước

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bước, đi. ◎ Như: "tản bộ" đi dạo bước. ◇ Trang Tử : "Nhan Uyên vấn ư Trọng Ni viết: Phu tử bộ diệc bộ, phu tử xu diệc xu, phu tử trì diệc trì, phu tử bôn dật tuyệt trần, nhi Hồi sanh nhược hồ hậu hĩ" : , , , , (Điền Tử Phương ) Nhan Uyên hỏi Trọng Ni: Thầy bước cũng bước, thầy rảo bước cũng rảo, thầy rong ruổi cũng rong ruổi, thầy chạy tít tuyệt trần mà Hồi chịu đờ mắt (trố mắt ra ngó) ở lại sau.
2. (Động) Theo, làm theo. ◎ Như: "bộ vận" theo vần, họa vần, "bộ kì hậu trần" theo gót. § Hậu Hán thư chép rằng: Thọ Lăng Dư Tử đi học ở Hàm Đan , chưa bắt chước được tí gì đã mất cả dáng dấp cũ, vì thế nên sau mới gọi những kẻ học không thành công là "Hàm Đan học bộ" .
3. (Động) Suy tính. ◎ Như: "thôi bộ" suy tính thiên văn.
4. (Danh) Trình độ, giai đoạn. ◎ Như: "sơ bộ" bước đầu, chặng đầu, "tiến bộ" mức độ tiến triển, "thoái bộ" 退 sụt xuống bậc kém.
5. (Danh) Lượng từ. (1) Đơn vị đo chiều dài thời xưa, không chính xác: hoặc sáu thước, hoặc sáu thước bốn tấc là một "bộ". (2) Chặng, bước đường. ◎ Như: "đệ nhất bộ" chặng thứ nhất. (3) Bước (khoảng cách giữa hai chân khi bước đi). ◎ Như: "hướng tiền tẩu ngũ bộ" đi tới phía trước năm bước.
6. (Danh) Cảnh huống, tình cảnh. ◎ Như: "thiếu thì bất nỗ lực, tài lạc đáo giá nhất địa bộ" , lúc trẻ tuổi không cố gắng, nay mới rơi vào tình cảnh thế này.
7. (Danh) Khí vận, thời vận. ◎ Như: "quốc bộ gian nan" vận nước gian nan.
8. (Danh) Lối. ◎ Như: "cải ngọc cải bộ" nghĩa là thiên tử, chư hầu đều có phép nhất định không thể thay đổi được. Vì thế các ngôi của thiên tử gọi là "ngọc bộ" .
9. (Danh) Bãi ven nước, bến nước. Thông "phụ" . ◎ Như: "ngư bộ" bãi cá, "quy bộ" bãi rùa.
10. (Danh) Họ "Bộ".

Từ điển Thiều Chửu

① Ði bộ, hai lần cất chân đi gọi là bộ. Giữa khoảng hai chân cách nhau gọi là nhất bộ một bước. Hậu Hán thư chép rằng: Thọ Lăng dư tử học đi ở Hàn Ðan, chưa bắt chước được tí gì đã mất cả dáng dấp cũ, vì thế nên sau mới gọi những kẻ học không thành công là hàn đan học bộ .
② Trình độ, cõi, như tiến bộ tiến lên cõi hơn, thoái bộ 退 sụt xuống cõi kém.
③ Lối đi, như cải ngọc cải bộ nghĩa là thiên tử, chư hầu đều có phép nhất định không thể thay đổi được, vì thế các ngôi của thiên tử gọi là ngọc bộ .
④ Bộ, tiếng dùng trong phép đo. Cứ năm thước là một bộ.
⑤ Bãi ven nước, như qua châu cũng là qua bộ , thông dụng như chữ phụ .
⑥ Vận, như quốc bộ gian nan vận nước gian nan.
⑦ Suy tính, như thôi bộ suy tính thiên văn.
⑧ Theo, như bộ vận theo vần.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bước: Vững bước tiến lên;
② Giai đoạn, bước: Công tác này chia làm hai bước;
③ Đi bộ, đi theo, làm theo: Theo gót, bám gót; Theo vần;
④ Đo (bằng bước đi): Đo xem chỗ này xem dài được bao nhiêu sải chân;
⑤ Bộ (bằng năm thước, chỉ đơn vị chiều dài thời xưa);
⑥ Nước, chỗ, cảnh, vòng, nỗi, vận: Đến nỗi này; Vận nước (nỗi nước) gian nan;
⑦ (văn) Suy tính: Suy tính thiên văn;
⑧ Như [bù];
⑨ [Bù] (Họ) Bộ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bước đi. Bước thẳng chân — Một bước — Bước tiến. Trình độ — Bờ nước. Trên bờ.

Từ ghép 52

thái
tài ㄊㄞˋ

thái

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bình yên, thản nhiên
2. rất
3. một quẻ trong Kinh Dịch tượng trưng cho vận tốt
4. nước Thái Lan

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Hanh thông, thuận lợi. ◎ Như: "thái vận" vận mệnh hanh thông.
2. (Tính) Yên vui, bình yên, thư thích. ◎ Như: "quốc thái dân an" nước hòa bình dân yên ổn.
3. (Tính) Xa xỉ. ◎ Như: "xa thái" xa xỉ.
4. (Tính) Cực. ◎ Như: "thái tây" 西 chỉ các quốc gia tây phương (Âu Mĩ).
5. (Phó) Rất, lắm. § Thông "thái" . ◎ Như: "thái quá" lậm quá.
6. (Danh) Tên một quẻ trong kinh Dịch .
7. (Danh) Tên tắt của "Thái Quốc" .

Từ điển Thiều Chửu

① To lớn, cùng nghĩa với chữ thái .
② Hanh thông, thời vận tốt gọi là thái.
③ Xa xỉ rông rợ.
④ Khoan, rộng rãi, yên. Như quân tử thái nhi bất kiêu người quân tử rộng rãi mà không kiêu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bình yên, hanh thông: Đất nước thanh bình, nhân dân yên vui;
② Cực, rất, quá (như , bộ ) : 西 (cũ) Âu Châu; Quá thịnh, quá sang;
③ (văn) To lớn (như , bộ );
④ (văn) Xa xỉ;
⑤ (văn) Rộng rãi: Người quân tử rộng rãi mà không kiêu căng (Luận ngữ);
⑥ [Tài] Nước Thái Lan.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

To lớn — Yên ổn — Xa xỉ — Dùng như chữ Thái .

Từ ghép 10

bạc, bồ
bó ㄅㄛˊ, pú ㄆㄨˊ

bạc

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Bạc . Một âm khác là. Bồ.

bồ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cỏ bồ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cói, lác. § Lá non ăn được, lá già dùng làm chiếu làm quạt hay làm cái bao bọc đồ, tục gọi là "bồ bao" .
2. (Danh) Nói tắt của "xương bồ" . § Cây "bạch xương bồ" vào tiết đoan ngọ (ngày năm tháng năm), dùng lá nó cắt như hình cái gươm để trừ tà gọi là "bồ kiếm" . Vì thế nên tháng năm gọi là "bồ nguyệt" .
3. (Danh) Nói tắt của "bồ liễu" cây liễu dương. § Một thứ liễu mọc ở ven nước, cành lá ẻo lả, sắp thu đã tàn, nên hay dùng để chỉ vóc dáng con gái hoặc người yếu đuối.
4. (Danh) Tên đất.
5. (Danh) Họ "Bồ".

Từ điển Thiều Chửu

① Cỏ bồ. Lá non ăn được, lá già dùng làm chiếu làm quạt hay làm cái bao bọc đồ, tục gọi là bồ bao .
② Bạch xương bồ cây bạch xương bồ. Gọi tắt là bồ. Tết đoan ngọ dùng lá nó cắt như hình cái gươm để trừ tà gọi là bồ kiếm . Vì thế nên tháng năm gọi là bồ nguyệt .
③ Bồ liễu cây liễu dương, một thứ liễu mọc ở ven nước, cành lá ẻo lả, sắp thu đã tàn, nên hay dùng để gọi về thể sức con gái và người yếu đuối.
④ Họ Bồ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cói, lác: Chiếu cói (lác);
②【】bồ liễu [pú liư] (thực) Cây thủy dương, bồ liễu. (Ngr) Ốm yếu, yếu ớt: 姿 Dáng người yếu ớt, thân bồ liễu;
③ [Pú] Tên địa phương: Bồ Châu (ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc);
④ [Pú] (Họ) Bồ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài cây mọc ở chỗ có nước, dùng để dệt chiếu, tức cây lác, cây cói — Tên một loài cây cành lá mềm yếu, còn gọi là Thùy dương — Mượn dùng các chữ Bồ hoặc Bồ .

Từ ghép 18

ái, ải
ǎi ㄚㄧˇ

ái

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. khí mây
2. ngùn ngụt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khí mây, mây khói, sương mù. ◎ Như: "yên ái" khí mây mù như khói. ◇ Trần Nhân Tông : "Cổ tự thê lương thu ái ngoại" (Lạng Châu vãn cảnh ) Chùa cổ lạnh lẽo trong khí mây mùa thu.
2. (Động) Bao phủ, che trùm.
3. (Động) Bao quanh, vây quanh. ◇ Nguyên Chẩn : "Văn thanh ái song hộ, Huỳnh hỏa nhiễu ốc lương" , (Lạc nguyệt ).
4. (Tính) U ám. ◇ Lưu Trường Khanh : "Ái nhiên không thủy hợp, Mục cực bình giang mộ" , (Vãn thứ hồ khẩu hữu hoài ).
5. (Tính) Nồng nàn. ◇ Đào Tằng Hựu : "Duy "Trần tình" nhất biểu, nhân hiếu chi ý ái như" , (Trung Quốc văn học chi khái luận ).
6. (Phó) Hòa ái. § Thông "ái" . ◇ Tô Mạn Thù : "Mạch thị thiểu tư, ái nhiên ngôn viết: như thị diệc thiện, ngô duy khủng tự trung khổ nhĩ" , : , (Đoạn hồng linh nhạn kí ) Ông Mạch suy nghĩ chút ít, rồi hòa ái bảo rằng: Như vậy cũng tốt, bác chỉ sợ rằng đời sống khắc khổ trong chùa cháu không kham nổi.

Từ điển Thiều Chửu

① Khí mây. Như yên ái khí mây mù như khói.
② Ngùn ngụt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Mây, sương mù;
② Ngùn ngụt;
③ [Ăi] (Họ) Ái.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mây đen — Dáng mây đen kéo tới.

Từ ghép 1

ải

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. khí mây
2. ngùn ngụt
quỳ
kuí ㄎㄨㄟˊ

quỳ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. con quỳ (một con như con rồng nhưng ở trong gỗ, đá, chỉ có một chân)
2. ông Quỳ (một nhạc quan thời vua Thuấn ở Trung Quốc)
3. nước Quỳ đời nhà Chu ở Trung Quốc
4. họ Quỳ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Theo truyền thuyết là một loài quái, ở gỗ đá, giống như rồng, có một chân. § Các đồ chuông đỉnh khắc hình nó gọi là "quỳ văn" .
2. (Danh) Tên người, một vị quan nhạc hiền tài đời vua "Thuấn" . ◇ Nguyễn Du : "Tọa đàm lập nghị giai Cao, Quỳ" (Phản Chiêu hồn ) Đứng ngồi bàn bạc như hai bậc hiền thần ông Cao và ông Quỳ.
3. (Danh) Tên nước thời nhà Chu, sau bị Sở diệt. Nay ở vào khoảng tỉnh "Hồ Bắc" .
4. (Danh) Tên đất "Quỳ Châu" ngày xưa, nay ở vào khoảng tỉnh "Tứ Xuyên" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ngày xưa bảo là một giống quái ở gỗ đá, như con rồng có một chân gọi là con quỳ. Các đồ chuông đỉnh bây giờ khắc con ấy gọi là quỳ văn .
② Ông Quỳ, một vị quan nhạc rất hiền đời vua Thuấn.
③ Quỳ quỳ kính cẩn sợ hãi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Con quỳ (loài quái vật chỉ có một chân, theo truyền thuyết xưa): Chuông đỉnh thời xưa có khắc hình con quỳ;
② [Kuí] Ông Quỳ (một nhạc quan nổi tiếng thời vua Thuấn – 2255 trước CN);
③ [Kuí] Nước Quỳ (một nước phong kiến đời Chu);
④ [Kuí] (Họ) Quỳ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loại thú lạ, hình dáng như con trâu, nhưng không có sừng và chỉ có một chân — Tên người, bề tôi của vua Thuấn.

Từ ghép 1

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.