ngọ
wǔ ㄨˇ

ngọ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. buổi trưa
2. Ngọ (ngôi 7 trong hàng Chi)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chi "Ngọ," chi thứ bảy trong mười hai chi.
2. (Danh) Từ mười một giờ sáng đến một giờ chiều là giờ "ngọ".
3. (Danh) Buổi trưa (khoảng thời gian giữa ngày). ◎ Như: "thượng ngọ" sáng, "trung ngọ" trưa, "hạ ngọ" chiều.
4. (Danh) Họ "Ngọ".
5. (Danh) Tháng năm (âm lịch). § Lịch cũ tính sao đẩu đến tháng năm thì chỉ về "ngọ", nên tháng năm gọi là "ngọ nguyệt" , mồng năm tháng năm là tết "đoan ngọ" . Ta thường quen gọi là tết đoan ngũ là vì thế.
6. (Danh) "Thưởng ngọ" buổi trưa. § Cũng như "trung ngọ" . ◇ Thủy hử truyện : "Vị cập thưởng ngọ, mã dĩ đáo lai, viên ngoại tiện thỉnh Lỗ đề hạt thượng mã, khiếu trang khách đam liễu hành lí" , , 便, (Đệ tứ hồi) Chưa tới trưa, ngựa đã đến, viên ngoại liềm mời Lỗ đề hạt lên ngựa, bảo trang khách gánh hành lí.
7. (Tính) Giữa ngày hoặc giữa đêm. ◎ Như: "ngọ xan" bữa ăn trưa, "ngọ phạn" bữa cơm trưa, "ngọ dạ" nửa đêm.
8. (Động) Làm trái ngược. § Thông "ngộ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Chi ngọ, chi thứ bảy trong 12 chi. Từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều là giờ ngọ.
② Giữa trưa, gần trưa gọi là thượng ngọ , quá trưa gọi là hạ ngọ .
③ Giao. Như bàng ngọ bày đặt ngổn ngang.
④ Lịch cũ tính sao đẩu đến tháng năm thì chỉ về ngọ, nên tháng năm gọi là ngọ nguyệt , mồng năm tháng năm là tết đoan ngọ . Ta thường quen gọi là tết đoan ngũ vì thế.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngôi thứ 7 trong 12 địa chi: Năm Nhâm Ngọ;
② Trưa: Trưa; Sáng; Chiều;
③ (văn) Giao: Bày đặt ngỗn ngang;
④ 【ngọ nguyệt [wưyuè] Tháng năm âm lịch.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vị thứ bảy trong thập nhị chi — Trong thập nhị thuộc thì Ngọ chỉ con ngựa — Tên giờ, tức giờ ngọ, khoảng từ 11 giờ đến 13 giờ trưa — Chỉ buổi trưa. Td: Chính ngọ ( giữa trưa ) — Nghịch lại — Ngang dọc giao nhau.

Từ ghép 22

đoan
duān ㄉㄨㄢ

đoan

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đầu, mối

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Ngay ngắn, ngay thẳng, chính trực. ◎ Như: "phẩm hạnh bất đoan" phẩm hạnh không đoan chính. ◇ Mặc Tử : "Tịch bất đoan, phất tọa; cát bất chánh, phất thực" , ; , (Phi nho hạ ).
2. (Danh) Sự vật có hai đầu, đều gọi là "đoan". ◎ Như: "tiêm đoan" đầu nhọn, "bút đoan" ngọn bút. § Xem thêm: "lưỡng đoan" .
3. (Danh) Bờ bến, biên tế. ◇ Trang Tử : "Thuận lưu nhi đông hành, chí ư bắc hải. Đông diện nhi thị, bất kiến thủy đoan" , . , (Thu thủy ) Thuận dòng xuống Đông, đi tới biển Bắc, quay mặt sang Đông mà nhìn, không thấy đầu nước.
4. (Danh) Mầm mối, nguyên nhân. ◎ Như: "kiến đoan" mới thấy nhú mầm, "tạo đoan" gây mối, "vô đoan" không có nguyên nhân. ◇ Trần Nhân Tông : "Vô đoan lạc nhật tây lâu ngoại" 西 (Khuê sầu ) Vô cớ mặt trời lặn ngoài lầu tây.
5. (Danh) Điều nghĩ ngợi, tâm tư. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Kiến thử mang mang, bất giác bách đoan giao tập" , (Thế thuyết tân ngữ , Ngôn ngữ ) Trông cảnh mênh mang này, bất giác trăm mối suy tư dồn dập.
6. (Danh) Hạng mục, phương diện, khía cạnh, điều kiện. ◎ Như: "quỷ kế đa đoan" mưu kế quỷ quái khôn lường, "biến hóa vạn đoan" biến hóa muôn mặt, "canh đoan" đổi điều khác, "cử kì nhất đoan" đưa ra một việc.
7. (Danh) Điểm. ◇ Mặc Tử : "Đoan, thể chi vô tự nhi tối tiền giả dã" , (Kinh thượng ). § Trong môn kỉ hà học thời xưa: "đoan" tương đương với "điểm" , "thể chi vô tự" tức là "tuyến" (đường).
8. (Danh) Cái nghiên đá. § Xứ "Đoan Khê" xuất sản nhiều thứ đá ấy nên gọi cái nghiên là cái "đoan".
9. (Danh) Lễ phục, thường mặc trong tang tế (thời xưa). ◇ Chu Lễ : "Kì tư phục hữu huyền đoan tố đoan" (Xuân quan , Ti phục ).
10. (Danh) Áo có xiêm liền gọi là "đoan".
11. (Danh) Cửa chính phía nam cung điện hoặc kinh thành gọi là "đoan môn" .
12. (Danh) Đời Lục triều kính xưng "mạc chức" là "đoan". ◇ Vương Chí Kiên : "Lục triều xưng phủ mạc viết phủ đoan, châu mạc xưng châu đoan, tiết độ viết tiết đoan, hiến ti mạc viết hiến đoan" , , , (Biểu dị lục , Chức quan ).
13. (Danh) Vải lụa đo gấp hai trượng gọi là "đoan".
14. (Danh) Lượng từ: tấm. ◎ Như: "bố nhất đoan" một tấm vải.
15. (Danh) Họ "Đoan".
16. (Động) Làm cho ngay thẳng, điều chỉnh. ◇ Hoài Nam Tử : "Lệnh quan thị đồng độ lượng, quân hành thạch, giác đẩu xứng, đoan quyền khái" , , , (Thì tắc ).
17. (Động) Xem xét, nhìn kĩ. ◎ Như: "đoan tường" xem xét kĩ càng.
18. (Động) Bưng, bưng ra. ◎ Như: "đoan oản" bưng chén, "đoan thái thượng trác" bưng thức ăn ra bàn.
19. (Động) Đưa ra. ◎ Như: "bả vấn đề đô đoan xuất lai thảo luận" đưa các vấn đề ra thảo luận.
20. (Phó) Cố ý, một cách đặc biệt. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Minh nhật, đoan phục ẩm ư thị, dục ngộ nhi thứ sát chi" , , (Nghi tự ).
21. (Phó) Đúng lúc, vừa, kháp xảo.
22. (Phó) Quả thực, thật là. ◇ Thủy hử truyện : "Đoan đích hảo kế!" (Đệ nhị thập tứ hồi) Quả thực là diệu kế!
23. (Phó) Chung quy, rốt cuộc, đáo để, cứu cánh. ◇ Lục Du : "Dư niên đoan hữu kỉ?" (U sự ) Những năm thừa rốt cuộc có là bao?
24. (Phó) Cả, đều. ◇ Liêu trai chí dị : "Táng mẫu giáo tử, đoan lại khanh hiền" , (Bạch Vu Ngọc ).

Từ điển Thiều Chửu

① Ngay thẳng.
② Mầm mối, đầu mối, như kiến đoan mới thấy nhú mầm, tạo đoan gây mối.
③ Tấm, một tấm vải gọi là bố nhất đoan .
④ Mối, đầu, lớn bé dày mỏng, cùng đối đãi với nhau gọi là lưỡng đoan , như chấp kì lưỡng đoan (Lễ kí ) cầm cả hai mối.
⑤ Ðoạn, điều kiện, như canh đoan đổi điều khác.
⑥ Nguyên nhân, như vô đoan không có nguyên nhân gì, không có mối gì.
⑦ Có ý đích xác, như đoan đích đích thực.
⑧ Cái nghiên đá, xứ Ðoan Khê xuất sản nhiều thứ đá ấy nên gọi cái nghiên là cái đoan.
⑨ Vải lụa đo gấp hai trượng gọi là đoan.
⑩ Áo có xiêm liền gọi là đoan.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đầu, đầu mối, đầu mút: Hai đầu; Mũi nhọn;
② Lúc khởi đầu: Bắt đầu, khởi đầu; Luật pháp là khởi đầu của việc trị dân (Tuân tử);
③ Ngay ngắn, đứng đắn, đoan trang, đoan chính, ngay thẳng: Ngồi ngay ngắn; Tính nết không đứng đắn; Kẻ sĩ chính trực;
④ Bưng: Bưng cơm; Bưng hai tách trà; Có vấn đề tốt nhất là cứ nói thẳng ra;
⑤ (văn) Kĩ lưỡng, xét kĩ;
⑥ (văn) Chung quy, rốt cuộc, thật: Chung quy (thật) chẳng phụ cuộc sống trong đời (Thái Thân: Mãn đình phương);
⑦ (văn) Cái nghiên đá;
⑧ (văn) (Vải lụa dài) hai trượng;
⑨ (văn) Tấm: Một tấm vải;
⑩ (văn) Áo liền với xiêm;
⑪ [Duan] (Họ) Đoan.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thẳng. Ngay thẳng — Cái gốc, cái đầu, cái đầu mối, nguyên do — Xét kĩ — Hai tay băng vật gì. Chẳng hạn Đoan trà ( bưng nước trà mời khách ) — Cái áo lễ.

Từ ghép 31

thìn, thần
chén ㄔㄣˊ

thìn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

Thìn (ngôi thứ 5 của hàng Chi)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Rung động, chấn động.
2. (Danh) Chi "Thần" (ta đọc là "Thìn"), chi thứ năm trong mười hai chi.
3. (Danh) Từ bảy giờ sáng cho đến chín giờ sáng gọi là giờ "Thìn".
4. (Danh) Một tiếng gọi gộp cả mười hai chi. Cũng chỉ ngày hoặc giờ. § Ngày xưa lấy mười hai chi ghi ngày, hết một hồi từ ngày tí cho đến ngày hợi gọi là "tiếp thần" mười hai ngày. Vì thế, ngày và giờ đều gọi là "thần". ◇ Nguyễn Trãi : "Thiên trung cộng hỉ trị giai thần" (Đoan ngọ nhật ) Tiết thiên trung (đoan ngọ) ai cũng mừng được ngày đẹp trời. ◇ Thủy hử truyện : "Na Vương Ải Hổ khứ liễu ước hữu tam lưỡng cá thì thần" (Đệ tam thập nhị hồi) Vương Ải Hổ đi được khoảng hai ba thì thần (tức là chừng bốn đến sáu giờ đồng hồ ngày nay).
5. (Danh) Ngày tháng, thời gian. ◇ Hán Thư : "Thần thúc hốt kì bất tái" (Tự truyện thượng ) Thời gian vùn vụt không trở lại.
6. (Danh) Tên một sao trong nhị thập bát tú. Cũng gọi là "đại hỏa" .
7. (Danh) Chỉ hướng đông nam.
8. (Danh) Sao Bắc Cực, tức "Bắc Thần" .
9. (Danh) Phiếm chỉ các sao.
10. (Danh) Tiếng gọi chung cả mặt trời, mặt trăng và sao.
11. (Danh) Tiếng xưng thay cho đế vương.
12. § Thông "thần" .

Từ điển Thiều Chửu

① Chi thần (ta đọc là thìn), chi thứ năm trong 12 chi. Từ bảy giờ sáng cho đến chín giờ sáng gọi là giờ thìn.
② Một tiếng gọi gộp cả 12 chi. Ngày xưa lấy 12 chi ghi ngày, hết một hồi từ ngày tí cho đến ngày hợi gọi là thiếp thần , vì thế nên ngày và giờ đều gọi là thần.
③ Tiếng gọi chung cả mặt trời, mặt trăng và sao.
④ Cùng nghĩa với chữ thần .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chi Thìn (chi thứ năm trong 12 chi);
② Ngày: Ngày sinh;
③ (Từ chỉ chung) mặt trời, mặt trăng và sao: Các vì sao;
④ (văn) Buổi sớm (dùng như , bộ );
⑤ (Ở Việt Nam có khi) dùng thay cho chữ (bộ ) (vì kị húy của vua Tự Đức).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vị thứ năm trong Thập nhị địa chi — Xem Thần.

thần

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

Thìn (ngôi thứ 5 của hàng Chi)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Rung động, chấn động.
2. (Danh) Chi "Thần" (ta đọc là "Thìn"), chi thứ năm trong mười hai chi.
3. (Danh) Từ bảy giờ sáng cho đến chín giờ sáng gọi là giờ "Thìn".
4. (Danh) Một tiếng gọi gộp cả mười hai chi. Cũng chỉ ngày hoặc giờ. § Ngày xưa lấy mười hai chi ghi ngày, hết một hồi từ ngày tí cho đến ngày hợi gọi là "tiếp thần" mười hai ngày. Vì thế, ngày và giờ đều gọi là "thần". ◇ Nguyễn Trãi : "Thiên trung cộng hỉ trị giai thần" (Đoan ngọ nhật ) Tiết thiên trung (đoan ngọ) ai cũng mừng được ngày đẹp trời. ◇ Thủy hử truyện : "Na Vương Ải Hổ khứ liễu ước hữu tam lưỡng cá thì thần" (Đệ tam thập nhị hồi) Vương Ải Hổ đi được khoảng hai ba thì thần (tức là chừng bốn đến sáu giờ đồng hồ ngày nay).
5. (Danh) Ngày tháng, thời gian. ◇ Hán Thư : "Thần thúc hốt kì bất tái" (Tự truyện thượng ) Thời gian vùn vụt không trở lại.
6. (Danh) Tên một sao trong nhị thập bát tú. Cũng gọi là "đại hỏa" .
7. (Danh) Chỉ hướng đông nam.
8. (Danh) Sao Bắc Cực, tức "Bắc Thần" .
9. (Danh) Phiếm chỉ các sao.
10. (Danh) Tiếng gọi chung cả mặt trời, mặt trăng và sao.
11. (Danh) Tiếng xưng thay cho đế vương.
12. § Thông "thần" .

Từ điển Thiều Chửu

① Chi thần (ta đọc là thìn), chi thứ năm trong 12 chi. Từ bảy giờ sáng cho đến chín giờ sáng gọi là giờ thìn.
② Một tiếng gọi gộp cả 12 chi. Ngày xưa lấy 12 chi ghi ngày, hết một hồi từ ngày tí cho đến ngày hợi gọi là thiếp thần , vì thế nên ngày và giờ đều gọi là thần.
③ Tiếng gọi chung cả mặt trời, mặt trăng và sao.
④ Cùng nghĩa với chữ thần .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chi Thìn (chi thứ năm trong 12 chi);
② Ngày: Ngày sinh;
③ (Từ chỉ chung) mặt trời, mặt trăng và sao: Các vì sao;
④ (văn) Buổi sớm (dùng như , bộ );
⑤ (Ở Việt Nam có khi) dùng thay cho chữ (bộ ) (vì kị húy của vua Tự Đức).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Thần — Một âm là Thìn. Xem Thìn.

Từ ghép 5

xương
chāng ㄔㄤ

xương

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: xương bồ )

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) "Xương bồ" cỏ xương bồ (Acorus calamus), mọc ở vệ sông vệ suối, mùi thơm sặc, dùng làm thuốc được. § Tục cứ mùng năm tháng năm lấy lá xương bồ cắt như lưỡi gươm treo ở cửa để trừ tà bệnh dịch gọi là "bồ kiếm" , lại lấy lá xương bồ ngâm rượu làm "xương bồ tửu" . ◇ Nguyễn Trãi : "Tửu phiếm xương bồ tiết vật tân" (Đoan ngọ nhật ) Vào ngày đoan ngọ, rượu ngâm lá xương bồ là thức mới.

Từ điển Thiều Chửu

① Xương bồ cỏ xương bồ, mọc ở vệ sông vệ suối, mùi thơm sặc, dùng làm thuốc được. Tục cứ mùng năm tháng năm lấy lá xương bồ cắt như lưỡi gươm treo ở cửa để trừ tà gọi là bồ kiếm .

Từ điển Trần Văn Chánh

】xương bồ [changpú] (thực) Cây thạch xương bồ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xương bồ : Tên một thứ cây có mùi thơm, mọc trên núi, dùng làm vị thuốc.

Từ ghép 1

trị
zhí ㄓˊ, zhì ㄓˋ

trị

phồn thể

Từ điển phổ thông

trị giá, đáng giá

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Giá. ◎ Như: "giá trị" .
2. (Động) Đáng giá. ◎ Như: "trị đa thiểu tiền?" đáng bao nhiêu tiền? ◇ Tô Thức : "Xuân tiêu nhất khắc trị thiên kim" (Xuân tiêu ) Đêm xuân một khắc đáng giá ngàn vàng.
3. (Động) Trực. ◎ Như: "trị ban" luân phiên trực, "trị nhật" ngày trực, "trị cần" thường trực.
4. (Động) Gặp. ◇ Nguyễn Trãi : "Thiên trung cộng hỉ trị giai thần" (Đoan ngọ nhật ) Tiết thiên trung (đoan ngọ) ai cũng mừng gặp ngày đẹp trời.
5. (Động) Cầm, nắm giữ. ◇ Thi Kinh : "Vô đông vô hạ, Trị kì lộ vũ" , (Trần phong , Uyên khâu ) Không kể mùa đông hay mùa hạ, Cầm lông cò trắng (để chỉ huy múa hát).
6. Cũng viết là .

Từ ghép 7

Từ điển trích dẫn

1. Cây lác. § Còn gọi là cây "bạch xương" , "xương bồ" , "nghiêu cửu" .
2. Người Trung Hoa có tập tục vào tiết "Đoan Ngọ" treo lá cây lác, hình lưỡi kiếm, lên mái nhà, để trừ tà.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lá cây Bồ-đề nhọn, như cái kiếm, thường được treo trước cửa nhà vào dịp tết Đoan ngọ để trừ tà ma.
bạc, bồ
bó ㄅㄛˊ, pú ㄆㄨˊ

bạc

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Bạc . Một âm khác là. Bồ.

bồ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cỏ bồ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cói, lác. § Lá non ăn được, lá già dùng làm chiếu làm quạt hay làm cái bao bọc đồ, tục gọi là "bồ bao" .
2. (Danh) Nói tắt của "xương bồ" . § Cây "bạch xương bồ" vào tiết đoan ngọ (ngày năm tháng năm), dùng lá nó cắt như hình cái gươm để trừ tà gọi là "bồ kiếm" . Vì thế nên tháng năm gọi là "bồ nguyệt" .
3. (Danh) Nói tắt của "bồ liễu" cây liễu dương. § Một thứ liễu mọc ở ven nước, cành lá ẻo lả, sắp thu đã tàn, nên hay dùng để chỉ vóc dáng con gái hoặc người yếu đuối.
4. (Danh) Tên đất.
5. (Danh) Họ "Bồ".

Từ điển Thiều Chửu

① Cỏ bồ. Lá non ăn được, lá già dùng làm chiếu làm quạt hay làm cái bao bọc đồ, tục gọi là bồ bao .
② Bạch xương bồ cây bạch xương bồ. Gọi tắt là bồ. Tết đoan ngọ dùng lá nó cắt như hình cái gươm để trừ tà gọi là bồ kiếm . Vì thế nên tháng năm gọi là bồ nguyệt .
③ Bồ liễu cây liễu dương, một thứ liễu mọc ở ven nước, cành lá ẻo lả, sắp thu đã tàn, nên hay dùng để gọi về thể sức con gái và người yếu đuối.
④ Họ Bồ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cói, lác: Chiếu cói (lác);
②【】bồ liễu [pú liư] (thực) Cây thủy dương, bồ liễu. (Ngr) Ốm yếu, yếu ớt: 姿 Dáng người yếu ớt, thân bồ liễu;
③ [Pú] Tên địa phương: Bồ Châu (ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc);
④ [Pú] (Họ) Bồ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài cây mọc ở chỗ có nước, dùng để dệt chiếu, tức cây lác, cây cói — Tên một loài cây cành lá mềm yếu, còn gọi là Thùy dương — Mượn dùng các chữ Bồ hoặc Bồ .

Từ ghép 18

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiết mồng 5 tháng 5 âm lịch, còn gọi là Trùng ngọ hoặc Đoan ngọ.

Từ điển trích dẫn

1. Đoan ngọ, tức ngày 5 tháng 5 âm lịch.
2. Lúc trưa, trung ngọ. ◇ Trương Tịch : "Trường Can ngọ nhật cô xuân tửu, Cao cao tửu kì huyền giang khẩu" , (Giang Nam hành ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mặt trời giữa trưa. Chỉ vị vua, bài tụng Tây hồ phú của Nguyễn Huy Lượng có câu: » Dưới ngọ nhật vang lừng tiếng trúc, hình viễn sơn mong rạp xuống tung hô «.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tết mồng 5 tháng 5 âm lịch. Như Đoan ngọ.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.