Từ điển trích dẫn

1. Bụi bặm, đất cát dơ bẩn.
2. Thế tục, trần tục. ◇ Trang Tử : "Vô vị hữu vị, hữu vị vô vị, nhi du hồ trần cấu chi ngoại" , , (Tề Vật luận ) Không nói mà có nói; có nói mà không nói; dong chơi ở bên ngoài cõi tục.
3. Tỉ dụ sự vật hèn kém, dơ dáy.
4. Vấy bẩn, ô nhiễm.
5. Chỉ phiền não (thuật ngữ Phật giáo). ◇ Tô Thức : "Cử túc động niệm giai trần cấu, nhi dĩ nga khuynh tác thiền luật" , (Tiểu triện "Bát-nhã tâm kinh" tán ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bụi và ghét. Chỉ sự nhơ bẩn. Đoạn trường tân thanh : » Dám đem trần cấu dự vào bố kinh «.
phiếm
fán ㄈㄢˊ, fàn ㄈㄢˋ, fěng ㄈㄥˇ

phiếm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

giàn giụa, mênh mông

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giàn giụa, tràn đầy.
2. (Động) Trôi nổi, bồng bềnh. § Thông "phiếm" .
3. (Phó) Rộng khắp, phổ biến. § Thông "phiếm" .
4. (Phó) Phổ thông, bình thường.
5. (Tính) Ố, bẩn, ô nhiễm. ◇ Lệ Thích : "Phù du trần ai chi ngoại, tước yên phiếm nhi bất tục" , (Hán bác lăng thái thú Khổng Bưu bi ).
6. (Danh) Tên đất thời Xuân Thu, ấp phong của nước Trịnh .
7. (Danh) Họ "Phiếm".

Từ điển Thiều Chửu

① Giàn giụa.
② Rộng khắp, lênh đênh.
③ Sông Phiếm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ràn rụa;
② Rộng khắp;
③ Lênh đênh (Như );
④ [Fán] Sông Phiếm;
⑤ [Fán] (Họ) Phiếm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước tràn mênh mông — Rộng lớn — Lay động — Nước nhơ bẩn.

Từ ghép 4

thỏ, thố
tù ㄊㄨˋ

thỏ

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Con thỏ.
② Mặt trăng. Ngày xưa bảo cái bóng đen trong mặt trăng là con thỏ, vì thế nên tục gọi mặt trăng là ngọc thỏ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Con thỏ: Thỏ trắng; Ôm cây đợi thỏ;
② (văn) Mặt trăng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loại động vật nhỏ, có tài chạy nhanh. Ta cũng gọi là con Thỏ. Đáng lẽ đọc Thố — Truyện Nhị độ mai : » Đàn hồ lũ thỏ một ngày quét thanh « — Chỉ mặt trăng, tương truyền trên mặt trăng có con thỏ bằng ngọc. Đoạn trường tân thanh : » Ngoài hiên thỏ đã non đoài ngậm gương «.

Từ ghép 7

thố

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

con thỏ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con thỏ. Tục gọi là "thố tử" . ◎ Như: "thủ chu đãi thố" ôm cây đợi thỏ.
2. (Danh) Mặt trăng. § Theo truyền thuyết, có con thỏ trắng ở trên mặt trăng. Tục gọi mặt trăng là "ngọc thố" .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Con thỏ: Thỏ trắng; Ôm cây đợi thỏ;
② (văn) Mặt trăng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem Thỏ.

Từ ghép 2

lạp
lā ㄌㄚ, lá ㄌㄚˊ, liè ㄌㄧㄝˋ

lạp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

luộm thuộm, không gọn gàng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) "Lạp tháp" : (1) Lếch thếch (dáng đi). (2) Bỉ lậu, hồ đồ. (3) Bẩn thỉu, ô uế, không được sạch sẽ.

Từ điển Thiều Chửu

① Lạp tháp làm việc không cẩn thận, làm bố láo. Tục gọi sự không được sạch sẽ là lạp tháp.

Từ điển Trần Văn Chánh

】 lạp tháp [lata]
① (khn) Không gọn gàng, luộm thuộm, lếch thếch: 穿 Anh ta ăn mặc rất chỉnh tề, không lếch thếch như trước nữa;
② Đi đi lại lại, qua lại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đi từ nơi này tới nơi khác — Làm việc không thận trọng. Cũng nói là Lạp Tháp .
kỉ, kỷ
jǐ ㄐㄧˇ, jì ㄐㄧˋ

kỉ

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đầu mối sợi tơ, cũng mượn chỉ sợi tơ.
2. (Danh) Phép tắc. ◎ Như: "cương kỉ" giềng mối phép tắc (dây lớn ngoài mép lưới gọi là "cương" , dây nhỏ gọi là "kỉ" ), "kỉ luật" phép tắc, luật lệ, "vi pháp loạn kỉ" trái phép loạn kỉ cương.
3. (Danh) Tục gọi đầy tớ là "kỉ cương" , có khi gọi tắt là "kỉ" .
4. (Danh) Đạo. ◇ Thư Kinh : "Ô hô! Tiên vương triệu tu nhân kỉ" ! (Y huấn ) Ôi! Tiên vương sửa cho ngay đạo làm người.
5. (Danh) Một thể văn chép sử (viết tắt của "bổn kỉ" ), chuyên ghi lại hành tích của đế vương. ◎ Như: "Ngũ đế kỉ" , "Thủy Hoàng kỉ" .
6. (Danh) Ngày xưa, mười hai năm gọi là "nhất kỉ" . Ngày nay, 100 năm là một "kỉ".
7. (Danh) Đơn vị thời kì trong ngành địa chất học.
8. (Danh) Bây giờ gọi tuổi là "niên kỉ" .
9. (Danh) Nước "Kỉ".
10. (Danh) Họ "Kỉ".
11. (Động) Gỡ sợi tơ, gỡ mối tơ rối. Nghĩa rộng: gánh vác, liệu lí công việc. ◎ Như: "kinh kỉ" gánh vác.
12. (Động) Ghi chép. § Thông "kỉ" . ◎ Như: "kỉ niên" ghi chép chuyện trong năm. ◇ Liệt Tử : "Cố vị Nhan Hồi kỉ chi" (Chu Mục vương ) (Khổng Tử) quay lại bảo Nhan Hồi ghi lại câu chuyện này.
13. (Động) Hội họp.

Từ ghép 19

kỷ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. gỡ mối rối
2. 12 năm
3. kỷ cương, kỷ luật
4. nước Kỷ

Từ điển Thiều Chửu

① Gỡ sợi tơ, gỡ mối tơ rối, vì thế nên liệu lí xong công việc gọi là kinh kỉ .
② Kỉ cương bộc chức coi tất cả mọi việc về điển chương pháp độ. Tục gọi đầy tớ là kỉ cương , có khi gọi tắt là kỉ .
③ Giường mối, như cương kỉ cái dây lớn ngoài mép lưới gọi là cương , cái dây bé gọi là kỉ , vì thế nên cái gì quan hệ đến lễ phép đều gọi là kỉ. Như kỉ luật , luân kỉ , ý nói có có đầu có ngành như giường lưới mắt lưới vậy.
④ Mười hai năm gọi là nhất kỉ . Bây giờ gọi năm tuổi là niên kỉ .
⑤ Ghi chép, như kỉ niên ghi chép chuyện hàng năm. Như sử chép chuyện cứ y thứ tự mà chép gọi là lối kỉ niên.
⑥ Hội họp.
⑦ Ðạo.
⑧ Nước Kỉ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ghi: Ghi nhớ, kỉ niệm;
② Kỉ luật: Kỉ luật quân đội; Phạm pháp và trái kỉ luật;
③ (văn) Gỡ mối tơ rối;
④ (văn) Đầy tớ. Cg. ;
⑤ (văn) Giềng mối;
⑤ (văn) Mười hai năm;
⑦ (văn) Hội họp;
⑧ (văn) Đạo. Xem [jê].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nước Kỉ (thời xưa ở Trung Quốc);
② (Họ) Kỉ. Xem [jì].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sợi tơ được sắp riêng ra cho khỏi rối. Phép tắc — Ghi chép — Khoảng thời gian 12 năm.

Từ ghép 6

Từ điển trích dẫn

1. Thời đại trước. ◇ Lưu Sư Bồi : "Ô hô! Tiền thế chi văn, tự tất sư cổ, Chu Tần cố huấn, lại văn dĩ truyền; hậu thế chi văn, tự tất bối cổ, tục huấn kì nghĩa, nhân văn nhi hưng" ! , , , ; , , , (Văn thuyết , Tích tự thiên ).
2. Kiếp trước, tiền sinh. ◇ Nhan thị gia huấn : "Kim nhân bần tiện tật khổ, mạc bất oán vưu tiền thế bất tu công nghiệp" , (Quy tâm ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đời trước. Kiếp trước.
li, ly
chí ㄔˊ, lí ㄌㄧˊ

li

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngựa ô. ◇ Liêu trai chí dị : "Li mã sanh câu hĩ, mẫu dã" , (Tam sanh ) Con ngựa ô đẻ con rồi, (đó là một) con đực.
2. (Danh) "Li câu" một bài thơ tiễn biệt ngày xưa. Vì thế văn từ tặng kẻ đi xa gọi là "li ca" .
3. (Danh) "Li châu" : (1) Ngọc châu ở dưới cổ con "li long" . § Tục gọi những câu văn lột được hết chỗ yếu ước là "tham li đắc châu" . (2) Tên khác của "long nhãn" .
4. (Phó) Sóng đôi, ngang hàng. ◇ Trương Hành : "Li giá tứ lộc" 鹿 (Tây kinh phú 西) Đóng xe ngang hàng bốn hươu.

ly

phồn thể

Từ điển phổ thông

con ngựa ô

Từ điển Thiều Chửu

① Con ngựa ô.
② Li câu một bài thơ tiễn biệt ngày xưa. Vì thế văn từ tặng kẻ đi xa gọi là li ca .
③ Li châu hòn ngọc châu ở dưới cổ con li long . Tục gọi những câu văn lột được hết chỗ yếu ước là thâm li đắc châu .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ngựa ô;
② Con li long (theo truyền thuyết là một loài động vật, dưới cằm có viên ngọc châu);
③ Lái chiếc xe do hai ngựa kéo;
④ Đặt kề nhau, ngang hàng;
⑤ [Lí] Núi Li (ở phía đông nam huyện Lâm Đồng, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Loài ngựa tốt, lông đen tuyền — Con rồng đen, còn gọi là Li long — Thắng hai con ngựa vào xe, ngựa cặp đôi mà kéo xe.
a, chới, hạ, sá
á , shà ㄕㄚˋ

a

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(thán) Sao thế: Sao anh đến trễ nữa thế?

chới

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Khản tiếng (dè).
② Một âm là hạ. Tục dùng làm tiếng giúp lời, như ta hát bài hạ hời hơi.
③ Lại một âm là chới. Nghẹn lời.

hạ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

a, ô (tiếng trợ ngữ)

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Khản, khàn (tiếng, giọng). ◇ Đạo Đức Kinh : "Chung nhật hào nhi bất sá, hòa chi chí dã" , (Chương 55) Suốt ngày gào hét mà giọng không khàn, đức "hòa" đã đến mực rồi.
2. Một âm là "hạ". (Thán) Biểu thị nghi vấn hoặc để hỏi ngược trở lại. ◎ Như: "hạ! hữu giá chủng quái sự" ! ? ôi chao! có sự việc quái dị như thế sao?

Từ điển Thiều Chửu

① Khản tiếng (dè).
② Một âm là hạ. Tục dùng làm tiếng giúp lời, như ta hát bài hạ hời hơi.
③ Lại một âm là chới. Nghẹn lời.

Từ điển Trần Văn Chánh

Khản tiếng. Xem [á].

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

giọng khàn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Khản, khàn (tiếng, giọng). ◇ Đạo Đức Kinh : "Chung nhật hào nhi bất sá, hòa chi chí dã" , (Chương 55) Suốt ngày gào hét mà giọng không khàn, đức "hòa" đã đến mực rồi.
2. Một âm là "hạ". (Thán) Biểu thị nghi vấn hoặc để hỏi ngược trở lại. ◎ Như: "hạ! hữu giá chủng quái sự" ! ? ôi chao! có sự việc quái dị như thế sao?

Từ điển Thiều Chửu

① Khản tiếng (dè).
② Một âm là hạ. Tục dùng làm tiếng giúp lời, như ta hát bài hạ hời hơi.
③ Lại một âm là chới. Nghẹn lời.

Từ điển Trần Văn Chánh

Khản tiếng. Xem [á].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Câm, không nói được — Tắt tiếng, nói không ra tiếng — Tiếng kêu tỏ vẻ kinh ngạc.
thiểm
tiǎn ㄊㄧㄢˇ

thiểm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhục

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Làm nhục, ô nhục. ◇ Thi Kinh : "Túc hưng dạ mị, Vô thiểm nhĩ sở sanh" , (Tiểu nhã , Tiểu uyển ) Sớm dậy đêm ngủ, Chớ làm ô nhục cha mẹ đã sinh ra em.
2. (Tính) Dùng làm lời nói khiêm. ◎ Như: "thiểm quyến" gia quyến của kẻ hèn mọn này.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhục.
Tục dùng làm lời nói khiêm như: thiểm quyến gia quyến của kẻ hèn mọn này.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (khiêm) Không xứng đáng, đáng hổ thẹn, nhục: Thật không xứng đáng được coi là tương tri; Thần hổ thẹn đảm đương trọng trách, chí muốn yên định nước nhà (Tam quốc chí);
② Hèn mọn, của kẻ hèn mọn này (dùng để khiêm xưng): Chức hèn mọn này; Gia quyến của kẻ hèn mọn này.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xấu hổ. Nhục nhã vì thấy mình hèn kém. Thường dùng tiếng tự khiêm. Td: Thiểm chức ( tiếng các quan tự xưng ).
sương, tương
xiāng ㄒㄧㄤ

sương

phồn thể

Từ điển phổ thông

mái nhà

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chái nhà, hai gian nhỏ ở hai bên nhà chính. ◇ Bạch Cư Dị : "Kim khuyết tây sương khấu ngọc quynh" 西 (Trường hận ca ) Gõ cánh ngọc nơi cửa vàng hiên tây. Tản Đà dịch thơ: Mái tây gõ cửa vàng then ngọc. ◇ Tây sương kí 西: "Nguyệt ám tây sương, phượng khứ Tần lâu, vân liễm Vu San" 西, , (Đệ tam bổn , Đệ nhị chiết) Mịt mờ trăng tối mái tây, Mây tan đỉnh Giáp, phượng bay lầu Tần (Nhượng Tống dịch).
2. (Danh) Vùng gần sát thành phố. ◎ Như: "thành sương" ven đô, "quan sương" phố ở ngoài cửa thành.
3. (Danh) Bên cạnh, phương diện (thường dùng trong tiểu thuyết, hí khúc cổ). ◎ Như: "lưỡng sương" hai bên. ◇ Tây du kí 西: "Nhất bích sương khiếu đồ tử tể bác tê ngưu chi bì, tiêu thục huân can, chế tạo khải giáp" , , (Đệ cửu thập nhị hồi) Một bên gọi đồ tể lột da tê ngưu, thuộc hun phơi khô, chế làm áo giáp.
4. (Danh) Khán đài giành riêng trong rạp hát, hí viện. ◎ Như: "bao sương" đặt chỗ khán đài riêng (tiếng Pháp: loge).
5. (Danh) Toa, hòm. § Thông "sương" . ◎ Như: "xa sương" toa xe.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái trái nhà, hai gian nhỏ ở hai đầu nhà gọi là sương.
② Phường sương một tên riêng để chia rành từng khu đất, ở trong thành gọi là phường sương, ở trong làng gọi là hương đồ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhà ngang, phòng cạnh, chái nhà, mái (ở hai bên nhà chính): Một nhà chính hai nhà ngang; 西 Mái tây;
② Chỗ được ngăn ra như căn phòng: Toa xe; Hạng lô (trong rạp hát);
③ Vùng tiếp giáp với thành phố: Vùng lân cận ngoài cửa ô;
④ Bên cạnh: Hai bên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chái nhà nhỏ, có mái không tường, ở giáp liền nhà chính — Hành lang bên ngoài nhà, trên có mái che — Tục gọi nơi đông đúc sầm uất là Thành sương ( cũng như thành thị ).

Từ ghép 2

tương

phồn thể

Từ điển phổ thông

mái nhà

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.