知 - tri, trí
不知 bất tri

bất tri

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

không biết

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không biết. Không rõ. Nguyễn Du có câu: » Bất tri tam bách dư niên hậu. Thiên hạ thùy nhân khấp Tố Như «. Nghĩa là không biết 300 năm sau, trong đời ai là người khóc Tố Như.

▸ Từng từ:
先知 tiên tri

tiên tri

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tiên tri, đoán trước, biết trước được sự việc

Từ điển trích dẫn

1. Nhận biết sự việc trước mọi người. ◇ Tôn Tử : "Cố minh quân hiền tướng, sở dĩ động nhi thắng nhân, thành công xuất ư chúng giả, tiên tri dã" , , , (Dụng gián ) Cho nên vua sáng suốt tướng tài ba, sở dĩ họ động binh là thắng địch, thành công hơn người, đó là nhờ biết trước vậy.
2. Người có tri giác trí tuệ cao so với những người bình thường. ◇ Mạnh Tử : "Thiên chi sanh tư dân dã, sử tiên tri giác hậu tri, sử tiên giác giác hậu giác" , 使, 使 (Vạn Chương hạ ) Trời sinh ra loài người, là muốn khiến cho bậc tiên tri khai thông cho hạng hậu tri, bậc tiên giác khai ngộ cho hạng hậu giác.
3. Về tôn giáo, chỉ người có khả năng truyền bá thần ý để cảnh giác người đời hoặc người báo trước sự việc vị lai.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Biết trước. Đoán được trước. Đoạn trường tân thanh : » Nàng rằng tiền định tiên tri «.

▸ Từng từ:
告知 cáo tri

Từ điển trích dẫn

1. Báo cho biết. ◇ Lão tàn du kí : "Tạc thiên nhĩ môn thương nghị thì, chẩm dạng thuyết đích? Tòng thật cáo tri! Bổn huyện khả dĩ khai thoát nhĩ môn" , ? ! (Đệ nhị thập hồi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Báo cho mọi đều biết.

▸ Từng từ:
周知 chu tri

Từ điển trích dẫn

1. Khắp nơi đều biết, mọi người phải biết. ◇ Chu Lễ : "Dĩ thiên hạ thổ địa chi đồ, chu tri Cửu Châu chi địa vực quảng luân chi số" , (Địa quan , Đại tư đồ ) Về bản đồ đất đai cả nước, mọi người đều phải biết diện tích lãnh thổ của Cửu Châu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khắp nơi đều biết — Tờ giấy gửi đi khắp nơi cho mọi người đều biết.

▸ Từng từ:
哪知 na tri

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nào biết. Biết chăng. Chính phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn có câu: » Dương liễu na tri thiếp đoạn trường «. Bà Đoàn Thị Điểm dịch: » Liễu dương biết thiếp đoạn trường này chăng «.

▸ Từng từ:
報知 báo tri

Từ điển trích dẫn

1. Cho biết tin tức. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Quân nhân báo tri, Bố mệnh nhập kiến" , (Đệ tam hồi) Quân vào báo, (Lữ) Bố ra lệnh cho (Lí Túc) vào.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói cho biết. Như Cáo tri.

▸ Từng từ:
安知 an tri

Từ điển trích dẫn

1. Chắc đâu, biết đâu. ◇ Cao Bá Quát : "Bất kiến ba đào tráng, An tri vạn lí tâm" , (Thanh Trì phiếm chu nam hạ ) Không thấy sóng lớn mạnh, Sao biết được chí lớn muôn dặm.

▸ Từng từ:
得知 đắc tri

đắc tri

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

được biết, biết

▸ Từng từ:
心知 tâm tri

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Biết rõ lòng dạ của nhau.

▸ Từng từ:
故知 cố tri

Từ điển trích dẫn

1. Bạn bè quen biết cũ, cố giao. ◇ Tây du kí 西: "Bát Giới khước tài hoan hỉ đạo: Nguyên lai thị cá cố tri" : (Đệ tam thập bát hồi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỗ quen biết cũ. Bạn xưa.

▸ Từng từ:
早知 tảo tri

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Biết sớm, biết trước khi việc xảy ra.

▸ Từng từ:
易知 dị tri

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dễ biết.

▸ Từng từ:
未知 vị tri

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chưa biết.

▸ Từng từ:
無知 vô tri

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không biết gì. Cung oán ngâm khúc : » Kìa điểu thú là loài vạn vật, Dẫu vô trí cũng bắt đèo bòng «.

▸ Từng từ:
生知 sinh trí

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Biết sẵn. Không học mà mà biết.

▸ Từng từ:
相知 tương tri

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hiểu biết nhau. Đoạn trường tân thanh : » Một lời cũng đã tiếng rằng tương tri «.

▸ Từng từ:
知交 tri giao

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bạn bè chơi với nhau, hiểu biết nhau.

▸ Từng từ:
知友 tri hữu

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như Tri giao .

▸ Từng từ:
知名 tri danh

Từ điển trích dẫn

1. Nhận biết tên gọi sự vật một cách chính xác. ◇ Tuân Tử : "Danh văn nhi thật dụ, danh chi dụng dã; lũy nhi thành văn, danh chi lệ dã; dụng, lệ câu đắc, vị chi tri danh" , ; , ; , , (Chánh danh ).
2. Bảo cho biết tên họ. ◇ Lễ Kí : "Nam nữ phi hữu hành môi, bất tương tri danh" , (Khúc lễ thượng ). § Ngày xưa hôn lễ có sáu lễ, lễ thứ hai gọi là "vấn danh" .
3. Nghe biết tên gọi. ◇ Mai Nghiêu Thần : "Ngạn bàng thảo thụ mật, Vãng vãng bất tri danh" , (Tạp thi tuyệt cú ).
4. Có tiếng tăm, ai cũng nghe tên. § Cũng như "trứ danh" . ◇ Tân Văn Phòng : "Từ đa kí ngụ tỉ hứng chi tác, vô bất tri danh" , (Đường tài tử truyện , Vương Cốc ).

▸ Từng từ:
知呼 tri hô

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Biết việc xảy ra mà la lớn lên cho mọi người biết. Truyện Trê Cóc : » Trê liền quát mắng tri hô vang rầm «.

▸ Từng từ:
知命 tri mệnh

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Biết rõ sự sắp xếp của trời.

▸ Từng từ:
知客 tri khách

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ông sư giữ việc tiếp đón thí chủ tới chùa.

▸ Từng từ:
知州 tri châu

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vị quan đứng đầu một châu.

▸ Từng từ:
知己 tri kỉ

Từ điển trích dẫn

1. Biết rõ mình, hiểu mình. ◇ Ba Kim : "Ngã một hữu nhất cá chỉ đạo ngã đích tiên sanh, ngã dã một hữu nhất cá tri kỉ đích bằng hữu" , (Thu , Lục).
2. Người bên này và bên kia cùng hiểu biết nhau và có tình thân hữu sâu đậm. ◇ Vương Bột : "Hải nội tồn tri kỉ, Thiên nhai nhược bỉ lân" , (Đỗ Thiếu Phủ chi nhậm Thục Châu ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Biết rõ về mình — Người bạn hiểu mình. Đoạn trường tân thanh : » Chọn người tri kỉ một ngày được chăng «.

▸ Từng từ:
知府 tri phủ

tri phủ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chức quan tri phủ

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vị quan đứng đầu một phủ.

▸ Từng từ:
知心 tri tâm

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Biết rõ lòng nhau.

▸ Từng từ:
知恩 tri ân

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Biết ơn. Đoạn trường tân thanh : » Lọ là thâm tạ mới là tri ân «.

▸ Từng từ:
知縣 tri huyện

Từ điển trích dẫn

1. Chức quan cai quản một huyện.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vị quan đứng đầu một huyện.

▸ Từng từ:
知覺 tri giác

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Biết được — Hiểu biết về bên ngoài.

▸ Từng từ:
知識 tri thức

tri thức

phồn thể

Từ điển phổ thông

tri thức, kiến thức

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sự nhận biết về bên ngoài.

▸ Từng từ:
知识 tri thức

tri thức

giản thể

Từ điển phổ thông

tri thức, kiến thức

▸ Từng từ:
知遇 tri ngộ

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Biết rõ nhau và đối xử thật tốt.

▸ Từng từ:
知過 tri quá

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Biết rõ điều lầm lỗi của mình. Đoạn trường tân thanh : » Đã lòng tri quá thời nên «.

▸ Từng từ:
知音 tri âm

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghe tiếng đàn mà biết được lòng nhau. Chỉ bạn bè rất thân, hiểu được lòng nhau ( do tính Bá Nha Tử Kì ). Đoạn trường tân thanh : » Ai tri âm đó mặn mà với ai «.

▸ Từng từ:
稍知 sảo tri

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như Sảo thông .

▸ Từng từ:
致知 trí tri

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đạt tới cái cùng cực của sự biết.

▸ Từng từ:
良知 lương tri

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sự hiểu biết tốt lành sẵn có trong mỗi người, do trời phú cho, không học mà biết.

▸ Từng từ:
證知 chứng tri

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhận biết cho.

▸ Từng từ:
通知 thông tri

Từ điển trích dẫn

1. Thông hiểu. ◇ Văn minh tiểu sử : "Tế Nam phủ lí hữu ta tòng tiền đại thư viện xuất lai đích nhân, giác đắc tự gia học vấn thậm thâm, thông tri thì vụ" , , (Đệ tam tứ hồi).
2. Báo cho người khác biết sự việc nào đó. ◇ Thủy hử truyện : "Tiên sanh hà cố chỉ thị lãnh tiếu? Hữu sự khả dĩ thông tri" ? (Đệ thập cửu hồi).
3. Lời nói hoặc bản văn thông báo sự việc. ◇ Ba Kim : "Khai hội đích thông tri bất đoạn, tác cảo đích tín bất đình" , 稿 (Đại kính tử ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cho khắp nơi cùng biết.

▸ Từng từ:
不知所以 bất tri sở dĩ

Từ điển trích dẫn

1. Không biết nguyên do tại sao. ◇ Trang Tử : "Mạnh Tôn thị bất tri sở dĩ sanh, bất tri sở dĩ tử" , (Đại tông sư ) Ông Mạnh Tôn không biết sao lại sống, không biết sao lại chết.
2. Không hiểu làm thế nào cho phải. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Nữ hoàng cụ, bất tri sở dĩ, nhân độn khứ, minh hoàn phấn điếm" , , , (U minh lục , Mại hồ phấn nữ tử ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không biết tại sao như vậy.

▸ Từng từ:
不知死活 bất tri tử hoạt

bất tri tử hoạt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

khinh suất, thiếu thận trọng, không để ý tới, coi thường

▸ Từng từ:
格物致知 cách vật trí tri

Từ điển trích dẫn

1. Truy cứu tới cùng cái lí của sự vật. § Nguồn gốc: ◇ Lễ Kí : "Dục thành kì ý giả, tiên trí kì tri, trí tri tại cách vật" , , (Đại Học ) Muốn mình được chân thành vô tư (thành ý), trước hết phải hiểu rõ sự vật (trí tri); hiểu rõ sự vật là nhờ ở chỗ truy cứu tới cùng cái lí của sự vật (cách vật).

▸ Từng từ:
知行合一 tri hành hợp nhất

Từ điển trích dẫn

1. Học thuyết do "Vương Thủ Nhân" đời Minh chủ trương rằng "tri" và "hành" phải đi đôi với nhau.

▸ Từng từ: