修 - tu
保修 bảo tu

bảo tu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bảo tu, sửa chữa cho tốt

▸ Từng từ:
修剪 tu tiễn

tu tiễn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cắt, tỉa, xén

▸ Từng từ:
修士 tu sĩ

Từ điển trích dẫn

1. Người tu thân, có đạo đức phẩm hạnh cao khiết.
2. Người nam tính xuất gia tu hành theo Thiên chúa giáo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người bỏ đời sống bình thường, để sống theo luật lệ của một tông giáo.

▸ Từng từ:
修复 tu phục

tu phục

giản thể

Từ điển phổ thông

tu sửa, phục hồi

▸ Từng từ:
修女 tu nữ

tu nữ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nữ tu sĩ, bà sơ

▸ Từng từ:
修建 tu kiến

tu kiến

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

xây dựng, cất lên

▸ Từng từ:
修復 tu phục

tu phục

phồn thể

Từ điển phổ thông

tu sửa, phục hồi

Từ điển trích dẫn

1. Sửa sang làm trở lại dạng gốc. ◇ Hậu Hán Thư : "Chiếu tu phục Tây Kinh viên lăng" 西 (Quang Vũ đế kỉ thượng ) Xuống chiếu lệnh cho sửa sang lăng mộ Tây Kinh thành như cũ.
2. Khôi phục. ◇ Hậu Hán Thư : "Kim phi tướng quân, thùy dữ tu phục tiền tích" , (Phùng Cổn truyện ) Nay không phải tướng quân, thì cùng ai khôi phục công nghiệp tiền nhân.

▸ Từng từ:
修改 tu cải

tu cải

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tu bổ, cải thiện

▸ Từng từ:
修業 tu nghiệp

Từ điển trích dẫn

1. Xây dựng công nghiệp.
2. Học tập, nghiên cứu về ngành nghề.
3. Ngày nay gọi học sinh ở trường là "tu nghiệp". ◎ Như: "tu nghiệp chứng thư" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sửa chữa học hỏi cho thêm rành nghề.

▸ Từng từ:
修正 tu chánh

Từ điển trích dẫn

1. Tuân hành đạo chính.
2. Chỉ người tuân hành chính đạo. ◇ Tuân Tử : "Siểm du giả thân, gián tranh giả sơ, tu chánh vi tiếu, chí trung vi tặc, tuy dục vô diệt vong, đắc hồ tai?" , , , , , (Tu thân ) Thân gần với kẻ siểm nịnh, xa cách với người dám can gián, đem người tuân theo đạo ngay ra cười chê, coi bậc trung lương là giặc, dù muốn khỏi diệt vong, phỏng có được chăng?
3. Trị lí.
4. Sửa lại cho đúng, làm cho chính xác lại. ☆ Tương tự: "cải chánh" , "tu cải" .
5. Phẩm cách đoan chính. ◇ Hán Thư : "Cầu tu chánh chi sĩ sử trực gián" 使 (Giả San truyện ) Tìm người có phẩm cách đoan chính cho làm can gián cương trực.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sửa lại cho đúng.

▸ Từng từ:
修煉 tu luyện

Từ điển trích dẫn

1. § Cũng viết là: "tu luyện" , "tu luyện" .
2. Tu đạo, luyện khí, luyện đan (theo Đạo giáo ). ◇ Lữ Nham : "Khuyến quân tu tuyện bảo tôn niên, bất cửu thị thần tiên" , (Ức Giang Nam , Từ ) Khuyên ngài tu đạo luyện khí giữ gìn tuổi cao, không bao lâu nữa sẽ là thần tiên.
3. Tu dưỡng rèn luyện. ◎ Như: "tu luyện tâm tính" .
4. Học tập trau giồi.
5. Đặc chỉ tu hành (thành tiên).

▸ Từng từ:
修理 tu lý

tu lý

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sửa chữa

▸ Từng từ:
修省 tu tỉnh

Từ điển trích dẫn

1. Xét mình sửa lỗi. ◇ Dịch Kinh : "Tượng viết: Tiến lôi chấn, quân tử dĩ khủng cụ tu tỉnh" : , (Chấn quái ) Tượng nói: Sấm sét lại đến nữa, quân tử lấy làm kinh sợ mà tu thân sửa lỗi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xét điều xấu của mình mà sửa chữa.

▸ Từng từ:
修練 tu luyện

Từ điển trích dẫn

1. § Xem "tu luyện" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sửa sang và trau giồi cho giỏi.

▸ Từng từ:
修羅 tu la

Từ điển trích dẫn

1. "Tu-la" một loài giống như quỷ thần, là một đạo trong "lục đạo" : "Thiên, Nhân, A-tu-la, Súc sinh, Ngạ quỷ, Địa ngục" , , , , , .

▸ Từng từ:
修行 tu hành

Từ điển trích dẫn

1. Tu dưỡng đức hạnh. ◇ Trang Tử : "Bỉ hà nhân giả da? Tu hành vô hữu, nhi ngoại kì hình hài" , , (Đại tông sư ) Họ là người thế nào? Tu dưỡng đức hạnh, không có (lễ nghi), mà quên cả hình hài bên ngoài của mình.
2. Tu tập thực hành. ◇ Hán Thư : "Tu hành tiên vương chi đạo" (Nghiêm Bành Tổ truyện ) Tu tập thực hành đạo của các vua trước.
3. Học Phật, học đạo. ◇ Vương Kiến : "Tu hành cận nhật hình như hạc, Đạo dẫn đa thì cốt tự miên" , 綿 (Tặng Thái Thanh Lô đạo sĩ ) Tu hành gần đây hình hài (gầy gò) như chim hạc, Theo phép đạo dẫn lâu ngày xương (mềm yếu) tựa bông gòn.
4. Phiếm chỉ tiết tháo đức hạnh. ◇ Đông Quan Hán kí : "Đệ Ngũ Luân, tự Bá Ngư, Kinh Triệu Trường Lăng nhân, tu hành thanh bạch" , , , (Đệ Ngũ Luân truyện ) Đệ Ngũ Luân, tự Bá Ngư, người ở Trường Lăng, Kinh Triệu, tiết tháo đức hạnh thanh bạch.
5. Phẩm hạnh tốt. ◇ Lưu Hướng : "Nguyện đại vương tuyển lương phú gia tử hữu tu hành giả dĩ vi lại" (Thuyết uyển , Thiện thuyết ) Xin đại vương tuyển lựa con em nhà giàu lương thiện có phẩm hạnh tốt để làm chức lại.
6. Hành thiện tích đức.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ăn ở cư xử và làm theo đúng luật lệ của một tông giáo. Đoạn trường tân thanh : » Quy sưu quy Phật tu hàng bấy lâu «.

▸ Từng từ:
修补 tu bổ

tu bổ

giản thể

Từ điển phổ thông

tu bổ, sửa chữa

▸ Từng từ:
修補 tu bổ

tu bổ

phồn thể

Từ điển phổ thông

tu bổ, sửa chữa

Từ điển trích dẫn

1. Sửa sang, bổ sung. ☆ Tương tự: "bổ chuế" , "tu lí" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sửa sang cho tốt đẹp và thêm thắt cho đầy đủ.

▸ Từng từ:
修訂 tu đính

tu đính

phồn thể

Từ điển phổ thông

soát lại, xem lại, duyệt lại

▸ Từng từ:
修订 tu đính

tu đính

giản thể

Từ điển phổ thông

soát lại, xem lại, duyệt lại

▸ Từng từ:
修身 tu thân

Từ điển trích dẫn

1. Rèn luyện thân tâm, hàm dưỡng đức tính.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sửa mình. Ca dao: » Làm trai quyết chí tu thân, Công danh chớ vội nợ nần chớ lo «.

▸ Từng từ:
修辞 tu từ

tu từ

giản thể

Từ điển phổ thông

tu từ (ngôn ngữ)

▸ Từng từ:
修辭 tu từ

tu từ

phồn thể

Từ điển phổ thông

tu từ (ngôn ngữ)

▸ Từng từ:
修道 tu đạo

Từ điển trích dẫn

1. Tu tập đạo đức học vấn.
2. Tín đồ tôn giáo học tập giới luật, giáo nghĩa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sửa mình theo đúng một đường lối nào.

▸ Từng từ:
修飾 tu sức

tu sức

phồn thể

Từ điển phổ thông

trang điểm, trang trí

▸ Từng từ:
修養 tu dưỡng

Từ điển trích dẫn

1. Đạo gia tu luyện dưỡng tính. ◇ Triệu Dữ Thì : "Liễu Công Quyền thư như thâm san đạo sĩ, tu dưỡng dĩ thành, thần khí thanh kiện, vô nhất điểm trần tục" , , (Tân thối lục 退, Quyển nhị) Liễu Công Quyền thư như đạo sĩ trong núi sâu, tu luyện đã thành, thần khí thanh sảng, không còn chút gì trần tục.
2. Tu trì hàm dưỡng học vấn đạo đức.
3. Học tập, mô phỏng.
4. Nghỉ ngơi điều dưỡng. ◇ Tăng Thụy : "Trừ khử phù hoa, tu dưỡng tàn khu, an bài mộ cảnh" , , (Tiêu biến , Thôn cư , Sáo khúc ) Trừ bỏ phù hoa, nghỉ ngơi điều dưỡng thân tàn, yên ổn tuổi già cảnh muộn.
5. Phẩm đức, phong độ. ◎ Như: "tha thị nhất vị ngận hữu tu dưỡng đích nhân" ông ấy là một người rất có phong độ đạo đức.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sửa sang nuôi nấng cho tốt đẹp.

▸ Từng từ:
修饬 tu sức

tu sức

giản thể

Từ điển phổ thông

trang điểm, trang trí

▸ Từng từ:
培修 bồi tu

bồi tu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bồi đắp đất cho các công trình đất để tu sửa

▸ Từng từ:
女修 nữ tu

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người đàn bà đi tu — Dòng tu dành cho đàn bà.

▸ Từng từ:
撰修 soạn tu

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sửa chữa biên chép lại một cuốn sách.

▸ Từng từ:
焚修 phần tu

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đốt nhang mà sửa mình. Chỉ sự tu hành.

▸ Từng từ:
真修 chân tu

Từ điển trích dẫn

1. Tinh thành tu trì. ◇ Trần Nhữ Nguyên : "Nhưng tại kinh sư kí trụ, hoàn kì tịnh độ chân tu" , (Kim liên kí , Chứng quả ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Theo đạo để thành thật sửa mình chứ không phải vì mục đích nào khác.

▸ Từng từ:
維修 duy tu

Từ điển trích dẫn

1. Bảo trì và sửa chữa. ◎ Như: "giá bộ cơ khí bảo chứng kì tam niên, bảo chứng kì nội khả miễn phí duy tu" . ◇ Chu Nhi Phục : "Mỗi nhất bộ cơ khí, tha đô thục tất. Nhất thính cơ khí thân thiết đích thanh âm, tha tựu tri đạo xá địa phương cai duy tu" , . , (Thượng Hải đích tảo thần , Đệ tứ bộ ngũ thập ).

▸ Từng từ:
編修 biên tu

Từ điển trích dẫn

1. Tên chức quan. § Đời Tống thiết đặt "sử quán biên tu" ; dưới đời Minh đời Thanh, chỉ chức quan thuộc Hàn Lâm viện, giữ việc biên chép quốc sử.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chức quan thuộc Hàn lâm viện, hàm Chánh thất phẩm, giữ việc chép sử. Nguyễn Công Trứ cũng từng giữ chức biên tu Sử quán dưới triều Minh Mệnh.

▸ Từng từ:
裝修 trang tu

Từ điển trích dẫn

1. Trang hoàng, sửa sang. ◇ Ba Kim : "Tả biên đích nhất gia thuyết thị nhân vị cổ đông môn náo ý kiến tiện đình nghiệp bả phô tử đính cấp liễu nhất gia mại tạp hóa đích, như kim chánh tại trang tu môn diện" 便, (Hoàn hồn thảo ).
2. Chỉ các thứ bày biện, trang bị trong nhà (cửa vào, cửa sổ, nhà bếp, tường vách...). ◇ Nhi nữ anh hùng truyện : "Kim, Ngọc tỉ muội tại đông tây gian phân trụ, ốc lí đích trang tu cách đoạn đô thị nhất dạng" 西, (Đệ nhị cửu hồi).

▸ Từng từ:
重修 trùng tu

Từ điển trích dẫn

1. Hiệu đính hoặc biên soạn lại. ◇ Tống sử : "Mệnh sử quán trùng tu Huy Tông Đại Quan dĩ tiền thật lục" (Cao Tông kỉ bát ).
2. Sửa sang lại. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Bách phế câu hưng, nãi trùng tu Nhạc Dương Lâu, tăng kì cựu chế" , , (Nhạc Dương Lâu (Nhạc Dương Lâu kí ).
3. Tại trường chuyên môn, nếu kết quả khảo thí học kì chưa đạt 50%, phải học tập trở lại, gọi là "trùng tu" .

▸ Từng từ:
隱修 ẩn tu

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người sống nơi kín đáo để tu hành.

▸ Từng từ:
齊修 tề tu

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói tắt của Tu thân tề gia ( rửa mình, trị nhà mình, công việc của người học đạo Nho ). Tụng Tây hồ phú của Nguyễn Huy Lượng: » Hiệu trị bình đành sắp dưới tề tu «.

▸ Từng từ:
修多羅 tu đa la

Từ điển trích dẫn

1. "Tu-đa-la" dịch âm tiếng Phạn "sūtra", nghĩa là "kinh" . Đem những lời Phật đã nói chép lại thành sách, gọi là kinh. Nói đủ phải nói là khế kinh, nghĩa là kinh Phật nói đúng lí đúng cơ, không sai một chút nào vậy. § Có bản dịch là "tu-đố-lộ". Còn viết là "Tu-tha-la" .

▸ Từng từ:
修辭學 tu từ học

Từ điển trích dẫn

1. Môn học về phương pháp trau giồi nghệ thuật văn chương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Môn học về cách trau giồi câu văn.

▸ Từng từ:
阿修羅 a tu la

Từ điển trích dẫn

1. Một trong "lục đạo" sáu nẻo tái sinh, khi thì được xem là hạnh phúc hơn người, khi bị xem là đau khổ hơn ("đọa xứ" ). Loại "A-tu-la" hạnh phúc là các loài chư thiên cấp thấp, sống trên núi "Tu-di" hoặc trong các lâu đài trong hư không. Loại "A-tu-la" đau khổ là loài chống lại chư thiên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một vị thần, theo sự tin tưởng của tín đồ Phật giáo Ấn Độ thời trước.

▸ Từng từ:
不修边幅 bất tu biên bức

Từ điển phổ thông

ăn mặc luộm thuộm, lếch thếch, cẩu thả

▸ Từng từ:
不修邊幅 bất tu biên bức

Từ điển phổ thông

ăn mặc luộm thuộm, lếch thếch, cẩu thả

▸ Từng từ:
偃武修文 yển vũ tu văn

Từ điển trích dẫn

1. Ngừng võ bị, sửa sang văn hóa. ★ Tương phản: "cùng binh độc vũ" .

▸ Từng từ: