nọa, đọa
duò ㄉㄨㄛˋ

nọa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ngây ngô, dốt

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Lười biếng. ◎ Như: "nọa tính" tính lười, "du nọa" lười biếng ham chơi, không chịu làm ăn.
2. (Tính) Uể oải, mệt mỏi. ◇ Liêu trai chí dị : "Nữ lang từ dĩ khốn nọa" (Cát Cân ) Thiếu nữ từ chối, lấy cớ vì mệt mỏi.

Từ điển Thiều Chửu

① Lười biếng.
② Hình dáng uể oải.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lười biếng, biếng nhác: Biếng nhác, lười biếng;
② Uể oải.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lười biếng. Bài Tụng Tây hồ phú của Nguyễn Huy Lượng có câu: » Nhận giá sắc xét dân phong cần nọa « ( Cần nọa nghĩa là chăm chỉ và lười biếng ). Cũng đọc Đọa.

Từ ghép 7

đọa

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lười biếng, biếng nhác: Biếng nhác, lười biếng;
② Uể oải.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lười biếng. Cũng đọc Nọa.
mạch
mài ㄇㄞˋ

mạch

phồn thể

Từ điển phổ thông

lúa tẻ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lúa tẻ. § Thông thường chia ra hai thứ: (1) "tiểu mạch" hột không có tua, nhiều phấn, hột dùng để làm miến, làm bánh, làm tương, (2) "đại mạch" hột có tua dài, chuyên để thổi cơm ăn, thân nó dùng để đan mũ. ◎ Như: "mạch tửu" rượu làm bằng lúa mạch.
2. (Danh) § Xem "Đan Mạch" .

Từ điển Thiều Chửu

① Lúa tẻ.Thông thường chia ra hai thứ (1) tiểu mạch hột không có tua, nhiều phấn, hột dùng để làm miến, làm bánh, làm tương, (2) đại mạch hột có tua dài, chuyên để thổi cơm ăn, thân nó dùng để đan mũ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lúa mạch, lúa mì;
② [Mài] (Họ) Mạch.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lúa mì. Bài Tụng tây hồ phú của Nguyễn Huy Lượng có câu: » Nơi mạch kia dân tựa lấy làm giời, hang chuột ấn há còn «.

Từ ghép 5

ngu
yú ㄩˊ

ngu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. dự liệu, tính toán trước
2. yên vui
3. họ Ngu, nước Ngu, đời nhà Ngu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dự liệu, ước đoán. ◇ Tân Đường Thư : "Lỗ bất ngu quân chí, nhân đại hội" , (Lí Tự Nghiệp truyện ) Lỗ không dự liệu quân đến, do đó bị thua vỡ lở.
2. (Động) Lo lắng, ưu lự. ◎ Như: "tại tại khả ngu" đâu đâu cũng đáng lo cả. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thiên vận hợp hồi, thừa tướng thiên hồi Trường An, phương khả vô ngu" , , (Đệ lục hồi) Vận trời xoay vần, nay thừa tướng thiên đô về Trường An, mới khỏi lo được.
3. (Động) Nghi ngờ. ◇ Thi Kinh : "Vô nhị vô ngu" (Lỗ tụng , Bí cung ) Chớ hai lòng chớ nghi ngờ.
4. (Động) Lừa gạt. ◎ Như: "nhĩ ngu ngã trá" lừa phỉnh lẫn nhau. ◇ Tả truyện : "Ngã vô nhĩ trá, nhĩ vô ngã ngu" , (Tuyên Công thập ngũ niên ) Tôi không dối gạt ông, ông không lừa phỉnh tôi.
5. (Danh) Nhà "Ngu" (trong khoảng 2697-2033 trước Tây lịch). Vua "Thuấn" , được vua "Nghiêu" trao ngôi vua, lập ra nhà "Ngu".
6. (Danh) Nước "Ngu", chỗ con cháu vua Thuấn ở. Nay thuộc tỉnh "Sơn Tây" 西.
7. (Danh) Tế "Ngu", tế yên vị.
8. (Danh) Quan lại coi việc núi chằm.
9. (Danh) Họ "Ngu".

Từ điển Thiều Chửu

① Ðo đắn, dự liệu.
② Sự lo. Như tại tại khả ngu đâu đâu cũng đều đáng lo cả.
③ Yên vui.
④ Nhà Ngu (trong khoảng 2697-2033 trước Tây lịch). Vua Thuấn được vua Nghiêu trao ngôi vua gọi là nhà Ngu.
⑤ Nước Ngu, chỗ con cháu vua Thuấn ở.
⑥ Họ Ngu.
⑦ Tế Ngu, tế yên vị.
⑧ Lầm.
⑨ Quan lại coi việc núi chằm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Dự đoán, dự liệu, ước đoán;
② Lo lắng: Không phải lo đói rét; Đâu đâu cũng đáng lo cả;
③ Lừa bịp: Lừa gạt dối trá nhau;
④ (văn) Tế ngu (tế yên vị);
⑤ (văn) Lầm;
⑥ (văn) Quan coi việc núi chằm;
⑦ [Yú] Nhà Ngu (tên triều đại do vua Thuấn dựng nên);
⑧ [Yú] Nước Ngu (đời Chu, Trung Quốc);
⑨ [Yú] (Họ) Ngu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tính toán sắp xếp — Yên vui — Khinh lờn — Trông ngóng — Lo lắng. Bài Chiến Tụng Tây hồ phú của Phạm Thái có câu: » Quét thành thị hết loài gai góc, bốn phương đều đội đức vô ngu « ( Vô ngu tức chỉ người dân không còn phải lo lắng gì ) — Ngu tức Hữu ngu, triều đại vua Thuấn ( 2255-2206 tr. Kỉ-nguyên ). Vua Thuấn rất có hiếu, mẹ mất sớm, cha vì nghe theo gì ghẻ nên thường bạc đãi vua Thuấn và cố hại nhiều lần nhưng vua Thuấn không chết. Tương truyền vua làm ruộng, trời giúp voi cày. Vua Nghiêu nghe là người hiền mới phế thái tử nhường ngôi lại cho ông và gả luôn hai người con gái là Nga Hoàng, Nữ Anh. Sau vua Thuấn nhường ngôi lại vua Võ. » Chúa Sánh Chúa Đường Ngu, tôi ví tôi Tắc Khiết « ( Sãi Vãi ) — Tên một triều đại cổ Trung Hoa, tức triều vua Thuấn, 2255 tới 2204 trước TL.

Từ ghép 5

phù
fú ㄈㄨˊ

phù

phồn thể

Từ điển phổ thông

vịt trời

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con le. § Còn gọi là "dã áp" .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vịt trời, le;
② Bơi lội: Bơi nước. Cv. .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài chim kiếm ăn trên bờ nước. Ta gọi là con diệc, chân có màng, bơi lội giỏi, bay cao, còn gọi là Dã áp ( vịt trời ). Bài Tụng Tây hồ phú của Nguyễn Huy Lượng có câu: » Ca cuối vũng kẻ ngâm câu tại chử, nhủ lũ ê phù « ( do chữ trong kinh Thi, Ê phù tại chử, con diệc con nông ở bến nước, chỉ cảnh thái bình ).

Từ ghép 1

do, du
yóu ㄧㄡˊ

do

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Một loại cỏ có mùi thối (thúi) nói trong sách cổ;
② Cây bụi nhỏ rụng lá, lá hình trứng, hoa màu lam, kết quả nang, toàn cây hoặc phần rễ dùng làm thuốc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài cỏ có mùi hôi. Chỉ người xấu, kém cỏi. Bài tụng Tây Hồ phú của Nguyễn Huy Lượng: » Chòm cỏ mọc tần vân bên nọ miếu, trông thôi hoa rẽ khóm huân do «.

Từ ghép 1

du

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cỏ du (lá có răng cưa, mùi rất hôi)
2. một loại cây bụi nhỏ (rụng lá, lá hình trứng, hoa màu lam, kết quả nang, toàn cây hoặc phần rễ dùng làm thuốc)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cỏ "du" (lat. Caryopteris), lá như răng cưa, hoa tía hơi xanh, mùi rất hôi, thường mọc ở đồng, chỗ chân núi. § Người ta ví cỏ "du" với kẻ tiểu nhân. ◎ Như: "huân du bất đồng khí" cỏ thơm và cỏ hôi không để cùng một đồ chứa, ý nói quân tử tiểu nhân không cùng ở với nhau được. § Cũng nói là "huân du dị khí" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cỏ du, lá như răng cưa, mùi rất hôi, cho nên hay dùng để ví với kẻ tiểu nhân. Như huân du bất đồng khí cỏ huân cỏ du không để cùng một đồ chứa, ý nói quân tử tiểu nhân không cử ở với nhau được.
wù ㄨˋ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. lô cốt phòng giặc cướp
2. núi trong nước

Từ điển trích dẫn

1. § Cũng như "ổ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cùng nghĩa với chữ ổ . Trong làng xóm xây lô cốt đá để phòng giặc cướp gọi là ổ.
② Núi trong nước.
③ Dinh xây thành xung quanh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Như (bộ );
② Lô cốt đá để phòng giặc cướp (trong làng xóm);
③ Núi trong nước;
④ Dinh có xây thành xung quanh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bờ đất nhỏ — Vùng mà xung quanh cao, ở giữa thấp xuống — Chỉ vùng đất. Td: Thôn ổ ( miền quê ). Bài Tụng Tây hồ phú của Nguyễn Huy Lượng có câu: » Miền thôn ổ lắng chim kêu gà gáy, lượng dân gian nơi háo nơi trù «.

yêu mị

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đẹp, hấp dẫn, làm say đắm

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Loài ma quái mê hoặc hại người. Tụng Tây hồ phú của Nguyễn Huy Lượng: » Hơi yêu mị quét dưới cờ thanh đạo «.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngỗng trời và cò, hai loại chim bay có hàng lối, khi đậu xuống cũng có thứ tự. Chỉ hai hàng quan văn quan võ trong triều. Tụng Tây hồ phú của Nguyễn Huy Lượng: » … Giọt vũ lộ tưới đôi hàng uyên lộ «.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ở bến sông. Chữ trong kinh Thi: Ê phù tại chữ ( con cò con diệc thơ thẩn ở bến sông, chỉ cảnh thanh bình ). Bài Tụng Tây hồ phú của Nguyễn Huy Lượng có câu: » Ca cuối vũng kẻ ngâm câu tại chử, nhủ lũ ê phù «.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mưa và sương đọng. Mưa móc. Chỉ ơn vua ban khắp, cũng như mưa như sương nhuần thấm muôn loài cây cỏ. Tụng Tây hồ phú của Nguyễn Huy Lượng: » Trên dưới đều rồng mây cá nước phải duyên, giọt vũ lộ tưới đôi hàng uyên lộ «.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.