cổ
gǔ ㄍㄨˇ

cổ

phồn thể

Từ điển phổ thông

con vật độc hại

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một thứ tiểu trùng độc làm hại người.
2. (Danh) Tà thuật dùng phù chú nguyền rủa hại người. ◇ Hán Thư : "Nghi tả hữu giai vi cổ chú trớ, hữu dữ vong, mạc cảm tụng kì oan giả" , , (Giang Sung truyện ) Ngờ người chung quanh đều lấy tà thuật lời nguyền, cầu cho chết, không dám kiện tụng kêu oan nữa.
3. (Động) Làm mê hoặc. ◎ Như: "cổ hoặc nhân tâm" mê hoặc lòng người. ◇ Tả truyện : "Sở lệnh duẫn Tử Nguyên dục cổ Văn phu nhân" (Trang Công nhị thập bát niên ) Lệnh doãn nước Sở là Tử Nguyên muốn mê hoặc Văn phu nhân.

Từ điển Thiều Chửu

① Một vật độc làm hại người. Tương truyền những nơi mán mọi nó hay cho vật ấy vào trong đồ ăn uống, người nào ăn phải thì sinh ra rồ dại mê man.
② Dùng mưu khiến cho người mê hoặc gọi là cổ hoặc .
③ Việc. Kinh Dịch có câu: Cán phụ chi cổ làm lại được cái việc người trước đã làm hỏng, vì thế nên cha có tội lỗi mà con hiền tài cũng gọi là cán cổ .
④ Chấu.
⑤ Bệnh cổ.

Từ điển Trần Văn Chánh

】cổ hoặc [gưhuò] Mê hoặc, đầu độc: Mê hoặc lòng người. Cv. .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vật hại người — Làm cho mê hoặc — Loài sâu ăn thóc, con mọt thóc.

Từ ghép 2

Từ điển trích dẫn

1. Rừng cây dâu. ◇ Vương Xương Linh : "Thiền minh không tang lâm, Bát nguyệt Tiêu Quan đạo" , (Tái hạ khúc ).
2. Tên một nhạc khúc cổ. Tương truyền là nhạc của vua nhà Ân. ◇ Trang Tử : "Hoạch nhiên hướng nhiên, tấu đao hoạch nhiên, mạc bất trúng âm, hợp ư Tang Lâm chi vũ" , , , (Dưỡng sinh chủ ) Tiếng kêu lát chát, dao đưa soàn soạt, không tiếng nào là không đúng cung, hợp với điệu múa Tang Lâm.
3. Tên một vị thần (truyền thuyết).
4. Tên đất cổ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài chim sống gần biển. Tương truyền con gái vua Viêm Đế chết đuối ở biển Đông, hóa thành chim Tinh vệ, ngày ngày tới núi Tây ngặm đá đem lấp biển. Đoạn trường tân thanh : » Nào hồn tinh vệ biết theo chốn nào «.

Từ điển trích dẫn

1. Đêm mồng 7 tháng 7 âm lịch, tương truyền là đêm Ngưu lang Chức nữ gặp nhau.

Từ điển trích dẫn

1. Ôm cây đợi thỏ. Tương truyền có một nông phu một lần thấy thỏ đâm đầu vào cây chết, không làm gì nữa, cứ ôm gốc cây đợi thỏ. Nghĩa bóng: Câu nệ, không biết biến thông hoặc vọng tưởng hão huyền không làm mà được hưởng.

Từ điển trích dẫn

1. Tỉ dụ ôm trong lòng tài năng mà không được dùng. § Tương truyền "Biện Hòa" , người nước Sở, tìm được viên đá có ngọc, đem dâng vua Lệ Vương. Vua nghe lời thợ ngọc nói chỉ là đá, sai chặt chân trái của Biện Hòa. Vũ Vương nối ngôi, Hòa lại đem dâng viên đá chứa ngọc ấy. Vua sai thợ xem, bảo là đá chứ không phải ngọc. Vua cho Hòa nói dối, sai chặt nốt chân phải. Văn Vương lên ngôi, Hòa lại ôm hòn ngọc khóc ở núi Kinh Sơn ba ngày ba đêm chảy cả máu mắt. Vua sai người đến hỏi, Biện Hòa thưa: Tôi khóc vì thương về nỗi ngọc mà cho là đá, nói thật mà cho là nói dối. Vua bèn cho người xem kĩ lại, thì quả nhiên là ngọc quý, mới gọi tên là ngọc bích họ Hòa: "Hòa thị chi bích" .
2. Giữ sự mộc mạc đơn sơ, không nhận tước lộc làm mê muội. ◇ Chiến quốc sách : "Phù ngọc sanh ư san, chế tắc phá yên, phi phất bảo quý hĩ. Nhiên thái phác bất hoàn" , , . (Tề sách tứ , Nhan Xúc thuyết Tề vương ) Ngọc sinh ở núi, đem nó đẽo gọt thì sẽ hỏng. Không phải là nó không quý. Nhưng không còn được vẹn cái mộc mạc tự nhiên của nó nữa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giữ sự mộc mạc đơn sơ, không trau chuốt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hiệu của vị vua thời tối cổ Trung Hoa, họ Công Tông Tương truyền Hoàng đế là người nghĩ ra cách dùng cây cỏ để chữa bệnh, được coi là thánh tổ của ngành đông y.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một tên chỉ con tê giác ( tương truyền nó đục qua núi được ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cành vàng chỉ con gái nhà quyền quý. Thường nói Kim chi ngọc diệp ( cành vàng lá ngọc ) — Tiêu phỏng nhạc từ kim chi phồn mậu, ngọc diệp diên trường ( cành vàng sum suê, lá gọc dài tốt ). Tương truyền Hoàng Đế cùng Xi—vưu đánh nhau ở đồng nội Trác—lộc, trên đầu Hoàng Đế thường thấy có mây ngũ sắc và lá ngọc cành vàng trên trời rủ xuống. » Mà trong ngọc kim chi « ( Đại Nam Quốc Sử ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con quạ và con thỏ, tức mặt trời và mặt trăng ( tương truyền trong mặt trời có con quạ lửa và trong mặt trăng có con thỏ ngọc ).

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.