liễn
lián ㄌㄧㄢˊ, liǎn ㄌㄧㄢˇ

liễn

phồn thể

Từ điển phổ thông

bát đựng xôi cúng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) "Hồ liễn" bát đựng lúa nếp cúng ở tông miếu đời xưa.
2. (Tính) Liên tục. § Thông "liên" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái bát đựng xôi cúng ở tôn miếu đời xưa.

Từ điển Trần Văn Chánh

Mâm đựng đồ tế ở tôn miếu thời xưa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vật dùng bằng ngọc, dùng để đựng thóc gạo để cúng tế trong tông miếu của vua.
nghị
yí ㄧˊ, yì ㄧˋ

nghị

phồn thể

Từ điển phổ thông

tình bạn bè

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tình bè bạn giao hảo. ◎ Như: "thế nghị" tình nghĩa đời đời chơi với nhau.
2. (Danh) § Thông "nghĩa" . ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Đặc dĩ khí nghị tương đầu, hữu phân ưu cộng hoạn chi ý" , (Đệ thập nhất hồi) Chỉ lấy nghĩa khí đối với nhau, có ý chia sẻ ưu hoạn với nhau.
3. (Động) Bình luận, suy xét phải trái, đúng sai. § Thông "nghị" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cũng như chữ nghĩa .
② Tình bè bạn chơi với nhau. Như thế nghị tình nghĩa đời đời chơi với nhau.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hữu nghị, tình bạn thân thiện: Hữu nghị;
② Nghĩa (dùng như , bộ ): Tình nghĩa; Tình sâu nghĩa nặng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lòng thân thiện. Tình bạn bè đi lại với nhau — Việc nên làm.

Từ ghép 6

hồi, khoái
kuài ㄎㄨㄞˋ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Yết hầu, cổ họng.
2. (Danh) Họ "Khoái".
3. (Động) Nuốt xuống.
4. (Phó) Vừa ý, sướng thích, thoải mái. § Thông "khoái" .
5. (Tính) "Khoái khoái" rộng rãi sáng sủa. ◇ Thi Kinh : "Hữu giác kì doanh, Khoái khoái kì chánh" , (Tiểu nhã , Tư can ) Những cây cột cao và thẳng, Mặt giữa rộng rãi và sáng sủa.
6. Một âm là "hồi". (Thán) ◇ Ngoạn giang đình : "Phần hương đính lễ tắc cá tạ hoàng thiên a! Hồi hồi!" ! ! (Đệ nhất chiệp ) Đốt hương đảnh lễ cảm tạ hoàng thiên a! Ô hô!

khoái

phồn thể

Từ điển phổ thông

nuốt vào

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Yết hầu, cổ họng.
2. (Danh) Họ "Khoái".
3. (Động) Nuốt xuống.
4. (Phó) Vừa ý, sướng thích, thoải mái. § Thông "khoái" .
5. (Tính) "Khoái khoái" rộng rãi sáng sủa. ◇ Thi Kinh : "Hữu giác kì doanh, Khoái khoái kì chánh" , (Tiểu nhã , Tư can ) Những cây cột cao và thẳng, Mặt giữa rộng rãi và sáng sủa.
6. Một âm là "hồi". (Thán) ◇ Ngoạn giang đình : "Phần hương đính lễ tắc cá tạ hoàng thiên a! Hồi hồi!" ! ! (Đệ nhất chiệp ) Đốt hương đảnh lễ cảm tạ hoàng thiên a! Ô hô!

Từ điển Thiều Chửu

① Nuốt xuống.
② Khoái khoái rộng rãi sáng sủa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nuốt;
② 【】khoái khoái [kuàikuài] (văn) Rộng rãi sáng sủa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nuốt xuống.
tất
bì ㄅㄧˋ

tất

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đường cấm để cho vua đi
2. đứng một chân

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cấm đường. § Ngày xưa, khi vua xuất hành, quản chế giao thông, không cho người ngựa xe đi, gọi là "tất" .
2. (Động) Đứng không ngay ngắn. ◇ Lưu Hướng : "Cổ giả phụ nhân nhâm tử, tẩm bất trắc, tọa bất biên, lập bất tất" , , , (Liệt nữ truyện ) Ngày xưa đàn bà mang thai, nằm không nghiêng, ngồi không bên mé, đứng không vẹo.
3. (Danh) Nơi vua dừng chân nghỉ ngơi khi xuất hành. ◎ Như: "trú tất" vua tạm trú trên đường xuất hành.

Từ điển Thiều Chửu

① Cấm đường, con đường vua đi cấm không cho ai đi gọi là tất lộ .
② Đứng một chân.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Cấm đường (để dành đường cho vua đi): Cấm đường;
② Xe ngựa của vua;
③ Đứng một chân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giẹp đường cho vua đi.

Từ ghép 2

cáo tố

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tố cáo, mách bảo
2. thuật lại, kể lại, nói cho biết

Từ điển trích dẫn

1. § Cũng viết là "cáo tố" .
2. Trình bày thông báo (đối với bậc trên). ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Thế chủ tứ hành, dữ dân tương li, kiềm thủ vô sở cáo tố" , , (Chấn loạn ) Vua chúa lộng hành phóng túng, cách biệt với dân, lê dân không biết bày tỏ kêu ca vào đâu.
3. Báo cho biết, cáo tri. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Phương Quan tiện hựu cáo tố liễu Bảo Ngọc, Bảo Ngọc dã hoảng liễu" 便, (Đệ lục thập nhất hồi) Phương Quan lại nói với Bảo Ngọc, Bảo Ngọc cũng hoảng sợ.
4. Thưa kiện. § Người bị thiệt hại thưa kiện người phạm tội trước tòa án.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đi trình báo về việc xấu của người khác — Thưa kiện — Cũng nói là Tố cáo.
thái
tài ㄊㄞˋ

thái

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bình yên, thản nhiên
2. rất
3. một quẻ trong Kinh Dịch tượng trưng cho vận tốt
4. nước Thái Lan

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Hanh thông, thuận lợi. ◎ Như: "thái vận" vận mệnh hanh thông.
2. (Tính) Yên vui, bình yên, thư thích. ◎ Như: "quốc thái dân an" nước hòa bình dân yên ổn.
3. (Tính) Xa xỉ. ◎ Như: "xa thái" xa xỉ.
4. (Tính) Cực. ◎ Như: "thái tây" 西 chỉ các quốc gia tây phương (Âu Mĩ).
5. (Phó) Rất, lắm. § Thông "thái" . ◎ Như: "thái quá" lậm quá.
6. (Danh) Tên một quẻ trong kinh Dịch .
7. (Danh) Tên tắt của "Thái Quốc" .

Từ điển Thiều Chửu

① To lớn, cùng nghĩa với chữ thái .
② Hanh thông, thời vận tốt gọi là thái.
③ Xa xỉ rông rợ.
④ Khoan, rộng rãi, yên. Như quân tử thái nhi bất kiêu người quân tử rộng rãi mà không kiêu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bình yên, hanh thông: Đất nước thanh bình, nhân dân yên vui;
② Cực, rất, quá (như , bộ ) : 西 (cũ) Âu Châu; Quá thịnh, quá sang;
③ (văn) To lớn (như , bộ );
④ (văn) Xa xỉ;
⑤ (văn) Rộng rãi: Người quân tử rộng rãi mà không kiêu căng (Luận ngữ);
⑥ [Tài] Nước Thái Lan.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

To lớn — Yên ổn — Xa xỉ — Dùng như chữ Thái .

Từ ghép 10

phí, phất
fèi ㄈㄟˋ, fú ㄈㄨˊ, fù ㄈㄨˋ

phí

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nhỏ bé.
2. Một âm là "phất". (Tính) Sum suê, mậu thịnh (cây cỏ).
3. (Danh) Miếng da hay lụa trên quan phục ngày xưa để đệm đầu gối khi quỳ làm lễ. § Thông "phất" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhỏ bé — Dáng tươi tốt của cây cối. Cũng đọc Bái — Một âm là Phất. Xem Phất.

phất

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

che đậy, che lấp

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nhỏ bé.
2. Một âm là "phất". (Tính) Sum suê, mậu thịnh (cây cỏ).
3. (Danh) Miếng da hay lụa trên quan phục ngày xưa để đệm đầu gối khi quỳ làm lễ. § Thông "phất" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cùng nghĩa với chữ .
② Tế phất nhỏ xíu.

Từ điển Trần Văn Chánh

Nhỏ, bé tí.

Từ điển Trần Văn Chánh

Cây cối rậm rạp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Miếng vải che đầu gối — Một âm khác là Phí. Xem Phí.
pǐ ㄆㄧˇ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(một loại bệnh)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bệnh sưng đau tì tạng có cục gọi là "bĩ khối" .
2. (Danh) Chứng bệnh khí huyết không thông (đông y).
3. (Danh) Kẻ xấu ác, côn đồ, bất lương. ◎ Như: "địa bĩ" kẻ lưu manh, "bĩ côn" du côn.

Từ điển Thiều Chửu

① Bĩ tắc, lá lách sưng rắn hình như trong bụng có cục, gọi là bĩ khối , sốt rét lâu ngày thường sinh ra cục gọi là ngược mẫu .
② Kẻ ác, như địa bĩ , bĩ côn , v.v. (Cũng như ta gọi là du côn vậy).

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Chứng khó tiêu;
② Chứng nhiễm độc lá lách;
③ Đứa côn đồ, kẻ lưu manh: (hay ) Đứa du côn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cục nổi trong bụng. Một bẹânh nan y — Đau đớn xót xa vô lại.

Từ ghép 1

trở
zhù ㄓㄨˋ, zǔ ㄗㄨˇ

trở

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cản trở
2. hiểm trở

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ đất hiểm yếu. ◎ Như: "hiểm trở" đất hiểm yếu.
2. (Danh) Chướng ngại. ◎ Như: "thông hành vô trở" đường đi không có chướng ngại.
3. (Động) Ngăn cách. ◎ Như: "trở cách" ngăn cách. ◇ Đỗ Phủ : "Yên trần trở trường hà" (Khiển hứng ) Khói bụi ngăn cách, sông thì dài.
4. (Động) Ngăn cấm, ngăn chận. ◎ Như: "át trở" ngăn cấm, "vi chi khí trở" làm cho cái khí đang hăng tắt ngẵng lại.
5. (Động) Từ chối, cự tuyệt. ◎ Như: "thôi tam trở tứ" nhiều lần từ chối. ◇ Thi Kinh : "Kí trở ngã đức, Cổ dụng bất thụ" , (Bội phong , Cốc phong ) (Chàng) cự tuyệt điều hay việc phải (của em), Cũng như đem bán mà không ai mua.
6. (Động) Cậy, dựa vào. ◇ Tả truyện : "Trở binh nhi an nhẫn" (Ẩn Công tứ niên ) Dựa vào thế quân mà ở yên. ◇ Phan Nhạc : "Xuẩn xuẩn khuyển dương, Trở chúng lăng quả (Mã khiên đốc lụy" ) , Chó cừu ngu xuẩn, Cậy đông hiếp ít.
7. (Động) Nghi hoặc. ◇ Kê Khang : "Túc hạ âm tự trở nghi" (Dữ Lữ Trường Đễ tuyệt giao thư ) , Túc hạ ngầm nghi hoặc.
8. (Tính) Gian nan, nguy hiểm. ◇ Cổ thi : "Đạo lộ trở thả trường, Hội diện an khả tri?" , (Hành hành trùng hành hành ) Đường đi khó khăn, lại thêm xa xôi, Biết làm sao gặp mặt?

Từ điển Thiều Chửu

① Hiểm trở. Chỗ núi hiểm hóc gọi là hiểm , chỗ nước nguy hiểm gọi là trở .
② Ngăn trở. Cùng nghĩa với chữ trở . Như vi chi khí trở làm cho cái khí đang hăng tắt ngẵng lại. Lại cản trở không cho làm cũng gọi là trở.
③ Gian nan.
④ Cậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngăn trở, cản trở, chặn, trở ngại: Ngăn, ngăn cản; Khuyên ngăn; Đường đi không có gì trở ngại;
② Hiểm trở;
③ Gian nan.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khó khăn, khó thể vượt qua. Td: Hiểm trở — Xa xôi, khó gặp gỡ. Td: Cách trở — Ngăn cách.

Từ ghép 12

nại
nài ㄋㄞˋ

nại

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cây nại

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây "nại", thuộc họ "tần", trái tròn, vàng hoặc đỏ, ăn được, gọi là "tần quả" .
2. (Phó) Nài. § Thông "nại" . ◎ Như: "nại hà" nài sao?

Từ điển Thiều Chửu

① Quả nại, một loài như quả lần.
② Nài, như nại hà nài sao? nay thông dụng chữ nại .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quả nại (một loại táo tây);
② (văn) Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Nại .

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.