xiêm
chān ㄔㄢ

xiêm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

áo choàng trước ngực

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vạt áo trước thân. ◇ Thi Kinh : "Chung triêu thái lam, Bất doanh nhất xiêm" , (Tiểu nhã , Thái lục ) Suốt sáng hái chàm, Không đầy một vạt áo.
2. (Danh) Đệm đặt trên yên ngựa.
3. (Danh) Màn xe. ◇ Vương Bột : "Xiêm duy tạm trú" (Đằng Vương Các tự ) Màn xe tạm trú.
4. (Tính) Ngay ngắn, chỉnh tề. ◇ Luận Ngữ : "Y tiền hậu, xiêm như dã" , (Hương đảng ) Vạt áo trước và sau đều ngay ngắn.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái áo choàng trước ngực.
② Cái màn xe.
③ Chững chạc, ngay ngắn.
④ Nách áo.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Áo choàng ngực;
② Nách áo;
③ Màn xe;
④ Ngay ngắn, chững chạc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Loại áo thời cổ, có vạt dài che đằng trước. Đoạn trường tân thanh : » Áo xiêm ràng buộc lấy nhau, Vào luồn ra cuối công hầu mà chi « — Một phần do bộ y phục thời xưa, mặc ở phần dưới, dùng cho đàn bà, tựa như một loại váy. Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc : » Sửa xiêm dạo bước tiền đường, Ngửa trông xem vẻ thiên chương thẫn thờ « — Phần nách áo, lườn áo — Mở rộng ra — Tấm màn che cửa xe.

Từ ghép 3

lục
lǜ , lù ㄌㄨˋ

lục

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. Một dạng của chữ .
cốc
gǔ ㄍㄨˇ

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên sông ở Trung Hoa. Còn gọi là Cốc thủy, thuộc tỉnh Hà Nam.

Từ ghép 1

điên
diān ㄉㄧㄢ

điên

phồn thể

Từ điển phổ thông

đỉnh núi, chỏm núi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đỉnh núi. ◇ Phù sanh lục: "Dư diệc hứng phát, phấn dũng đăng kì điên, giác Tây Hồ như kính, Hàng thành như hoàn, Tiền Đường giang như đái, cực mục khả sổ bách lí" , , 西, , , (Lãng du kí khoái ) Tôi cũng cao hứng, hăng hái leo lên tới đỉnh, thấy Tây Hồ như một tấm gương, Hàng Châu một hòn, sông Tiền Đường một dải, vút mắt xa vài trăm dặm.
2. (Danh) Đầu.
3. (Danh) Phiếm chỉ đỉnh đầu của vật thể: chóp, ngọn, đỉnh, v.v. ◇ Đào Tiềm : "Cẩu phệ thâm hạng trung, Kê minh tang thụ điên" , (Quy viên điền cư ).
4. (Tính) Cao hơn hết. ◎ Như: "điên phong" đỉnh núi cao nhất.
5. § Thông "điên" . ◎ Như: "điên mạt" từ đầu tới cuối. § Cũng như "điên mạt"

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đỉnh núi. Chóp núi — Như chữ Điên .
hiểm
xiǎn ㄒㄧㄢˇ

hiểm

phồn thể

Từ điển phổ thông

nguy hiểm

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Địa thế nguy hiểm, khó đi. ◇ Lục Quy Mông : "Thế lộ hi hiểm" (Bỉ nông thi ) Đường đời hiểm trở.
2. (Tính) Cao vút.
3. (Phó) Chút xíu nữa, suýt. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "San pha thượng Mã Trung dẫn nhất quân, xuất nhất tiễn xạ trúng Hoàng Trung kiên oa, hiểm ta nhi lạc mã" , , (Đệ bát thập tam hồi) Trên sườn núi Mã Trung dẫn một toán quân xuống, bắn một mũi tên trúng ngay hõm vai Hoàng Trung, (khiến Hoàng Trung) suýt ngã ngựa.

Từ điển Trần Văn Chánh

Dốc, cao ngất.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thế núi khó khăn, khó đi.

Từ ghép 1

tẫn
jìn ㄐㄧㄣˋ

tẫn

phồn thể

Từ điển phổ thông

đồ cống

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tiền của, lễ vật đem tặng để tiễn người lên đường. ◇ Liêu trai chí dị : "Hứa kiên từ dục hành, chúng nãi chiết giản bão bộc, tranh lai trí tẫn" , , (Vương Lục Lang ) Hứa cố từ chối định đi, mọi người truyền tin cho nhau, ôm đồm tranh nhau đưa tặng lễ vật.
2. (Danh) Tiền của, vật quý báu để tiến cống. ◎ Như: "sâm tẫn" đồ quý báu để tiến cống.

Từ điển Thiều Chửu

① Đồ tiễn người đi lên đường.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đồ cống: Đồ quý báu để tiến cống;
② Đồ tặng tiễn người lên đường (như ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Tẫn .
huých
hè ㄏㄜˋ, xì ㄒㄧˋ

huých

phồn thể

Từ điển phổ thông

cãi nhau, đánh nhau

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cãi nhau, đánh nhau, tranh tụng. ◇ Thi Kinh : "Huynh đệ huých ư tường, Ngoại ngự kì vũ" , (Tiểu nhã , Thường lệ ) Anh em đánh nhau ở trong nhà, có người ngoài đến ăn hiếp, lại cùng nhau chống lại. § Ý nói anh em dẫu hiềm oán nhau, nhưng gặp có kẻ ngoài lấn áp, lại đồng tâm chống lại. § Ghi chú: Về sau, "huynh đệ huých tường" chỉ anh em bất hòa. ☆ Tương tự: "đồng thất thao qua" , "chử đậu nhiên ki" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cãi nhau, đánh nhau. Kinh Thi có câu: Huynh đệ huých vu tường, ngoại ngữ kì vũ anh em đánh nhau ở trong nhà, có người ngoài đến ăn hiếp, lại cùng chống lại. Ý nói anh em dẫu hiềm oán nhau, nhưng gặp có kẻ ngoài lấn áp, lại đồng tâm chống lại. Vì thế nên anh em bất hòa cũng gọi là huých tường .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Cãi nhau, bất hòa, giận nhau, đấu đá: Anh em đánh nhau ở trong nhà, (nhưng) bên ngoài thì cùng nhau chống lại kẻ lấn hiếp (Thi Kinh). 【】huých tường [xìqiáng] Nội bộ lục đục: Anh em đấu đá nhau.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tranh dành, chống đối.

Từ ghép 1

khôn
kūn ㄎㄨㄣ

khôn

phồn thể

Từ điển phổ thông

quẻ Khôn (lục đoạn) trong Kinh Dịch (3 vạch đứt, tượng Địa (đất), tượng trưng cho cho người mẹ, hành Thổ, tuổi Mùi, hướng Đông Nam)

Từ điển trích dẫn

1. Cũng như chữ "khôn" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cũng như chữ khôn .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Khôn .
thích
qì ㄑㄧˋ

thích

phồn thể

Từ điển phổ thông

bãi sa mạc, bãi cát giữa sông

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đụn cát nổi lên ở chỗ nước nông.
2. (Danh) Sa mạc. ◇ Lục Du : "Mang mang đại thích hu khả ta, Mạc xuân tích tuyết thảo vị nha" , (Tái thượng khúc ) Mênh mông sa mạc lớn, ôi! thật đáng than thở, Không có mùa xuân tuyết đọng cỏ chưa nhú.

Từ điển Thiều Chửu

① Bãi sa mạc, cát đùn cao làm mắc lối đi gọi là thích.
② Cát đá nổi trong chỗ nước nông.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Bãi sa mạc;
② Cát đá nổi chỗ nước cạn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cồn cát nổi giữa dòng nước.
ai, ái, ải
āi ㄚㄧ, ǎi ㄚㄧˇ, ài ㄚㄧˋ

ai

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Thán) Ô, ô hay, ô kìa, ồ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Ai yêu, khả thị ngã chẩm ma tựu hồ đồ đáo giá bộ điền địa liễu!" , (Đệ lục thập thất hồi) Ô hay, ta sao lại lẩn thẩn đến thế!

Từ điển Trần Văn Chánh

(thán) Ô, ô hay, ô kìa, ồ... (tỏ sự ngạc nhiên hay bất mãn): ! Ô! Sao anh lại nói thế!

ái

phồn thể

Từ điển phổ thông

ôi, ớ, ơ (thán từ chỉ sự ngạc nhiên)

Từ điển Trần Văn Chánh

Ối giời ơi (tỏ sự bực tức hay ân hận): Ối giời ơi, biết thế thì mình chẳng đến. Xem [ăi], [ai].

Từ điển Trần Văn Chánh

(thán) Ô (tỏ sự phủ định hay không đồng ý): ! Ô! đừng nói thế! Xem [ài], [ai].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hơi ấm — Một âm khác là Ải. Xem vần Ải.

ải

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng kêu thương cảm hoặc đau khổ, giận dữ — Một âm khác Ái.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.