khẩu
kǒu ㄎㄡˇ

khẩu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mồm, miệng
2. cửa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mồm, miệng, mõm (người hoặc động vật). § Cũng gọi là "chủy" . ◎ Như: "trương khẩu" há mồm, "bế khẩu" ngậm mồm, "thủ khẩu như bình" giữ miệng kín như bình. § Ghi chú: Nhà Phật cho những tội bởi miệng mà ra là "khẩu nghiệp" .
2. (Danh) Miệng đồ vật. ◎ Như: "bình khẩu" miệng bình.
3. (Danh) Cửa (chỗ ra vào, thông thương). ◎ Như: "cảng khẩu" cửa cảng, "môn khẩu" cửa ra vào, "hạng khẩu" cửa ngõ hẻm, "hải khẩu" cửa biển.
4. (Danh) Quan ải (thường dùng cho địa danh). ◎ Như: "Hỉ Phong khẩu" cửa ải Hỉ Phong.
5. (Danh) Lưỡi (dao, gươm, ...). ◎ Như: "đao khẩu" lưỡi dao, "kiếm khẩu" lưỡi kiếm.
6. (Danh) Vết, chỗ bị rách, vỡ, mẻ, ... ◎ Như: "thương khẩu" vết thương, "liệt khẩu" vết rách, "khuyết khẩu" chỗ sứt mẻ.
7. (Danh) Tuổi (lừa, ngựa, ...). ◎ Như: "giá thất mã khẩu hoàn khinh" con ngựa này còn nhỏ tuổi
8. (Danh) Lượng từ: (1) Số người. ◎ Như: "nhất gia bát khẩu" một nhà tám người. § Ghi chú: Theo phép tính sổ đinh, một nhà gọi là "nhất hộ" , một người gọi là "nhất khẩu" , cho nên thường gọi sổ đinh là "hộ khẩu" . Kẻ đã thành đinh gọi là "đinh khẩu" . (2) Số súc vật. § Tương đương với "song" , "đầu" . ◎ Như: "tam khẩu trư" ba con heo. (3) Số đồ vật: cái, con... ◎ Như: "lưỡng khẩu oa tử" hai cái nồi, "nhất khẩu tỉnh" một cái giếng. ◇ Thủy hử truyện : "Trí Thâm khiết liễu ngũ thất khẩu" (Đệ lục hồi) (Lỗ) Trí Thâm mới ăn được vài hớp (cháo).

Từ điển Thiều Chửu

① Cái miệng. Phép tính sổ đinh, một nhà gọi là nhất hộ , một người gọi là nhất khẩu , cho nên thường khỏi sổ đinh là hộ khẩu . Kẻ đã thành đinh gọi là đinh khẩu .
② Con đường ra vào phải cần, các cửa ải đều gọi là khẩu, ngoài cửa ô gọi là khẩu ngoại . Hình phép ngày xưa bị đầy ra ngoài cửa ô cũng gọi là xuất khẩu đều theo nghĩa ấy cả.
③ Nhà Phật cho những tội bởi miệng mà ra là khẩu nghiệp .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mồm, miệng, mõm: Câm miệng không được nói;
② Cửa khẩu: Cửa sông; Cửa ải, cửa khẩu;
③ Chỗ thủng, chỗ rách, vết loét, chỗ vỡ: Vết thương;
④ Lưỡi (dao): Lưỡi dao;
⑤ Tuổi (ngựa và một số súc vật khác): Con ngựa này còn nhỏ tuổi;
⑥ (loại) Con, cái, khẩu, chiếc...: Hai con heo; Một cái giếng;
⑦ (văn) Người: Nhà có ba người; Sổ ghi số người trong nhà, sổ hộ khẩu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái miệng của người— Chỉ số người. Td: Nhân khẩu — Tài ăn nói — Chỗ cửa ra vào. Td: Giang khẩu ( cửa sông, chỗ sông đổ ra biển ) — Mũi dao, lưỡi kiếm đều gọi là Khẩu — Tiếng dùng để chỉ con số của vật dụng. Td: Thương nhất khẩu ( một khẩu súng ) — Một bộ trong các bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 98

á khẩu 瘂口ác khẩu 惡口ác khẩu thụ chi 惡口受之ảo khẩu 拗口bệnh tòng khẩu nhập 病從口入biện khẩu 辯口cải khẩu 改口cấm khẩu 噤口cấm khẩu 禁口cẩm tâm tú khẩu 錦心繡口chúng khẩu nhất từ 眾口一詞chúng khẩu thược kim 眾口鑠金dật khẩu 逸口diệt khẩu 滅口duyệt khẩu 悅口đại bão khẩu phúc 大飽口福đầu khẩu 頭口đấu khẩu 鬬口đề tâm tại khẩu 提心在口đinh khẩu 丁口độ khẩu 度口đỗ khẩu 杜口gia khẩu 家口giam khẩu 緘口giang khẩu 江口hải khẩu 海口hoàng khẩu 黃口hoạt khẩu 活口hộ khẩu 戶口hộ khẩu 户口hổ khẩu 虎口hồ khẩu 餬口khả khẩu 可口khai khẩu 開口khẩu âm 口音khẩu bi 口碑khẩu biện 口辯khẩu cấp 口急khẩu chiếm 口占khẩu chuyết 口拙khẩu cung 口供khẩu đại 口袋khẩu đầu 口头khẩu đầu 口頭khẩu giác 口角khẩu giao 口交khẩu hiệu 口号khẩu hiệu 口號khẩu khát 口渴khẩu khí 口气khẩu khí 口氣khẩu kĩ 口技khẩu lệnh 口令khẩu lương 口糧khẩu một già lan 口沒遮攔khẩu ngật 口吃khẩu nghiệp 口業khẩu ngữ 口語khẩu ngữ 口语khẩu phật tâm xà 口佛心蛇khẩu tài 口才khẩu thí 口試khẩu thị tâm phi 口是心非khẩu thiệt 口舌khẩu truyền 口傳khẩu vị 口味khoái khẩu 快口khổ khẩu bà tâm 苦口婆心kim nhân giam khẩu 金人緘口lợi khẩu 利口lương dược khổ khẩu 良藥苦口nhân khẩu 人口nhập khẩu 入口nhập khẩu thuế 入口稅nhất khẩu 一口nhất khẩu khí 一口氣phật khẩu xà tâm 佛口蛇心phòng khẩu 防口phún khẩu 噴口quái chích nhân khẩu 膾炙人口sàm khẩu 讒口sinh khẩu 牲口sính khẩu 逞口tá khẩu 借口tạ khẩu 藉口thích khẩu 適口thiên khẩu ngư 偏口魚thuận khẩu 順口tiến khẩu 進口tiếp khẩu 接口tín khẩu 信口tín khẩu hồ thuyết 信口胡說truyền khẩu 傳口tú khẩu 繡口ứng khẩu 應口vị khẩu 胃口xích khẩu bạch thiệt 赤口白舌xuất khẩu 出口

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.