ti, ty
sī ㄙ

ti

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tơ (tằm nhả ra).
2. (Danh) Chỉ chung đồ dệt bằng tơ.
3. (Danh) Phàm thứ gì nhỏ mà hình như đan sợi đều gọi là "ti". ◎ Như: "thù ti" mạng nhện, "vũ ti" mưa dây.
4. (Danh) Một trong "bát âm" : "kim, thạch, thổ, cách, ti, mộc, bào, trúc" , , , , , , , . Phiếm chỉ nhạc khí dùng dây.
5. (Danh) Số lượng cực nhỏ. ◎ Như: "nhất ti bất cẩu" cẩn thận từng li từng tí, "nhất ti vi tiếu" mỉm cười rất nhẹ.
6. (Danh) Lượng từ: một phần mười vạn. Mười "ti" là một "hào" .
7. (Tính) Làm bằng tơ. ◎ Như: "ti cân" khăn tơ, "ti miên" 綿 bông tơ.
8. (Tính) Rất nhỏ, rất ít. ◎ Như: "ti hào" tơ hào, một li một tí.

Từ ghép 9

ty

phồn thể

Từ điển phổ thông

sợi tơ

Từ điển Thiều Chửu

① Tơ tằm.
② Phàm thứ gì nhỏ mà hình như đan sợi đều gọi là ti, như thù ti mạng nhện, vũ ti mưa dây, v.v.
③ Tiếng ti, như đàn nhị phải dùng dây tơ mới gảy mới kéo ra tiếng được nên gọi là tiếng ti.
④ Ti, một phần trong mười vạn phần gọi là một ti . Mười ti là một hào .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tơ:

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sợi tơ tằm — Sợi tơ, sọi dây, sợi chỉ — Dây đàn.

Từ ghép 6

phưởng
bǎng ㄅㄤˇ, fǎng ㄈㄤˇ, fàng ㄈㄤˋ

phưởng

phồn thể

Từ điển phổ thông

xe thành sợi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) The (lụa dệt mỏng và mịn).
2. (Động) Xe sợi, đánh sợi. ◎ Như: "phưởng sa" kéo sợi. ◇ Phù sanh lục kí : "Bộc năng thành y, ẩu năng phưởng tích" , (Nhàn tình kí thú ) Lão bộc biết may quần áo, bà già biết xe sợi.

Từ điển Thiều Chửu

① Các thứ dệt bằng tơ đông đặc mềm nhũn tục gọi là phưởng trù .
② Xe sợi, đánh sợi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xe, đánh (sợi): Xe sợi; Xe chỉ;
② The (một thứ tơ mỏng hơn lụa).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sợi tơ, sợi bông vải — Kéo tơ, kéo sợi — Vải, lụa, dệt bằng tơ, sợi.

Từ ghép 5

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kéo tơ tằm, từ kén tằm trong nồi nước nóng ra.
cơ, ki, ky
jī ㄐㄧ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. công việc
2. máy móc

Từ điển trích dẫn

1. § Ghi chú: Âm "ki". Ta quen đọc là "cơ".
2. (Danh) Chốt trên nỏ để bắn tên.
3. (Danh) Đồ bắt chim thú ngày xưa.
4. (Danh) Khung cửi, máy dệt vải. ◇ Sử Kí : "Kì mẫu đầu trữ hạ ki, du tường nhi tẩu" , (Xư Lí Tử Cam Mậu truyện ) Bà mẹ ném thoi bỏ khung cửi, leo tường chạy trốn.
5. (Danh) Dụng cụ khiêng xác chết ngày xưa.
6. (Danh) Then, chốt (để đóng, khóa).
7. (Danh) Máy móc. ◎ Như: "đả tự cơ" máy đánh chữ, "thủy cơ" máy nước, "phát điện cơ" máy phát điện.
8. (Danh) Nguyên nhân làm cho sự vật phát động hay biến hóa. ◎ Như: "động cơ" nguyên nhân thúc đẩy. ◇ Lễ Kí : "Nhất nhân tham lệ, nhất quốc tác loạn, kì ki như thử" , , (Đại Học ) Một người tham tàn, cả nước tao loạn, nguyên do là vậy.
9. (Danh) Điềm triệu, trưng triệu.
10. (Danh) Then chốt, cốt yếu. ◎ Như: "quân cơ" nơi then chốt về việc quân.
11. (Danh) Lúc hợp thời, dịp thích nghi. ◎ Như: "đầu cơ" biết đón trước cơ hội, "thừa cơ" thừa cơ hội tốt.
12. (Danh) Kế sách, kế mưu.
13. (Danh) Dục vọng, lòng trần tục. ◎ Như: "tâm cơ" dục vọng, "vong cơ" quên hết tục niệm.
14. (Danh) Tên sao.
15. (Danh) Máy bay, nói tắt của "phi cơ" . ◎ Như: "khách cơ" máy bay chở hành khách, "chiến đấu cơ" máy bay chiến đấu.
16. (Danh) Cơ năng sinh hoạt. ◎ Như: "vô cơ hóa học" môn hóa học vô cơ.
17. (Tính) Trọng yếu, bí mật. ◎ Như: "quân sự cơ mật" bí mật quân sự.
18. (Tính) Khéo léo, biến trá, xảo trá. ◎ Như: "cơ tâm" cái lòng biến trá khéo léo, "cơ biến" tài biến trá.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái nẫy, cái máy, phàm cái gì do đấy mà phát động ra đều gọi là ki, như ki quan , sự ki , v.v.
② Ki trữ cái máy dệt, cái khung cửi.
③ Khéo léo biến trá, như ki tâm cái lòng biến trá khéo léo, ki biến tài biến trá, v.v.
④ Then chốt, cốt yếu, như quân ki nơi then chốt về việc quân.
⑤ Cơ hội, như đầu ki biết đón trước cơ hội, thừa ki thừa cơ hội tốt.
⑥ Cơ khí (máy móc), như thủy ki máy nước, phát điện ki máy phát điện, v.v.
⑦ Chân tính.
⑧ Máy móc, cơ khí, gọi tắt là ki. Ta quen đọc là cơ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Máy: Máy khâu; Máy đánh chữ;
② Máy bay: Máy bay vận tải; Máy bay hành khách;
③ Khả năng, cách...: Có cách sống; Khả năng chuyển biến;
④ Dịp, cơ hội: Dịp tốt; Lợi dụng cơ hội, thừa cơ;
⑤ Điểm cốt yếu, điểm then chốt;
⑥ Nhanh nhẹn, cơ trí: Nhanh trí;
⑦ Linh động: Sự biến đổi, tùy cơ ứng biến.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Máy móc — Quan trọng, chính yếu — Khéo léo — Lúc. Dịp — Đáng lẽ đọc Ki.

Từ ghép 72

ấn loát cơ 印刷機âu lộ vong cơ 鷗鷺忘機ban cơ 扳機chiến đấu cơ 戰鬬機chưng khí cơ 蒸氣機cơ biến 機變cơ binh 機兵cơ cảnh 機警cơ cấu 機構cơ chế 機製cơ duyên 機緣cơ động 機動cơ giới 機械cơ hội 機會cơ khí 機器cơ linh 機靈cơ mật 機密cơ mưu 機謀cơ năng 機能cơ quan 機關cơ quát 機括cơ quyền 機權cơ sự 機事cơ tâm 機心cơ tổ 機組cơ trí 機智cơ trục 機軸cơ trữ 機杼cơ trữ nhất gia 機杼一家cơ trường 機場cơ vận 機運cơ xảo 機巧dạng cơ 樣機đầu cơ 投機điện cơ 電機động cơ 動機hữu cơ 有機kế toán cơ 計算機khế cơ 契機khí cơ 汽機khởi trọng cơ 起重機liệu cơ 料機lương cơ 良機nghênh cơ 迎機nguy cơ 危機nhung cơ 戎機nông cơ 農機phi cơ 飛機phưởng tích cơ 紡績機quân cơ 軍機sinh cơ 生機song diệp cơ 雙葉機sự cơ 事機tầm cơ 尋機tâm cơ 心機thì cơ 時機thiên cơ 天機thời cơ 時機thu âm cơ 收音機thủ cơ 手機thủy phi cơ 水飛機thừa cơ 乘機trực thăng cơ 直升機trực thăng phi cơ 直昇飛機tùy cơ 隨機tư cơ 司機ty cơ 司機ứng cơ 應機vi cơ 微機vong cơ 忘機vô cơ 無機xu cơ 樞機

ki

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. § Ghi chú: Âm "ki". Ta quen đọc là "cơ".
2. (Danh) Chốt trên nỏ để bắn tên.
3. (Danh) Đồ bắt chim thú ngày xưa.
4. (Danh) Khung cửi, máy dệt vải. ◇ Sử Kí : "Kì mẫu đầu trữ hạ ki, du tường nhi tẩu" , (Xư Lí Tử Cam Mậu truyện ) Bà mẹ ném thoi bỏ khung cửi, leo tường chạy trốn.
5. (Danh) Dụng cụ khiêng xác chết ngày xưa.
6. (Danh) Then, chốt (để đóng, khóa).
7. (Danh) Máy móc. ◎ Như: "đả tự cơ" máy đánh chữ, "thủy cơ" máy nước, "phát điện cơ" máy phát điện.
8. (Danh) Nguyên nhân làm cho sự vật phát động hay biến hóa. ◎ Như: "động cơ" nguyên nhân thúc đẩy. ◇ Lễ Kí : "Nhất nhân tham lệ, nhất quốc tác loạn, kì ki như thử" , , (Đại Học ) Một người tham tàn, cả nước tao loạn, nguyên do là vậy.
9. (Danh) Điềm triệu, trưng triệu.
10. (Danh) Then chốt, cốt yếu. ◎ Như: "quân cơ" nơi then chốt về việc quân.
11. (Danh) Lúc hợp thời, dịp thích nghi. ◎ Như: "đầu cơ" biết đón trước cơ hội, "thừa cơ" thừa cơ hội tốt.
12. (Danh) Kế sách, kế mưu.
13. (Danh) Dục vọng, lòng trần tục. ◎ Như: "tâm cơ" dục vọng, "vong cơ" quên hết tục niệm.
14. (Danh) Tên sao.
15. (Danh) Máy bay, nói tắt của "phi cơ" . ◎ Như: "khách cơ" máy bay chở hành khách, "chiến đấu cơ" máy bay chiến đấu.
16. (Danh) Cơ năng sinh hoạt. ◎ Như: "vô cơ hóa học" môn hóa học vô cơ.
17. (Tính) Trọng yếu, bí mật. ◎ Như: "quân sự cơ mật" bí mật quân sự.
18. (Tính) Khéo léo, biến trá, xảo trá. ◎ Như: "cơ tâm" cái lòng biến trá khéo léo, "cơ biến" tài biến trá.

ky

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. công việc
2. máy móc

Từ điển Thiều Chửu

① Cái nẫy, cái máy, phàm cái gì do đấy mà phát động ra đều gọi là ki, như ki quan , sự ki , v.v.
② Ki trữ cái máy dệt, cái khung cửi.
③ Khéo léo biến trá, như ki tâm cái lòng biến trá khéo léo, ki biến tài biến trá, v.v.
④ Then chốt, cốt yếu, như quân ki nơi then chốt về việc quân.
⑤ Cơ hội, như đầu ki biết đón trước cơ hội, thừa ki thừa cơ hội tốt.
⑥ Cơ khí (máy móc), như thủy ki máy nước, phát điện ki máy phát điện, v.v.
⑦ Chân tính.
⑧ Máy móc, cơ khí, gọi tắt là ki. Ta quen đọc là cơ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Máy: Máy khâu; Máy đánh chữ;
② Máy bay: Máy bay vận tải; Máy bay hành khách;
③ Khả năng, cách...: Có cách sống; Khả năng chuyển biến;
④ Dịp, cơ hội: Dịp tốt; Lợi dụng cơ hội, thừa cơ;
⑤ Điểm cốt yếu, điểm then chốt;
⑥ Nhanh nhẹn, cơ trí: Nhanh trí;
⑦ Linh động: Sự biến đổi, tùy cơ ứng biến.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái lẫy nỏ — Cái giường đặt xác người chết — Khéo léo — Chỉ chung các loại máy móc — Tên ngôi sao thứ ba trong bảy ngôi của chòm sao Bắc Đẩu — Ta quen đọc Cơ.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.