tửu
jiǔ ㄐㄧㄡˇ

tửu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

rượu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Rượu, chỉ chung các thứ uống có chất say. ◇ Nguyễn Trãi : "Nhất hồ bạch tửu tiêu trần lự" (Hạ nhật mạn thành ) Một bầu rượu trắng tiêu tan nỗi lo trần tục.
2. (Danh) Tiệc rượu, yến tiệc.
3. (Danh) Họ "Tửu".
4. (Động) Uống rượu. ◇ Thượng Thư : "Văn Vương cáo giáo tiểu tử, hữu chánh hữu sự, vô di tửu" , , (Tửu cáo ) Vua Văn Vương khuyến cáo các con cháu bách tính, làm quan từ bậc cao (đại phu) tới bậc thấp (quần lại), không nên thường uống rượu.

Từ điển Thiều Chửu

① Rượu, phàm các thứ dùng để uống mà có chất say đều gọi là tửu. Nguyễn Trãi : nhất hồ bạch tửu tiêu trần lự một bầu rượu trắng tiêu tan nỗi lo trần tục.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rượu: Rót rượu;
② [Jiư] (Họ) Tửu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rượu. Tục ngữ: Tửu nhập ngôn xuất ( rượu vào lời ra ).

Từ ghép 58

hạp
xiá ㄒㄧㄚˊ

hạp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái hộp

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái hộp, cái tráp. ◎ Như: "mộc hạp" hộp gỗ, "kính hạp" tráp đựng gương. ◇ Chiến quốc sách : "Kinh Kha phụng Phiền Ư Kì đầu hàm, nhi Tần Vũ Dương phụng địa đồ hạp, dĩ thứ tiến" , , (Yên sách tam ) Kinh Kha bưng hộp đựng đầu lâu Phàn Ô Kì, còn Tần Vũ Dương bưng tráp địa đồ, theo thứ tự đi vào.
2. (Danh) Nhà tù, cũi tù. § Thông "hiệp" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái hộp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cái hộp, cái tráp: Cái hộp gỗ; Một hộp kẹo; Tráp đựng gương lược.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái hộp lớn. Cái tráp.
cửu
jiǔ ㄐㄧㄡˇ

cửu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

rau hẹ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Rau hẹ, là một thứ rau thơm mà cay, lá nhỏ mà giẹp. ◇ Đỗ Phủ : "Dạ vũ tiễn xuân cửu" (Tặng Vệ Bát xử sĩ ) Trong mưa đêm đi cắt rau hẹ mùa xuân.

Từ điển Thiều Chửu

① Rau hẹ, là một thứ rau thơm mà cay, lá nhỏ mà dẹp.

Từ điển Trần Văn Chánh

Cây hẹ, rau hẹ, hẹ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rau hẹ — Tên một bộ trong các bộ chữ Trung Hoa.
đinh
dīng ㄉㄧㄥ, nè ㄋㄜˋ

đinh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhọt, mụn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mụn đầu đinh. § Một thứ bệnh mới đầu mọc mụn con, nóng và rất ngứa, sau thành dắn chắc, rất đau. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Ngã yêu cáo tố nhất cá nhân, tựu trường nhất cá đinh, nhật hậu bất đắc hảo tử" , , (Đệ nhị thập thất hồi) Tôi mà mách chuyện với một người nào, thì sẽ lên đinh, ngày sau sẽ chết chẳng lành.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái đinh, một thứ nhọt lúc mới mọc một cái mụn con nóng và rất ngứa, sau rồi đâm rắn chắc đau dữ gọi là đinh.

Từ điển Trần Văn Chánh

Đinh nhọt, mụn, đầu đanh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái nhọt có đầu nhọn, thường mọc trên mặt. Ta cũng nói là nhọt đầu đinh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Danh hiệu cao quý theo thứ bậc của người làm việc triều đình.
quắc, quặc
jué ㄐㄩㄝˊ, qú ㄑㄩˊ

quắc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: quắc sưu )

Từ điển Trần Văn Chánh

Con khỉ cái.

Từ điển Trần Văn Chánh

】quắc sưu [qúsou] Một loài sâu đen có sáu chân, có thể phun ra chất độc để bảo vệ mình khi có người đến gần.

Từ ghép 1

quặc

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhảy.
2. (Danh) "Quặc sưu" một thứ sâu ở nơi ẩm thấp, mình đen chân vàng chạy rất nhanh, sáu chân, đầu đuôi tẽ ra, thấy người đến gần thì phun dãi độc ra để bảo hộ mình.
3. (Danh) Con khỉ cái. § Thông "quặc" .

Từ điển Thiều Chửu

① Quặc sưu một thứ sâu ở nơi ẩm thấp, mình đen chân vàng chạy rất nhanh, sáu chân, đầu đuôi tẽ ra, thấy người đến gần thì phun dãi độc ra để bảo hộ mình.
② Con khỉ cái.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Quặc — Có hình dáng của con rồng.

Từ ghép 1

cầm
qín ㄑㄧㄣˊ, yín ㄧㄣˊ

cầm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cỏ cầm

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một loài cỏ leo, lá như lá tre.
2. (Danh) "Hoàng cầm" một thứ cỏ, chồi hình vuông, lá giống mũi tên, mùa hè nở hoa tía, rễ vàng, cũng có tên là "không tràng" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cỏ cầm, mọc ở các chỗ thấp ướt (Phragmites japonica).
② Hoàng cầm một thứ cỏ, rễ dùng làm thuốc được. Thứ nào để lâu, trong lòng rỗng, ngoài vàng, trong đen gọi là phiến cầm . Thứ mới đào, trong đặc gọi là điều cấm .

Từ điển Trần Văn Chánh

Cỏ cầm (Phragmites japonica, mọc chỗ ẩm thấp, rễ thường dùng làm thuốc): Hoàng cầm (một vị thuốc bắc).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một giống lúa xấu.

Từ ghép 1

củ
jǔ ㄐㄩˇ

củ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: củ tương ,)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) "Củ nhược" một thứ cỏ, rễ rất mềm, vứt vỏ đi, cho nước tro vào đun sôi năm sáu lượt, rót từng mảng như mỡ, dùng làm đồ ăn.
2. (Danh) "Củ tương" cây trầu không.

Từ điển Thiều Chửu

① Củ nhược một thứ cỏ, rễ rất mềm, vứt vỏ đi, cho nước tro vào đun sôi năm sáu lượt, rót từng mảng như mỡ, dùng làm đồ ăn.
② Củ tương cây trầu không.

Từ điển Trần Văn Chánh

】củ tương [jư jiàng] (thực) Cây trầu không.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Củ tương : Một loại cây có hạt cây, thuộc giống Hồ tiêu.

Từ ghép 3

ca
gē ㄍㄜ

ca

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

anh trai

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khúc hát. § Chữ viết cổ của "ca" .
2. (Danh) Tiếng xưng hô: Anh. § Em gọi anh (cùng cha mẹ) là "ca". ◎ Như: "đại ca" anh cả.
3. (Danh) Tiếng xưng hô gọi huynh trưởng (cùng họ hàng thân thích) là "ca". ◎ Như: "thúc bá ca" .
4. (Danh) Tiếng gọi tôn xưng người nam tính cùng lứa. ◇ Thủy hử truyện : "Cảm vấn a ca, nhĩ tính thập ma?" , (Đệ tam hồi) Dám hỏi đàn anh họ gì?
5. (Danh) Đặc chỉ xưng hô của con gái đối với người yêu (nam tính).
6. (Danh) Đời Đường thường xưng cha là "ca". ◇ Cựu Đường Thư : "Huyền Tông khấp viết: Tứ ca nhân hiếu" : (Vương Cư truyện ) Huyền Tông khóc, nói: Cha là người nhân từ hiếu thuận. § "Tứ ca" chỉ Duệ Tông, là cha của Huyền Tông, con thứ tư của Vũ Hậu.
7. (Danh) Gọi tắt của "ca diêu" , đồ gốm sứ trứ danh đời Tống.
8. (Trợ) Ngữ khí từ. § Tương đương với "a" , "a" . Thường xuất hiện trong những hí khúc thời Tống, Nguyên.

Từ điển Thiều Chửu

① Anh, em gọi anh là ca.

Từ điển Trần Văn Chánh

Anh: Anh cả; Anh hai Lí.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng gọi người anh. Cũng gọi là Ca ca.

Từ ghép 7

tao
zāo ㄗㄠ

tao

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cặn rượu
2. ngâm rượu
3. ướp, muối, ngâm
4. mục nát, mủn
5. hỏng, yếu kém, bại hoại

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cặn rượu. ◎ Như: "tửu tao" cặn rượu, bã rượu.
2. (Danh) Cặn bã, đồ vô dụng, thứ không có giá trị gì cả. ◎ Như: "tao phách" cặn bã, thừa bỏ (trái nghĩa với "tinh hoa" ).
3. (Danh) Họ "Tao".
4. (Động) Ngâm với rượu. ◎ Như: "tao ngư" cá ngâm rượu, "tao nhục" thịt ngâm rượu.
5. (Tính) Kém, hỏng, hư nát, bại hoại. ◎ Như: "tao cao" sự tình hư hỏng, "tha giá học kì đích thành tích ngận tao" kết quả kì học này của nó tệ lắm.
6. (Tính) Mục nát. ◎ Như: "bố tao liễu" vải mục rồi.

Từ điển Thiều Chửu

① Cặn rượu. Câu nói không có tinh thần gì gọi là tao phách .
② Vợ. Tống Hoằng có câu: Tao khang chi thê bất khả hạ đường người vợ cùng chịu cảnh nghèo hèn với mình không thể bỏ được, vì thế nên vợ cả gọi là tao khang chi thê.
③ Ngâm rượu, như tao ngư lấy rượu ngâm cá.
④ Bại hoại, hỏng, tan nát.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bã, hèm: Bã rượu, hèm rượu;
② Ướp, muối, ngâm (rượu): Cá ướp (bằng bã rượu hoặc rượu);
③ Mục, mục nát, mủn: Gỗ đã mục rồi; Vải đã mủn rồi;
④ Hỏng, kém, yếu, bại hoại, tan nát: Hỏng việc rồi; (Người) chị ấy yếu lắm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bã rượu. Hèm rượu.

Từ ghép 5

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.