禮 - lễ
九禮 cửu lễ

Từ điển trích dẫn

1. Chín lễ nghi ngày xưa là: "quan, hôn, triều, sính, tang, tế, tân chủ, hương ẩm tửu, quân lữ" , , , , , , , , .

▸ Từng từ:
亢禮 kháng lễ

Từ điển trích dẫn

1. Lấy sự bình đẳng mà đối đãi nhau. § Cũng viết là "kháng lễ" .

▸ Từng từ:
儀禮 nghi lễ

Từ điển trích dẫn

1. Lễ nghi, lễ tiết.
2. Tên sách, còn gọi là "Lễ Kinh" , hoặc gọi tắt là "Lễ" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hình thức bên ngoài để chứng tỏ sự đối xử tốt đẹp. Hoa Tiên có câu: » Dập dìu nghi lễ sắm sanh, ngựa yên khảm ngọc xe mành ken châu «.

▸ Từng từ:
免禮 miễn lễ

Từ điển trích dẫn

1. Khỏi phải làm lễ (tiếng khách sáo của trưởng bối hoặc cấp trên nói khi vãn bối hoặc cấp dưới chuẩn bị làm lễ). ◇ Tây du kí 西: "Hành Giả đạo: "Hài nhi miễn lễ." Na yêu vương tứ đại bái tất, lập ư hạ thủ" : "." , (Đệ tứ thập nhị hồi) Hành Giả nói: "Miễn lễ cho con." Yêu vương làm đại lễ, lạy bốn lạy xong, đứng ở mé dưới.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khỏi phải giữ đúng phép tắc trong cách đối xử.

▸ Từng từ:
六禮 lục lễ

Từ điển trích dẫn

1. Sáu lễ trong xã hội, gồm: "quan, hôn, tang, tế, hương, tương kiến" , , , , , .
2. Sáu lễ (ngày xưa) trong việc cưới xin, gồm: "nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp trưng, thỉnh kì, thân nghênh" , , , , , .
3. Ngày xưa cúng tế tông miếu gồm có: "tứ hiến, quỹ thực, từ, dược, thường, chưng" , , , , , .
4. Ngày xưa triều kiến thiên tử có sáu lễ: "triều, tông, cận, ngộ, hội, đồng" , , , , , .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sáu lễ trong xã hội, gồm: Quan, hôn, tang, tế, hương ẩm tửu và tương kiến — Sáu lễ trong việc cưới xin, gồm nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp trưng, thỉnh kì và thân nghênh. Tức là tuần tự đi từ việc chạm ngõ, hỏi tên họ, nhà thờ để làm lễ, đem lễ vật cho đàn gái tức, đám hỏi hay đám nói, định ngày và đến lễ rước dâu cho song việc cưới xin. » Bày ra sáu lễ sẵn sàng, các quan đi họ rước nàng Nguyệt Nga «. ( Lục Vân Tiên ).

▸ Từng từ:
典禮 điển lễ

Từ điển trích dẫn

1. Phép tắc lễ nghi. ◇ Dịch Kinh : "Thánh nhân hữu dĩ kiến thiên hạ chi động, nhi quan kì hội thông, dĩ hành kì điển lễ" , , (Hệ từ thượng ) Thánh nhân thấy được sự vận động trong thiên hạ, mà xem xét lẽ tụ hợp biến thông trong đó, rồi đặt ra phép tắc lễ nghi.
2. Nghi thức long trọng. ◇ Thanh sử cảo 稿: "Nhị nguyệt, Văn Hoa điện thành, cử hành điển lễ" , 殿, (Lễ chí bát ) Tháng hai, điện Văn Hoa làm xong, cử hành nghi thức long trọng.
3. Trông coi về lễ nghi.
4. Chức quan coi việc lễ nghi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như Điển chương — Coi giữ việc lễ nghi.

▸ Từng từ:
冠禮 quan lễ

Từ điển trích dẫn

1. Nghi thức đội mũ cho con trai thời xưa, khi tròn 20 tuổi, tức là tuổi thành niên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lễ đội mũ cho con trai nhà quyền quý, khi vừa tròn 20 tuổi, tức lễ Gia quan.

▸ Từng từ:
凶禮 hung lễ

Từ điển trích dẫn

1. Gặp tai họa hoặc sự chẳng lành, cử hành "hung lễ" . Chẳng hạn: tang lễ, hoang lễ, điếu lễ, v.v. ◇ Chu Lễ : "Dĩ hung lễ ai bang quốc chi ưu" (Xuân quan , Đại tông bá ).
2. Đặc chỉ tang lễ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ tang lễ.

▸ Từng từ:
制禮 chế lễ

Từ điển trích dẫn

1. Đặt ra lễ nghi.

▸ Từng từ:
割禮 cát lễ

Từ điển trích dẫn

1. Tục lệ Do Thái giáo và Hồi giáo, khi con trai thụ giáo đem cắt miếng da ở đầu sinh thực khí ("bao bì" ), gọi là "cát lễ" .

▸ Từng từ:
喪禮 tang lễ

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cách thức định sẵn về việc ma chay.

▸ Từng từ:
嘉禮 gia lễ

Từ điển trích dẫn

1. Vốn nghĩa là khánh lễ, yến tiệc, quan hôn.
2. Thường chỉ lễ cưới. ◇ Liêu trai chí dị : "Bất tri kim tịch gia lễ, tàm vô dĩ hạ" , (Hồ giá nữ ) Không biết đêm nay có hỉ sự, thẹn không có gì làm lễ mừng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cuộc lễ tốt đẹp, chỉ lễ cưới.

▸ Từng từ:
執禮 chấp lễ

Từ điển trích dẫn

1. Giữ đúng lễ phép, thủ lễ. ◇ Diêm thiết luận : "Tích Chu Công xử khiêm dĩ ti sĩ, chấp lễ dĩ trị hạ" , (Quyển thất).
2. Chỉ lễ mạo đối với người khác. ◇ Lỗ Tấn : "Dĩ hậu như tương kiến, nhưng đương chấp lễ thậm cung" , (Thư tín tập , Trí tào tụ nhân ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giữ đúng phép đối xử đẹp đẽ với người — Cũng chỉ sự quá giữ lễ, không cần thiết.

▸ Từng từ:
壽禮 thọ lễ

thọ lễ

phồn thể

Từ điển phổ thông

lễ mừng thọ

▸ Từng từ:
失禮 thất lễ

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đánh mất sự đối xử tốt đẹp với người khác.

▸ Từng từ:
婚禮 hôn lễ

hôn lễ

phồn thể

Từ điển phổ thông

hôn lễ, đám cưới

Từ điển trích dẫn

1. Lễ cưới, nghi thức kết hôn. § Cũng viết là . ◎ Như: "tha môn đích hôn lễ kí giản đan hựu long trọng" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Việc tổ chức cưới xin theo nghi thức. Lễ cưới.

▸ Từng từ:
守禮 thủ lễ

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giữ đúng cách cư xử tốt đẹp.

▸ Từng từ:
恩禮 ân lễ

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ban ơn và đối xử theo lễ. Chỉ việc vua đối xử với bậc hiền tài.

▸ Từng từ:
懺禮 sám lễ

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Việc cúng vái để thú tội cùng thần linh sửa đổi.

▸ Từng từ:
拘禮 câu lễ

Từ điển trích dẫn

1. Giữ phép tắc một cách cố chấp, không biết biến thông để thích ứng với hoàn cảnh. ◇ Hoài Nam Tử : "Câu lễ chi nhân, bất khả sử ứng biến" , 使 (Phiếm luận ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quá giữ lễ.

▸ Từng từ:
敬禮 kính lễ

kính lễ

phồn thể

Từ điển phổ thông

kính lễ, chào hỏi lễ phép

▸ Từng từ:
施禮 thi lễ

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Làm lễ chào người khác.

▸ Từng từ:
昏禮 hôn lễ

Từ điển trích dẫn

1. § Xem "hôn lễ" .

▸ Từng từ:
洗禮 tẩy lễ

Từ điển trích dẫn

1. Nghi lễ rửa tội (Cơ Đốc giáo). § Tiếng Pháp: "baptême".
2. Tỉ dụ học tập huấn luyện. ◇ Thẩm Tòng Văn : "Ngã thị cá thụ khoa học tẩy lễ đích nhân, bất tương tín hạt tử tri đạo ngã đích sự tình" , (Chủ phụ tập , Đại tiểu nguyễn ).
3. Tỉ dụ đoán luyện hoặc từng trải. ◇ Vương Quần Sanh : "Tha tại Triều Tiên chiến địa kinh lịch quá pháo hỏa tẩy lễ" (Kì diệu đích lữ trình ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lễ rửa tội của Cơ đốc giáo.

▸ Từng từ:
浸禮 tẩm lễ

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lễ rửa tội của Công giáo. Cũng nói Tẩy lễ.

▸ Từng từ:
無禮 vô lễ

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không đúng phép cư xử với người khác.

▸ Từng từ:
祭禮 tế lễ

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Việc tổ chức cúng vái.

▸ Từng từ:
禮儀 lễ nghi

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cách thức bày tỏ sắp đặt bên ngoài để nói lên lóng kính trọng. Đoạn trường tân thanh có câu: » Kéo cờ thêu, phủ tiên phong. Lễ nghi dàn trước, bác đồng phục sau «.

▸ Từng từ:
禮堂 lễ đường

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhà để cúng tế. Nơi cúng tế.

▸ Từng từ:
禮心 lễ tâm

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lòng kính trọng — Cũng chỉ tiền bạc vật dụng đem biếu người khác để tỏ lòng kính trọng, lòng thành. Đoạn trường tân thanh có câu: » Họ chung ra sức giúp vì. Lễ tâm đã đặt tụng kì cũng xong «.

▸ Từng từ:
禮拜 lễ bái

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cúng lạy quỷ thần — Trong Bạch thoại có nghĩa là tuần lễ — Còn có nghĩa là ngày trong tuần lễ. Td: Lễ bái tam ( thứ tư, tức là ngày số 3 trong tuần lễ ).

▸ Từng từ:
禮教 lễ giáo

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ chung sự dạy dỗ theo khuôn phép, để cư xử tốt đẹp.

▸ Từng từ:
禮服 lễ phục

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quần áo dành riêng để mặc trong các dịp hội hè cúng tế.

▸ Từng từ:
禮樂 lễ nhạc

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cách cư xử cao đẹp và âm thanh êm ái, là hai thứ giúp vào việc giáo hóa con người. Bài Tụng Tây Hồ Phú của Nguyễn Huy Lượng có câu: » Lễ nhạc ấy nghìn thu ít thấy. Phong cảnh này mấy thuở nào so «.

▸ Từng từ:
禮法 lễ pháp

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ chung các phép tắc phải theo để cư xử tốt đẹp. Ta vẫn đọc trại là Lễ phép.

▸ Từng từ:
禮物 lễ vật

Từ điển trích dẫn

1. Lễ: điển lễ (phép tắc lễ nghi), vật: văn vật (chế độ lễ nhạc). ◇ Thư Kinh : "Thống thừa tiên vương, tu kì lễ vật" , (Vi tử chi mệnh ).
2. Quà tặng. ◎ Như: "sanh nhật lễ vật" 」.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đồ dùng hoặc tiền bạc đem biếu người để tỏ lòng kính trọng, lòng thành. Truyện Trê Cóc có câu: » Sửa sang lễ vật lên hầu. Có tôi đã đứng làm đầu thì xong «.

▸ Từng từ:
禮讓 lễ nhượng

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấy cách cư xử cao đẹp mà nhường nhau.

▸ Từng từ:
禮部 lễ bộ

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên cơ quan triều đình trung ương, coi về nghi lễ triều đình.

▸ Từng từ:
稍禮 sảo lễ

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lể mọn. Chỉ vật đem biếu người khác, nói với ý khiêm nhường — Việc cung cấp ăn uống cho các tân khách của triều đình thời xưa.

▸ Từng từ:
答禮 đáp lễ

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đền bù lại sự cư xử đẹp của người khác với mình.

▸ Từng từ:
聘禮 sính lễ

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Việc tổ chức đám hỏi — Vật đem tới nhà gái trong đám hỏi — Vật đem tới nhà người hiền tài để mời ra giúp nước — Tặng vật dùng vào việc thăm viếng.

▸ Từng từ:
背禮 bội lễ

Từ điển trích dẫn

1. Làm trái phép tắc. ◇ Tấn Thư : "Tăng diện chất Tịch (Nguyễn Tịch) ư Văn Đế tọa viết: Khanh túng tình bội lễ, bại tục chi nhân" (): , (Hà Tăng truyện ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trái phép tắc.

▸ Từng từ:
覲禮 cận lễ

Từ điển trích dẫn

1. Thời xưa, lễ nghi của chư hầu mùa thu vào yết kiến thiên tử. ◇ Lễ Kí : "Cận lễ, thiên tử bất hạ đường nhi kiến chư hầu, hạ đường nhi kiến chư hầu, thiên tử chi thất lễ dã" , , , (Giao đặc sinh ).
2. Phiếm chỉ lễ tiết bề tôi triều kiến hoàng đế.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lễ yết kiến của vua chư hầu với vua Thiên tử.

▸ Từng từ:
詩禮 thi lễ

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kinh Thi và kinh Lễ, hai bộ trong Ngũ kinh của Trung Hoa — Chỉ con nhà học hành giỏi giang. Truyện Hoa Tiên : » Nền thi lễ nếp đai cân «.

▸ Từng từ:
謝禮 tạ lễ

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Việc cúng tế để đáp ơn trời đất thánh thần — Món quà đem đáp ơn người khác.

▸ Từng từ:
讚禮 tán lễ

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người giúp việc tiếp khách trong các dịp hội họp tiệc tùng.

▸ Từng từ:
賓禮 tân lễ

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phép tắc đối xử với khách.

▸ Từng từ:
越禮 việt lễ

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vượt qua cách thức quy định việc đối xử giữa người này với người khác.

▸ Từng từ:
軍禮 quân lễ

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Những cách thức bề ngoài, được ấn định dùng trong binh đội.

▸ Từng từ:
違禮 vi lễ

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trái ngược với cách đối xử tốt đẹp đã được quy định.

▸ Từng từ:
陰禮 âm lễ

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái lễ, tức phép ăn ở tốt đẹp của đàn bà con gái — Cũng có nghĩa như Hôn lễ, tức các hình thức tổ chức đám cưới.

▸ Từng từ:
非禮 phi lễ

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trái với cách cư xử tốt đẹp.

▸ Từng từ:
博文約禮 bác văn ước lễ

Từ điển trích dẫn

1. Học tập nghiên cứu sâu rộng điển tịch và tuân theo lễ mà tự ước thúc mình. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử bác học ư văn, ước chi dĩ lễ, diệc khả dĩ phất bạn hĩ phù" , , (Ung Dã ) Người quân tử học rộng về thi thư, tự ước thúc bằng lễ (quy tắc, nghi thức, kỉ luật tinh thần), như vậy có thể không trái với đạo lí.

▸ Từng từ: