bổ
bǔ ㄅㄨˇ

bổ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thêm vào
2. chắp, vá
3. bổ (thuốc)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vá, sửa lại chỗ hư rách. ◎ Như: "bổ y" vá áo, "bổ phá võng" vá lưới rách, "luyện thạch bổ thiên" luyện đá vá trời. ◇ Đỗ Phủ : "Thị tì mại châu hồi, Khiên la bổ mao ốc" , (Giai nhân ) Thị tì đi bán ngọc trai trở về, Kéo dây leo đắp vá nhà cỏ.
2. (Động) Bù, thêm vào chỗ thiếu. ◎ Như: "bổ sung" thêm vào cho đủ. ◇ Quốc ngữ : "Khử dân chi sở ác, bổ dân chi bất túc" , (Việt ngữ thượng ) Trừ bỏ những điều sai lầm của dân, thêm vào những cái thiếu sót của dân.
3. (Động) Sung nhậm chức vị, danh thứ còn trống. ◎ Như: "đệ bổ" lần lượt bổ nhiệm.
4. (Động) Giúp ích, tăng lợi ích. ◎ Như: "bất vô tiểu bổ" không phải là không có ích lợi chút đỉnh. ◇ Mạnh Tử : "Xuân tỉnh canh nhi bổ bất túc" (Cáo tử hạ ) Mùa xuân xem xét sự cày bừa mà giúp ích cho các cái thiếu thốn.
5. (Danh) Thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng. ◎ Như: "đông lệnh tiến bổ" vào mùa đông, ăn uống chất bổ dưỡng để chống lạnh.
6. (Danh) Họ "Bổ".

Từ điển Thiều Chửu

① Vá áo.
② Bù, phàm cái gì nó thiếu mà bù cho đủ đều gọi là bổ. Thiếu máu uống thuốc bù máu gọi là thuốc bổ huyết . Ðỗ Phủ : Thị tì mại châu hồi, Khiên la bổ mao ốc thị tì đi bán ngọc trai trở về, kéo dây leo sửa kín nhà cỏ.
③ Giúp. Như xuân tỉnh canh nhi bổ bất túc mùa xuân xem xét sự cày bừa mà giúp cho các cái thiếu thốn.
④ Ích lợi, như bất vô tiểu bổ không phải là không có ích lợi chút đỉnh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vá, hàn: Vá quần áo; Hàn nồi;
② Bù, thêm, bổ khuyết: Bù đắp; Lấy hơn bù kém; Ủy viên dự khuyết (chờ bổ khuyết);
③ Bổ: Tẩm bổ;
④ (văn) Bổ ích, có ích, giúp ích: Không giúp ích gì; Chẳng phải là không có lợi ích nhỏ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái áo lành lặn — Vá lại cho làn lặn — Giúp ích cho — Giúp đỡ — Thêm vào cho đủ.

Từ ghép 38

lạc
lào ㄌㄠˋ, luò ㄌㄨㄛˋ

lạc

giản thể

Từ điển phổ thông

1. quấn quanh
2. ràng buộc

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Trần Văn Chánh

】lạc tử [làozi]
① Túi lưới;
② Dụng cụ quấn chỉ (cuộn dây), guồng sợi;
③ (văn) Bao la, bao quát: Bao quát cả xưa nay. Xem [luò].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xơ, thớ: Xơ mướp;
② (y) Kinh lạc;
③ Chụp lại, bọc lại, trùm lại (bằng một vật có dạng như lưới): Trên đầu chụp cái lưới bọc tóc;
④ Quấn, xe, quay: Quấn tơ;
⑤ (văn) Cái dàm ngựa. Xem [lào].

Từ ghép 4

mật
mì ㄇㄧˋ

mật

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đông đúc
2. giữ kín

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Rậm rạp, liền kín, sát, khít, dày. ◎ Như: "mật mật tằng tằng" chập chồng liền kín, "mật như thù võng" dày đặc như mạng nhện.
2. (Tính) Kín đáo, không để lộ, không cho người ngoài cuộc biết tới. ◎ Như: "mật lệnh" lệnh bí mật.
3. (Tính) Thân gần, thân thiết, liền kề. ◎ Như: "mật nhĩ" , "mật thiết" hợp với nhau, khắng khít. § Tục viết là . ◇ Cù Hựu : "Bằng hữu trung hữu nhất cá dữ tha giao vãng mật thiết" (Tu Văn xá nhân truyện ) Trong đám bạn bè có một người giao hảo với ông rất thân thiết.
4. (Tính) Chu đáo, tỉ mỉ. ◎ Như: "tế mật" tỉ mỉ, "chu mật" kĩ lưỡng, "nghiêm mật" nghiêm ngặt, chặt chẽ.
5. (Danh) Sự việc giữ kín, việc không để công khai. ◎ Như: "bảo mật" giữ kín, "bí mật" việc giấu kín, không để lộ, "cơ mật" việc cơ yếu giữ kín.
6. (Danh) Họ "Mật".
7. (Danh) Trong nhà Phật có một phái tu về phép bí mật tụng chú ấn quyết khiến ba nghiệp thân, miệng, ý cùng ứng với nhau, tức thì chuyển phàm nên thánh, công dụng không thể nghĩ bàn tới, gọi là "Mật tông", cũng gọi là "Chân ngôn tông" , giáo nghĩa của tông này gọi là "mật giáo" .
8. (Phó) Kín đáo, ngầm. ◎ Như: "mật báo" ngầm thông báo, "mật cáo" kín đáo cho biết.

Từ điển Thiều Chửu

① Rậm rạp, liền kín. Như mật mật tằng tằng chập chồng liền kín.
② Bí mật, việc gì cần phải giữ kín không cho ai biết gọi là mật.
③ Liền gắn, liền kề. Như mật nhĩ , mật thiết nghĩa là cùng hợp với nhau, có ý khắng khít lắm. Tục viết là .
④ Mật tông . Trong nhà Phật có một phái tu về phép bí mật Tụng chú ấn quyết khiến ba nghiệp thân, miệng, ý cùng ứng với nhau, tức thì chuyển phàm nên thánh, công dụng không thể nghĩ bàn tới, như thế chỉ có Phật mới biết được, nên gọi là mật tông, cũng gọi là chân ngôn tông , giáo nghĩa của tông này gọi là mật giáo .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mau, kín, dầy, khít, sát, rậm rạp, đông đúc: Cấy dầy, trồng dầy; Vùng này cây trồng sát quá;
② Thân thiết: Bạn thân; Thân mật; Khăng khít gần gũi;
③ Tinh vi, kĩ càng: Kĩ càng; Tinh vi;
④ Bí mật, ngầm, lén: Nói chuyện kín, mật đàm; Điện mật, mật điện; Mật ước, hiệp ước bí mật; Giữ bí mật; Bí mật chôn viên ngọc bích ở sân trước tổ miếu (Tả truyện);
⑤ [Mì] (Họ) Mật.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kín đáo — Gần. Khít lại — Yên lặng.

Từ ghép 42

não
nǎo ㄋㄠˇ, nào ㄋㄠˋ

não

phồn thể

Từ điển phổ thông

não, óc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Óc.
2. (Danh) Đầu. ◎ Như: "diêu đầu hoảng não" gật gà gật gù, đầu lắc la lắc lư (có vẻ tự đắc hoặc thích thú). ◇ Đỗ Phủ : "Trắc não khán thanh tiêu" (Họa cốt hành ) Nghiêng đầu nhìn trời xanh.
3. (Danh) Bộ phận trung tâm của vật thể. ◇ Đạo Tiềm : "Quỳ tâm cúc não" (Thứ vận Tử Chiêm phạn biệt ) Tim hoa quỳ đọt hoa cúc.
4. (Danh) Chỉ vật gì có màu sắc hoặc hình trạng như óc tủy. ◎ Như: "chương não" long não, "đậu hủ não" tàu hủ.

Từ điển Thiều Chửu

① Óc. Phần ở khắp cả bộ đầu gọi là óc lớn: đại não , chủ về việc tri giác vận động, phần ở sau óc lớn hình như quả bóng nhỏ tiểu não: , chuyên chủ về vận động, ở dưới đáy óc lớn gọi là óc giữa trung não: , dưới liền với tủy xương sống, gọi là duyên tủy , đều chủ sự thở hút. Do óc giữa xuống tủy chia ra các dây nhỏ đi suốt cả mình gọi là não khí cân dây gân óc, hay là não thần kinh .

Từ điển Trần Văn Chánh

Óc, não: Máy tính điện tử.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Óc, tức chất mềm, màu trắng xám ở tỏng sọ.

Từ ghép 24

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.