diệp, hiệp, tiết
xiè ㄒㄧㄝˋ, yè ㄜˋ

diệp

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Miếng kim loại đánh mỏng thành lá.
2. (Động) Dùng miếng mỏng bằng kim loại bọc lại.
3. Một âm là "hiệp". (Danh) Quặng đồng, quặng sắt.

Từ điển Thiều Chửu

① Lá đồng lá sắt. Đồng sắt đàn mỏng ra từng phiến gọi là diệp.

Từ điển Trần Văn Chánh

Miếng mỏng kim loại: Lá vàng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái liềm cắt cỏ, cắt lúa.

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Miếng kim loại đánh mỏng thành lá.
2. (Động) Dùng miếng mỏng bằng kim loại bọc lại.
3. Một âm là "hiệp". (Danh) Quặng đồng, quặng sắt.

tiết

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cái vòng
2. quặng đồng sắt

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Cái vòng;
② Quặng đồng sắt.
dự
yù ㄩˋ

dự

phồn thể

Từ điển phổ thông

khen ngợi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Khen, xưng tán. ◎ Như: "xưng dự" khen ngợi. ◇ Luận Ngữ : "Ngô chi ư nhân dã, thùy hủy thùy dự?" , (Vệ Linh Công ) Ta đối với người, có chê ai có khen ai đâu?
2. (Danh) Tiếng khen, tiếng tốt. ◎ Như: "danh dự" tiếng tốt, "thương dự" người buôn hoặc cửa hàng có tiếng tăm, được tín nhiệm.
3. (Tính) Yên vui, vui vẻ.

Từ điển Thiều Chửu

① Khen, khen những cái hay của người gọi là dự.
② Tiếng khen. Như danh dự .
③ Yên vui.

Từ điển Trần Văn Chánh

Danh dự, vinh dự, tiếng khen, tiếng tăm, tiếng thơm: Vinh dự; 滿 Tiếng tăm lừng lẫy khắp nước;
② Ngợi khen , ca tụng: Khen không ngớt lời;
③ (văn) Yên vui.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khen ngợi — Tiếng khen. Tiếng tốt — Vui vẻ.

Từ ghép 8

quách, quắc
guó ㄍㄨㄛˊ

quách

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nước Quắc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nước "Quắc" .
2. Cũng đọc là "quách".

Từ điển Thiều Chửu

① Nước Quắc. Cũng đọc là chữ quách.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên nước chư hầu đời nhà Chu, thuộc tỉnh Hà Nam ngày nay — Họ người.

quắc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nước Quắc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nước "Quắc" .
2. Cũng đọc là "quách".

Từ điển Thiều Chửu

① Nước Quắc. Cũng đọc là chữ quách.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nước Quắc (một nước thời Chu ở Trung Quốc);
② (Họ) Quắc.
bà, bàn
bō ㄅㄛ, pán ㄆㄢˊ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tên sông "Bàn Khê" , ở tỉnh Thiểm Tây. § Còn gọi là "Hoàng Khê" . Tương truyền Khương Thái Công câu cá ở đây.
2. (Danh) Tảng đá lớn. § Thông "bàn" .
3. Một âm là "bà". (Danh) Hòn đá buộc sau cái tên bắn.

Từ điển Thiều Chửu

① Tên đất.
② Một âm là bà. Ðá dùng làm mũi tên.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Đá dùng làm mũi tên. Xem .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hòn đá dùng để bắn bằng dây thời cổ. Cũng viết .

Từ ghép 1

bàn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(tên đất)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tên sông "Bàn Khê" , ở tỉnh Thiểm Tây. § Còn gọi là "Hoàng Khê" . Tương truyền Khương Thái Công câu cá ở đây.
2. (Danh) Tảng đá lớn. § Thông "bàn" .
3. Một âm là "bà". (Danh) Hòn đá buộc sau cái tên bắn.

Từ điển Thiều Chửu

① Tên đất.
② Một âm là bà. Ðá dùng làm mũi tên.

Từ điển Trần Văn Chánh

Tên địa phương. 【】Bàn Khê [Pánxi] Bàn Khê (tên địa phương ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem Bàn khê — Một âm khác là Bà.

Từ ghép 1

mạt
mà ㄇㄚˋ, mò ㄇㄛˋ

mạt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái khăn bịt đầu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khăn bịt đầu.
2. (Danh) Dải, đai.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái khăn bịt đầu.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Khăn bịt đầu.
cai, cải, hợi
gāi ㄍㄞ, gǎi ㄍㄞˇ, hǎi ㄏㄞˇ

cai

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lông ở trên ngón chân cái.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lông ở trên ngón chân cái — Một âm khác là Cải.

Từ ghép 1

cải

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lông ở trên ngón chân cái.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thịt ở hai bên má — Một âm khác là Cai.

hợi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hydroxylamin (hóa học)

Từ điển Trần Văn Chánh

(hóa) Hyđrôxylamin.
chuy, chùy, trùy
chuí ㄔㄨㄟˊ, zhuī ㄓㄨㄟ

chuy

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái vồ, cái dùi (dùng để đánh, đập). Cũng dùng làm binh khí.
2. (Danh) Cái búi tóc hình như cái vồ. § Còn gọi là "trùy kế" .
3. (Danh) Đầu hói (phương ngôn).
4. (Động) Đánh bằng trùy (vũ khí). ◇ Sử Kí : "Chu Hợi tụ tứ thập cân thiết trùy, trùy sát Tấn Bỉ" , (Ngụy Công Tử liệt truyện ) Chu Hợi (rút) cây trùy sắt nặng bốn mươi cân giấu trong tay áo, đập chết Tấn Bỉ.
5. (Động) Phiếm chỉ nện, đánh, đấm. ◇ Quan Hán Khanh : "Tảo nỗ nha đột chủy, quyền trùy cước thích, đả đích nhĩ khốc đề đề" , , (Cứu phong trần , Đệ nhất chiệp) Sớm nghiến răng chẩu mỏ (vẻ phẫn nộ), tay đấm chân đá, đánh mi khóc hu hu.
6. (Tính) Chậm chạp, ngu độn. ◇ Phương Hiếu Nhụ : "Mỗ chất tính trùy độn, học bất đốc chuyên, hành năng vô sở khả thủ" , , (Dữ Thái Linh tiên sanh thư ) Tôi bổn chất ngu độn, học không chuyên nhất, tài năng chẳng có gì đáng kể.
7. Một âm là "chuy". (Danh) "Chuy cốt" đốt xương sống.

Từ điển Thiều Chửu

① Nện, đánh.
② Cái vồ.
③ Chậm chạp, ngu độn gọi là chuy độn .

Từ ghép 2

chùy

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái chày để đập, hoặc giặt quần áo, bằng gỗ, đầu to đầu nhỏ — Đập bằng chày.

Từ ghép 4

trùy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nện, đánh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái vồ, cái dùi (dùng để đánh, đập). Cũng dùng làm binh khí.
2. (Danh) Cái búi tóc hình như cái vồ. § Còn gọi là "trùy kế" .
3. (Danh) Đầu hói (phương ngôn).
4. (Động) Đánh bằng trùy (vũ khí). ◇ Sử Kí : "Chu Hợi tụ tứ thập cân thiết trùy, trùy sát Tấn Bỉ" , (Ngụy Công Tử liệt truyện ) Chu Hợi (rút) cây trùy sắt nặng bốn mươi cân giấu trong tay áo, đập chết Tấn Bỉ.
5. (Động) Phiếm chỉ nện, đánh, đấm. ◇ Quan Hán Khanh : "Tảo nỗ nha đột chủy, quyền trùy cước thích, đả đích nhĩ khốc đề đề" , , (Cứu phong trần , Đệ nhất chiệp) Sớm nghiến răng chẩu mỏ (vẻ phẫn nộ), tay đấm chân đá, đánh mi khóc hu hu.
6. (Tính) Chậm chạp, ngu độn. ◇ Phương Hiếu Nhụ : "Mỗ chất tính trùy độn, học bất đốc chuyên, hành năng vô sở khả thủ" , , (Dữ Thái Linh tiên sanh thư ) Tôi bổn chất ngu độn, học không chuyên nhất, tài năng chẳng có gì đáng kể.
7. Một âm là "chuy". (Danh) "Chuy cốt" đốt xương sống.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nện, đánh;
② Cái vồ;
③ Chậm chạp: Chậm chạp ngu độn.

Từ điển Trần Văn Chánh

Xương sống, sống: Đốt xương sống cổ, đốt sống cổ; Đốt sống cùng.

Từ ghép 1

bô, phủ
fǔ ㄈㄨˇ, pú ㄆㄨˊ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thịt khô
2. quả phơi khô

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thịt khô. ◇ Luận Ngữ : "Cô tửu thị phủ bất thực" (Hương đảng ) Rượu, thịt khô mua ở chợ không ăn.
2. (Danh) Trái cây để khô, trái cây tẩm đường rồi để khô. ◎ Như: "đào phủ" đào khô.
3. (Động) Giết chết, băm xác rồi phơi khô (hình phạt thời xưa). ◇ Chiến quốc sách : "Ngạc Hầu tranh chi cấp, biện chi tật, cố phủ Ngạc Hầu" , , (Triệu sách tam ) Ngạc Hầu tranh biện nhậm lẹ, nên phạt giết Ngạc Hầu, băm xác đem phơi khô.
4. (Tính) Phiếm chỉ khô khan. ◎ Như: "phủ điền" ruộng khô, ruộng mùa đông lạnh thiếu chăm bón.
5. Một âm là "bô". (Danh) Ức (phần ngực và bụng). ◎ Như: "kê bô" ức gà.
6. (Danh) Buổi quá trưa. § Thông "bô" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nem, thịt luộc chín rồi phơi khô gọi là bô.
② Các thứ quả khô cũng gọi là bô. Như đào bô đào phơi khô.

Từ điển Trần Văn Chánh

】bô tử [púzi] Ức: Thịt ức gà. Xem [fư].

phủ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thịt khô. ◇ Luận Ngữ : "Cô tửu thị phủ bất thực" (Hương đảng ) Rượu, thịt khô mua ở chợ không ăn.
2. (Danh) Trái cây để khô, trái cây tẩm đường rồi để khô. ◎ Như: "đào phủ" đào khô.
3. (Động) Giết chết, băm xác rồi phơi khô (hình phạt thời xưa). ◇ Chiến quốc sách : "Ngạc Hầu tranh chi cấp, biện chi tật, cố phủ Ngạc Hầu" , , (Triệu sách tam ) Ngạc Hầu tranh biện nhậm lẹ, nên phạt giết Ngạc Hầu, băm xác đem phơi khô.
4. (Tính) Phiếm chỉ khô khan. ◎ Như: "phủ điền" ruộng khô, ruộng mùa đông lạnh thiếu chăm bón.
5. Một âm là "bô". (Danh) Ức (phần ngực và bụng). ◎ Như: "kê bô" ức gà.
6. (Danh) Buổi quá trưa. § Thông "bô" .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thịt khô: Thịt thỏ khô;
② Mứt: Mứt mơ; Mứt. Xem [pú].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thịt thú vật phơi khô, để giữ lâu, ăn dần — Ngày nay còn chỉ trái cây phơi khô.
san, sôn, tôn
sūn ㄙㄨㄣ

san

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ăn chín

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bữa ăn chiều. § Bữa cơm sáng gọi là "ung" , bữa cơm chiều gọi là "sôn" .
2. (Danh) Cơm, thức ăn nấu chín. ◎ Như: "thùy tri bàn trung sôn, lạp lạp giai tân khổ" , ai biết cơm chín trên mâm, mỗi hạt cơm là một hạt đắng cay.
3. (Danh) Bữa cơm thường (không có lễ nghi). § Tức "tiện yến" 便.
4. (Danh) Bữa cơm xoàng.
5. (Danh) Cơm chan canh.
6. (Động) Ăn bữa chiều.
7. (Động) Lấy nước hòa với cơm mà ăn nữa. § Tỏ ý khen ngợi cơm chủ mời ăn ngon.
8. § Cũng đọc là "tôn", "san".

Từ điển Thiều Chửu

① Ăn chín. Bữa cơm sáng gọi là ung , bữa cơm chiều gọi là sôn .
② Nước với cơm lẫn với nhau gọi là sôn. Cũng đọc là chữ tôn, chữ san.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Bữa cơm chiều;
② Thức ăn nấu chín;
③ Cơm chan với nước.

sôn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ăn chín

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bữa ăn chiều. § Bữa cơm sáng gọi là "ung" , bữa cơm chiều gọi là "sôn" .
2. (Danh) Cơm, thức ăn nấu chín. ◎ Như: "thùy tri bàn trung sôn, lạp lạp giai tân khổ" , ai biết cơm chín trên mâm, mỗi hạt cơm là một hạt đắng cay.
3. (Danh) Bữa cơm thường (không có lễ nghi). § Tức "tiện yến" 便.
4. (Danh) Bữa cơm xoàng.
5. (Danh) Cơm chan canh.
6. (Động) Ăn bữa chiều.
7. (Động) Lấy nước hòa với cơm mà ăn nữa. § Tỏ ý khen ngợi cơm chủ mời ăn ngon.
8. § Cũng đọc là "tôn", "san".

Từ điển Thiều Chửu

① Ăn chín. Bữa cơm sáng gọi là ung , bữa cơm chiều gọi là sôn .
② Nước với cơm lẫn với nhau gọi là sôn. Cũng đọc là chữ tôn, chữ san.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Bữa cơm chiều;
② Thức ăn nấu chín;
③ Cơm chan với nước.

Từ ghép 1

tôn

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bữa ăn chiều. § Bữa cơm sáng gọi là "ung" , bữa cơm chiều gọi là "sôn" .
2. (Danh) Cơm, thức ăn nấu chín. ◎ Như: "thùy tri bàn trung sôn, lạp lạp giai tân khổ" , ai biết cơm chín trên mâm, mỗi hạt cơm là một hạt đắng cay.
3. (Danh) Bữa cơm thường (không có lễ nghi). § Tức "tiện yến" 便.
4. (Danh) Bữa cơm xoàng.
5. (Danh) Cơm chan canh.
6. (Động) Ăn bữa chiều.
7. (Động) Lấy nước hòa với cơm mà ăn nữa. § Tỏ ý khen ngợi cơm chủ mời ăn ngon.
8. § Cũng đọc là "tôn", "san".

Từ điển Thiều Chửu

① Ăn chín. Bữa cơm sáng gọi là ung , bữa cơm chiều gọi là sôn .
② Nước với cơm lẫn với nhau gọi là sôn. Cũng đọc là chữ tôn, chữ san.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Bữa cơm chiều;
② Thức ăn nấu chín;
③ Cơm chan với nước.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đồ ăn nóng — Cơm chan canh.
sương, tương
xiāng ㄒㄧㄤ

sương

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sông "Tương". § Ta quen đọc là "sương".

Từ điển Thiều Chửu

① Sông Tương, ta quen đọc là chữ sương.

tương

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sông Tương

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sông "Tương". § Ta quen đọc là "sương".

Từ điển Thiều Chửu

① Sông Tương, ta quen đọc là chữ sương.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tên sông: Sông Tương (ở Trung Quốc, bắt nguồn từ Quảng Tây, chảy vào Hồ Nam);
② (Tên gọi tắt) tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên sông, thuộc tỉnh Hà Nam. Hát nói của Cao Bá Quát: » Nước sông Tương một giải nông sờ « — Một tên chỉ tỉnh Hà Nam ( Trung Hoa ).

Từ ghép 4

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.