類 - loại
事類 sự loại

Từ điển trích dẫn

1. ☆ Tương tự: "sự hạng" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như Sự hạng .

▸ Từng từ:
人類 nhân loại

nhân loại

phồn thể

Từ điển phổ thông

nhân loại, loài người

Từ điển trích dẫn

1. Loài người. ★ Tương phản: "cầm thú" , "súc sinh" , "thú loại" . ◇ Tùy Thư : "Viên thủ phương túc, giai nhân loại dã" , (Bắc Địch truyện , Quyển bát thập tứ) Đầu tròn chân vuông, đều là loài người cả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Loài người.

▸ Từng từ:
出類 xuất loại

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vượt lên trên mọi thứ cùng loài, ý nói giỏi hơn hết những người xung quanh.

▸ Từng từ:
分類 phân loại

phân loại

phồn thể

Từ điển phổ thông

phân loại

Từ điển trích dẫn

1. Tùy theo tính chất sự vật mà chia thành loài hoặc hạng mục. ◎ Như: "chức vị phân loại" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chia ra theo từng loài, từng thứ.

▸ Từng từ:
匪類 phỉ loại

Từ điển trích dẫn

1. Phường bất chánh, trộm cướp.
2. ☆ Tương tự: "phỉ đồ" , "phỉ nhân" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phường bất chánh, trộm cướp.

▸ Từng từ:
同類 đồng loại

Từ điển trích dẫn

1. Cùng loài, đồng nhất chủng loại. ◇ Hàn Dũ : "Khởi bất dĩ đức hiệp vu khảm, đồng loại tắc cảm; hình tàng tại không, khí ứng tắc thông" , ; , (Minh thủy phú ).
2. Người cùng loại. Cũng như: đồng liêu, đồng bối, đồng hành, đồng hỏa, v.v. ◇ Tam quốc chí : "Khinh thương đồng loại hồ?" (Tư Mã Chi truyện ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cùng loài. Cùng chủng tộc.

▸ Từng từ:
品類 phẩm loại

Từ điển trích dẫn

1. Loài, thứ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Loài, thứ.

▸ Từng từ:
大類 đại loại

đại loại

phồn thể

Từ điển phổ thông

đại loại, đại khái

Từ điển phổ thông

đại loại, chung chung

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bao gồm chung. Như Đại khái.

▸ Từng từ:
宵類 tiêu loại

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hạng người đi đêm. Phường ăn trộm.

▸ Từng từ:
愎類 phức loại

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cứng cỏi, ngang bướng.

▸ Từng từ:
敗類 bại loại

bại loại

phồn thể

Từ điển phổ thông

những người xấu, loại người xấu

Từ điển trích dẫn

1. Làm bại hoại đồng loại, hủy hại tộc loại. ◇ Trương Cửu Linh : "Thì huyện tể bại loại, công chỉ chi bất khả" , (Cố Thần Châu Lô Khê Lệnh Triệu Công kiệt minh ).
2. Người có phẩm đức xấu xa hư hỏng (trong một đoàn thể). ◇ Nho lâm ngoại sử : "Chư công mạc quái học sanh thuyết, giá Thiểu Khanh thị tha Đỗ gia đệ nhất cá bại loại" , (Đệ tam thập tứ hồi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hạng người hư hỏng.

▸ Từng từ:
無類 vô loại

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không thành cái loài gì. Chỉ kẻ xấu xa, không phải loài người. Như: Vô lại .

▸ Từng từ:
異類 dị loại

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khác giống, không cùng loài.

▸ Từng từ:
種類 chủng loại

Từ điển trích dẫn

1. Dựa theo tính chất hoặc đặc điểm sự vật mà chia thành các loài.
2. Chủng tộc. ◇ Minh sử : "Ư thị (Vương) Chấn nộ, dục tận diệt kì chủng loại" , (Vương Kí truyện ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Loài giống. Giống nòi.

▸ Từng từ:
菌類 khuẩn loại

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ chung các thực vật thuộc loài nấm.

▸ Từng từ:
蛇類 xà loại

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ chung loài rắn.

▸ Từng từ:
超類 siêu loại

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vượt lên trên thứ cùng loài.

▸ Từng từ:
醜類 xú loại

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hạng người xấu xa, bất lương.

▸ Từng từ:
陰類 âm loại

Từ điển trích dẫn

1. Thuộc về loài âm, như âm điện.

▸ Từng từ:
非類 phi loại

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xấu xa, không phải loài người.

▸ Từng từ:
類別 loại biệt

Từ điển trích dẫn

1. Phân loại. ◎ Như: "tương giá ta vật phẩm loại biệt vi nhị" đem những vật phẩm đó chia ra làm hai loại.
2. Chủng loại, thứ. ◎ Như: "sản phẩm hữu ngũ đại loại biệt" sản phẩm có năm loại chính.

▸ Từng từ:
類推 loại suy

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dựa vào sự giống nhau, mà nghĩ ra được những sự giống nhau khác.

▸ Từng từ:
類目 loại mục

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Theo loại xếp thành từng phần.

▸ Từng từ:
類聚 loại tụ

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Họp lại theo từng loài. Giống nhau thì họp lại với nhau.

▸ Từng từ:
類誌 loại chí

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chia theo từng loại mà ghi chép. Td: Lịch triều hiến chương loại chí. Xem vần Lịch.

▸ Từng từ:
哺乳類 bộ nhũ loại

Từ điển trích dẫn

1. Loại có vú, cho con bú.

▸ Từng từ:
多足類 đa túc loại

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Loài vật có nhiều chân ( như loài rết chẳng hạn ).

▸ Từng từ:
爬蟲類 ba trùng loại

Từ điển trích dẫn

1. Loài bò sát. ◎ Như: "xà, quy, tích dịch..." , , ... (rắn, rùa, thằn lằn...) là những "ba hành động vật" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Loài bò sát ( reptilia ).

▸ Từng từ:
翼手類 dực thủ loại

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Loài động vật mà chân trước như hai cái cánh ( loài dơi ).

▸ Từng từ:
超人類 siêu nhân loại

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vượt khỏi loài người.

▸ Từng từ:
頭足類 đầu túc loại

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Loài động vật mà chân mọc ở đầu ( Cephalopoda ).

▸ Từng từ:
鳩鴿類 cưu cáp loại

Từ điển trích dẫn

1. Chỉ chung các giống chim thuộc loại bồ câu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Danh từ Động vật học, chỉ chung các giống chim thuộc loại bồ câu ( columbinae ).

▸ Từng từ: 鴿
出類拔萃 xuất loại bạt tụy

Từ điển trích dẫn

1. Hình dong tài năng đặc xuất, vượt hẳn mọi người. § Nguồn gốc: ◇ Mạnh Tử : "Xuất ư kì loại, bạt hồ kì tụy" , (Công Tôn Sửu thượng ) Vượt ra khỏi đồng loại, cao trội hơn cả mọi người. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Kì trung hựu kiến Lâm Đại Ngọc thị cá xuất loại bạt tụy đích, tiện cánh dữ tha thân kính dị thường" (Đệ tứ thập cửu hồi) Trong bọn họ, (Bảo Cầm) lại thấy Lâm Đại Ngọc tài năng xuất chúng, nên càng thêm kính mến vô cùng.

▸ Từng từ:
方亭地志類 phương đình địa chí loại

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một cuốn sách về địa dư nước ta của Nguyễn Văn Siêu, danh sĩ đời Nguyễn, bài tựa viết năm 1862, niên hiệu Tự Đức 15. Xem tiểu truyện tác giả ở vần Siêu.

▸ Từng từ:
歴朝憲章類誌 lịch triều hiến chương loại chí

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một bộ sử của Phan Huy Chú, gồm 49 quyển, chép 10 mục là Địa dư chí, Nhân vật chí, Quan chức chí, Lễ nghi chí, Khoa mục chí, Quốc dụng chí, Hình luật chí, Binh chế chí, Văn tịch chí, Bang giao chí. Phan Huy Chú sinh năm 1782, mất 1840, tự là Lâm Khanh, hiệu là Mai Phong, người xã Thu Hoạch huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh, con của Phan Huy Ích, cháu của Phan Huy Ôn. Ông học rộng, nhưng chỉ đậu tú tài, và đậu tới hai lần, 1807 và 1819. Năm 1821, ông được bổ làm chức Biên tu tại viện Hàn lâm. Tháng tư năm đó ông dâng vua Minh Mệnh bộ Lịch triều Hiến chương. Năm 1824 ông được cử làm Ất Phó sứ sang Trung Hoa. Năm 1828 làm Phủ thừa phủ Thừa Thiên, rồi Hiệp trấn Quảng Nam. Năm 1830 lại được cử đi sứ Trung Hoa, nhưng lúc về bị cách chức. Cuối năm ấy ông tham dự phái đoàn sang Batavia. Năm sau được bổ chức Tư vụ bộ Công, được ít tháng ông cáo quan, về dưỡng già tại Tổng Thanh Mai phủ Quảng Oai tỉnh Sơn Tây. Ngoài bộ Lịch triều Hiến chương, các tác phẩm khác của ông có Hoàng Việt địa dư chí, Hoa thiều ngâm lục, Hoa trình tục ngâm, Dương trình kí kiến.

▸ Từng từ: