斟 - châm
斟愖 châm thậm

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng dằng, chậm trễ.

▸ Từng từ:
斟酌 châm chước

Từ điển trích dẫn

1. Rót ruợu. ◇ Hậu Hán Thư : "Từ nãi vi tê tửu nhất thăng, phủ nhất cân, thủ tự châm chước, bách quan mạc bất túy bão" , , , (Phương thuật truyện hạ , Tả Từ ) Tả Từ bèn mang ra rượu một thưng, thịt khô một cân, tự tay rót rượu, các quan không ai mà không no say.
2. Chỉ uống rượu. ◇ Đào Uyên Minh : "Quá môn cánh tương hô, Hữu tửu châm chước chi" , (Di cư ) Qua cửa lại gọi nhau, Có rượu đem ra uống.
3. Đắn đo, liệu tính cho đúng, cho vừa (như rót rượu uống phải lượng xem chén nông sâu). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đại gia châm chước nhất cá phương nhi, khả dụng bất khả dụng, na thì đại da tái định đoạt" . , (Đệ tứ thập thất hồi) Chúng ta sẽ liệu tính lập một phương thuốc, dùng được hay không dùng được, sau đó là tùy cậu quyết định lại.
4. Suy nghĩ, tư lường. ◇ Đỗ Phủ : "Châm chước Hằng Nga quả, Thiên hàn nại cửu thu" , (Nguyệt ) Nghĩ Hằng Nga góa bụa, Chịu lạnh đã bao năm.
5. Phẩm bình thưởng thức. ◇ Thanh bình nhạc : "Kim dạ thê nhiên đối ảnh, dữ thùy châm chước Hằng Nga" , (Trừ Dương kí Thiệu Tử phi chư hữu , Từ ) Đêm nay buồn thương đối bóng, cùng ai hân thưởng Hằng Nga (vừng trăng sáng).
6. Nắm giữ. ◇ Hậu Hán kỉ : "Thiên hữu Bắc Đẩu, sở dĩ châm chước nguyên khí" , (Thuận Đế kỉ ) Trời có sao Bắc Đẩu, cho nên nắm giữ được nguyên khí.
7. An bài, sắp đặt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rót rượu ra cái chén, san qua sẻ lại cho đều — Chỉ sự thêm bớt cho thích hợp với sự việc và hoàn cảnh.

▸ Từng từ: