膽 - đảm
喪膽 táng đảm

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mất mật. Ý nói quá sợ hãi.

▸ Từng từ:
大膽 đại đảm

đại đảm

phồn thể

Từ điển phổ thông

to gan, cả gan, liều lĩnh, táo bạo

Từ điển trích dẫn

1. Gan dạ, không biết sợ, có dũng khí.
2. To gan lớn mật, không kiêng nể gì hết. ◇ Thủy hử truyện : "Nhĩ thị na cá sao công, trực nhẫm đại đảm!" , (Đệ tam thập thất hồi) Này lão lái đò, có to gan lớn mật làm càn thì bảo!
3. Cả gan, mạo muội (lời nói khiêm). ◇ Thủy hử truyện : "Vương bà chỉ trương Vũ Đại xuất khứ liễu, tiện tẩu quá hậu môn lai khiếu đạo: Nương tử, lão thân đại đảm ..." , 便: , (Đệ nhị thập tứ hồi) Vương bà chỉ ngóng chờ Võ Đại đi khỏi, liền chạy sang cửa sau gọi: Nương tử ơi! Già này mạo muội ...
4. ☆ Tương tự: "đẩu đảm" , "dũng cảm" .
5. ★ Tương phản: "đảm tiểu" , "khiếp nọa" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trái mật lớn, chỉ lòng dũng cảm, không biết sợ.

▸ Từng từ:
心膽 tâm đảm

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tim và mật. Chỉ lòng dạ cứng cõi.

▸ Từng từ:
放膽 phóng đảm

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lớn mật, không biết sợ gì.

▸ Từng từ:
散膽 tán đảm

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vỡ mật, ý nói sợ hãi lắm.

▸ Từng từ:
斗膽 đẩu đảm

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trái mật lớn bằng cái đấu, ý nói rất bạo dạn, không biết sợ hãi gì. Cũng như Đại đảm ( mật lớn ).

▸ Từng từ:
熊膽 hùng đảm

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mật gấu, dùng để làm thuốc.

▸ Từng từ:
破膽 phá đởm

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vỡ mật, ý nói sợ lắm.

▸ Từng từ:
肝膽 can đảm

can đảm

phồn thể

Từ điển phổ thông

can đảm, gan dạ

Từ điển trích dẫn

1. Gan và mật. ◇ Trang Tử : "Vong kì can đảm, di kì nhĩ mục" , (Đại tông sư ) Quên đi gan và mật của mình, không để ý đến tai và mắt của mình nữa.
2. Tỉ dụ thành khẩn, trung thành. ◇ Sử Kí : "Thần nguyện phi phúc tâm, thâu can đảm, hiệu ngu kế, khủng túc hạ bất năng dụng dã" , , , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Tôi xin phơi bày tim ruột, nói rõ lòng thành, dâng lên cái kế ngu muội của tôi, chỉ sợ túc hạ không biết dùng.
3. Chỉ người có cá tính cứng cỏi trọng nghĩa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gan và mật. Chỉ sự mạnh dạn, không sợ hãi gì.

▸ Từng từ:
膽汁 đảm trấp

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như Đảm dịch .

▸ Từng từ:
膽液 đảm dịch

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước mật, màu xanh đắng, giúp việc tiêu hóa.

▸ Từng từ:
膽略 đảm lược

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không biết sợ hãi và giỏi tính toán sắp đặt.

▸ Từng từ:
膽矾 đảm phàn

đảm phàn

phồn thể

Từ điển phổ thông

phèn đen

▸ Từng từ:
卧薪嘗膽 ngọa tân thưởng đảm

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nằm gai nếm mật, chỉ ý chí báo thù ( điển Câu Tiễn phục thù ). Ta còn hiểu là sống cực khổ.

▸ Từng từ:
心驚膽戰 tâm kinh đảm chiến

Từ điển trích dẫn

1. Cực kì kinh hãi. ◇ Tây du kí 西: "Long Vương kiến thuyết, tâm kinh đảm chiến, mao cốt tủng nhiên" , , (Đệ nhị hồi) Long Vương nghe nói, khiếp đảm kinh hồn, lông tóc dựng đứng.
2. ☆ Tương tự: "bất hàn nhi lật" , "đảm chiến tâm kinh" , "tâm kinh đảm khiêu" .
3. ★ Tương phản: "diện bất cải dong" , "vô sở úy cụ" .

▸ Từng từ:
拔天大膽 bạt thiên đại đảm

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mật lớn ngất trời. Chỉ sự gan dạ vô cùng.

▸ Từng từ:
明目張膽 minh mục trương đảm

Từ điển trích dẫn

1. Gan dạ, có dũng khí, không sợ hãi, dám làm. ◇ Tấn Thư : "Kim nhật chi sự, minh mục trương đảm vi lục quân chi thủ, ninh trung thần nhi tử, bất vô lại nhi sanh" , , , (Vương Đôn truyện ).
2. Ngang ngược tàn ác, phóng túng làm càn, không kiêng nể gì hết. ◇ Tỉnh thế nhân duyên truyện : "Hậu lai dĩ cường lăng nhược, dĩ chúng bạo quả, minh mục trương đảm đích bả na hoạt nhân sát cật" , , (Đệ tam thập nhất hồi) Mai sau lấy mạnh hiếp yếu, lấy đông đè ít, ngang ngược tàn ác, ăn sống nuốt tươi.

▸ Từng từ:
潑天大膽 bát thiên đại đảm

Từ điển trích dẫn

1. Mật lớn tung trời, hình dung đảm lượng to lớn. ☆ Tương tự: "đảm đại bao thiên" . ★ Tương phản: "đảm tiểu như thử" .

▸ Từng từ:
琴心劍膽 cầm tâm kiếm đảm

Từ điển trích dẫn

1. Đánh đàn thì thấy rõ lòng cao đẹp, múa kiếm thì thấy rõ sự gan dạ. Chỉ bậc tài hoa. Cũng viết "kiếm đảm cầm tâm" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đánh đàn thì thấy rõ lòng cao đẹp, múa kiếm thì thấy rõ sự gan dạ. Chỉ bậc tài hoa.

▸ Từng từ:
臥薪嘗膽 ngọa tân thường đảm

Từ điển trích dẫn

1. Nằm gai nếm mật. § "Việt Vương Câu Tiễn" sau khi thua trận, nằm chiếu cỏ, ra vào thường nếm mật đắng để tự nhắc nhở mình đừng quên hận cũ.

▸ Từng từ: