ⓘ Xem hướng dẫn sử dụng.
- / : Bật/tắt từ điển.
- / : Bật/tắt đèn.
- / : Bật/tắt chế độ đọc báo.
- Để quay lại phần đọc báo, bấm vào:
- Mỗi lần tải trang một từ mới sẽ hiện ra.
- Dụng cụ tìm kiếm chấp nhận chữ việt, pinyin, hán.
蜀 - thục
隴蜀 lũng thục
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Đất Lũng tức tỉnh Cam Túc, đất Thục tức tỉnh Tứ Xuyên, hai vùng đất hiểm trở ở biên giới tây bắc Trung Hoa, nơi thường xảy ra nhiều trận chiến khốc liệt trong lịch sử Trung Hoa. Chỉ vùng đất nguy hiểm. Bài Văn tế trận vong tướng sĩ của Nguyễn Văn thanh có câu: » Rồi lại từ Đồ bàn Nam Ngãi lấy Phú Xuân mà thẳng tới Thăng Long, biết bao phen vũ pháo vân thê, đất Lũng Thục lăn vào nơi hiểm cố «.
▸ Từng từ: 隴 蜀
幸蜀歌 hạnh thục ca
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Tên một bài văn nôm làm theo thể Lục bát của bà Nguyễn Nhược Thị, làm chức Tiệp dư trong cung đời Tự Đức, kể lại việc kinh đô Huế thất thủ năm 1885, vua Hàm Nghi phải bỏ kinh đô mà chạy ( giống như vua Đường Huyền Tông bỏ kinh đô chạy vào đất thục ). Xem tiểu sử tác giả ở vần Nhược.
▸ Từng từ: 幸 蜀 歌
得隴望蜀 đắc lũng vọng thục
Từ điển trích dẫn
1. Tỉ dụ lòng tham không đáy, không biết thế nào là đủ. § Xem: "kí đắc Lũng, phục vọng Thục" 既得隴, 復望蜀. ◇ Hồng Lâu Mộng 紅樓夢: "Hương Lăng tiếu đạo: "Hảo cô nương, nhĩ sấn trước giá cá công phu, giáo cấp ngã tác thi bãi!" Bảo Thoa tiếu đạo: "Ngã thuyết nhĩ đắc Lũng vọng Thục ni!"" 香菱笑道: "好姑娘, 你趁著這個工夫, 教給我作詩罷!" 寶釵笑道: "我說你得隴望蜀呢" (Đệ tứ bát hồi) Hương Lăng cười nói: "Cô ơi! Nhân dịp này, cô dạy tôi làm thơ nhé!" Bảo Thoa cười nói: "Chị thật là được đất Lũng lại mong đất Thục."
▸ Từng từ: 得 隴 望 蜀
既得隴,復望蜀 kí đắc lũng, phục vọng thục
phồn thể
Từ điển trích dẫn
1. Tỉ dụ lòng tham không đáy, được voi đòi tiên. § Điển cố: ◇ Đông Quan Hán kí 東觀漢記: "Tây Thành nhược hạ, tiện khả tương binh nam kích Thục Lỗ. Nhân khổ bất tri túc, kí bình Lũng, phục vọng Thục" 西城若下, 便可將兵南擊蜀虜. 人苦不知足, 既平隴, 復望蜀 (Ngôi Hiêu Tái truyện 隗囂載傳) Nếu hạ được Tây Thành, có thể đem quân đánh Thục Lỗ. Người ta khổ tâm vì không biết thế nào là đủ, dẹp yên được Lũng Tây, lại muốn nhắm lấy đất Thục.
▸ Từng từ: 既 得 隴 , 復 望 蜀